Từ lúc mới sinh, trẻ em bắt đầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh hay mới biết đi đều thích chạm vào mọi thứ và đặt nó vào miệng. Hay có những bé rất thích nghịch nước khi đi tắm, nhún nhảy theo bài nhạc vui nhộn nào đó. Chính vì thế, các hoạt động phát triển giác quan – Sensory dành cho trẻ dưới 3 tuổi giúp kích thích 5 giác quan: xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác, thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật, tham gia các hoạt động như di màu, tạo hình trên đất nặn, tạo âm thanh bằng hộp thiếc hay chai nhựa, làm kem,….
Bạn đang xem: Sensory là gì
Hình 1: Bé tham gia hoạt động sensory: Tạo hình trên đất nặn
Vậy hoạt động phát triển giác quan Sensory là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hoạt động phát triển giác quan – Sensory là các trò chơi về cảm giác, giúp kích thích các giác quan của trẻ làm cho chúng trở nên nhạy bén hơn. Qua đó trẻ khám phá, nhận thức thế giới xung quanh tốt hơn.
Bằng cách tự do khám phá những nguyên vật liệu xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, cảm xúc, tinh thần và vận động.
Ngôn ngữ
Ở mỗi hoạt động Sensory, các cô khuyến khích trẻ tập nói bằng cách cho bé mô tả, biểu lộ ý nghĩ, nói những từ đơn giản, gắn liền với đặc điểm đồ vật. Ví dụ: Với dự án kem, các con biết thêm về từ kem, lạnh, ngọt,….
Thông qua dự án thực tế với giáo cụ trực quan, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận cũng như hiểu rõ nghĩa của từ, học nói cũng nhanh hơn.
Vận động
Khi được trải nghiệm các hoạt động giác quan như tìm đồ vật trong thùng bột mì, đậu xanh hay tạo hình bằng đất nặn,….trẻ sẽ được rèn luyện các kĩ năng vận động và phát triển khả năng phối hợp nhiều bộ phận cũng như định hướng không gian.
Xem thêm: Tencel Là Gì – Những Ưu Điểm Vượt Trội Chất Liệu Tencel
Hình 2 : Bé chơi tìm lá cây
Nhận thức
Một trong những phát triển kỹ năng nhận thức dễ nhận thấy nhờ hoạt động Sensory chính là khả năng tự đưa ra quyết định và tự giải quyết vấn đề.
Nếu bạn đưa cho trẻ một vài nguyên vật liệu kèm “rắc rối” cần giải quyết và quan sát trẻ, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy cách trẻ “làm việc”, cân nhắc và đưa ra quyết định.
Ví dụ trong trò “Bạn kẹo ơi, bạn ở đâu?” ,các bé sẽ được quan sát, cảm nhận bên trong 5 chiếc hộp chứa những nguyên vật liệu hoàn toàn khác nhau để có thể phân biệt và lên đường đi tìm các bạn kẹo xinh xắn.
Hình 3: Bé tìm kẹo
Bên cạnh đó, thông qua việc nhìn thấy trực quan các đồ vật khác nhau, bé sẽ nhận biết và ghi nhớ rõ hơn về màu sắc, hình dạng, số lượng, kích thước các đồ vật trong quá trình hoạt động và còn gọi được tên các đồ vật, dụng cụ.
Giao tiếp xã hội và xúc cảm
Các bé tham gia những hoạt động Sensory sẽ được làm quen với môi trường, đồ chơi mới và luôn thể hiện sự thích thú, bắt đầu học cách tương tác với các bạn cùng chơi.
Xem thêm: Chằm Chéo Là Gì – Cách Làm Chẩm Và Chẩm Chéo Dân Tộc Thái Tây Bắc
Sáng tạo
Đây là điều được coi là “hiển nhiên” bởi không bị gò ép, trẻ hoàn toàn ở thể tự chơi theo cách mà mình muốn. Trong trò chơi giác quan, quá trình được đánh giá cao hơn là kết quả, nói cách khác việc trẻ sử dụng các nguyên liệu như thế nào quan trọng hơn rất nhiều so với những gì trẻ làm được. Điều này ba mẹ có thể thấy rất rõ thông qua các trò chơi với đất nặn hay màu vẽ.
Chuyên mục: Hỏi Đáp