Microfiber là gi? Những tính chất của vải Microfiber và ứng dụng của loại vải này trong đời sống của con người. Cùng tìm hiểu các sản phẩm từ chất liệu vải sợi Microfiber ngay qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Microfiber là gì
Microfiber hay thường được tìm kiếm với các tên gọi vải Microfiber hay sợi Microfiber là một trong những chất liệu vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Sự ra đời của chất liệu này được xem như bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp ga gối bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Vậy Microfiber là gì? Tại sao lại được yêu thích như vậy? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!
Microfiber là gì?
Ra đời và được ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang từ những năm 50 của thế kỷ XX, hiện sợi vải Microfiber có mặt trên nhiều lĩnh vực trong đời sống từ sản xuất quần áo, giày dép tới các bộ lọc, các sản phẩm tĩnh điện và gần đây nhất là trong ngành công nghiệp chăn ga gối đệm. Sự ra đời của loại sợi tổng hợp cao cấp siêu mịn, gấp đôi so với sợi vải tơ này đã giúp cho các hãng chăn ga nổi tiếng tìm thấy chất liệu “hoàn hảo” khó thay thế.
Sợi Microfiber và vải Microfiber
Vải Microfiber hay còn gọi là vải Microtex là loại vải sợi tổng hợp có cấu trúc siêu nhỏ. Đường kính của sợi Microfiber nhỏ hơn 10 micromet và ước chừng khoảng ⅕ đường kính của một sợi tóc. Sợi Microfiber được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau nhưng có 2 thành phần phổ biến nhất đó là Polyester và Polyamide. Ngoài 2 loại chất liệu này, còn có một số chất liệu tự nhiên khác cũng được thêm vào như Cellulose hay Carbohydrate.
Lý do khiến sợi vải Microfiber được mệnh danh là chất liệu chăn ga hoàn hảo nhất hiện nay bởi sự kết hợp ưu điểm của 2 chất liệu Polyester và Polyamide. Polyester giúp sợi vải sở hữu độ cứng và độ bền cần thiết trong khi sợi Polyamide có tác dụng giúp sợi vải có độ mềm mại tự nhiên. Sự kết hợp của 2 thành phần này giúp vải Microfiber sở hữu nhiều tính nắng nổi bật như chống thấm nước, kháng khuẩn và tĩnh điện vô cùng hiệu quả.
Thành phần sợi vải Microfiber
Như đã phân tích, sợi vải Microfiber gồm 2 thành phần chính là polyester và polyamide. Trong đó, thành phần nổi trội hơn làm nên kết cấu chắc chắn của sợi Microfiber đó là tỷ lệ sợi Polyester luôn cao hơn, thường chiếm tới khoảng 80% so với thành phần Polyamide.
Tùy vào đơn vị sản xuất và nhu cầu sử dụng cho các sản phẩm khác nhau mà tỷ lệ này có thể thay đổi nhưng sợi Polyester vẫn chiếm tối thiểu 70% trong kết cấu của Microfiber. Những sản phẩm sợi Microfiber có tỷ lệ phần trăm Polyester càng lớn thì có mức giá thành càng cao. Chính bởi vậy với các sản phẩm từ sợi vải Microfiber, bạn hãy cân nhắc và kiểm tra thành phần kỹ càng để cân nhắc mức giá phù hợp trước khi mua nhé.
Lịch sử ra đời của sợi vải Microfiber
Được sản xuất lần đầu vào cuối những năm 1950 với sự xuất hiện của kỹ thuật kéo sợi nóng chảy. Tuy nhiên, lúc này sợi vải Microfiber vẫn ít được sử dụng và chưa được biết tới rộng rãi.
Khoảng 10 năm sau, loại sợi vải này đã được biết tới rộng rãi và phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản bởi một nhà khoa học, đây chính là dấu mốc quan trọng đưa sợi Microfiber trở thành vật liệu thông dụng trong ngành công nghiệp dệt may.
Các quốc gia tại châu Âu phải đến thập niên cuối cùng của thế kỷ XX mới ứng dụng rộng rãi loại vải sợi này sau khi được công bố lần đầu tại Thụy Điển năm 1990. Hiện nay sợi Microfiber đã được sử dụng thịnh hành trên toàn thế giới bởi khả năng thấm hút tốt, độ bền cao đặc biệt là đem lại cảm giác thoải mái, đồng thời là sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường sống. Sợi được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, chăn ga gối đệm hay làm sạch chuyên nghiệp.
Ưu nhược điểm của sợi vải Microfiber
Tìm hiểu Microfiber là gì, Microfiber được ra đời vào thời gian nào chắc chắn bạn sẽ muốn tìm hiểu những ưu, nhược điểm của sợi vải này để cân nhắc sử dụng các sản phẩm từ Microfiber trong cuộc sống đặc biệt là các sản phẩm chăn ga gối đệm hằng ngày trong gia đình.
Sợi vải Microfiber là loại vải sợi tổng hợp hoàn hảo bậc nhất hiện nay, bởi vậy mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội như đem lại cảm giác thoải mái, an toàn và có khả năng chống ẩm mốc cùng độ bền cao. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Ưu điểm của vải Microfiber
Đem lại cảm giác thoải mái tuyệt đối
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến sợi vải microfiber trở thành nguyên liệu hoàn hảo cho các sản phẩm chăn ga gối đệm đó là bởi cảm giác thoải mái mà chất liệu này mang lại. Các sản phẩm chăn gối được làm từ sợi vải Microfiber luôn khiến người tiêu dùng cảm thấy hài lòng và an tâm bởi khả năng chăm sóc tối đa cho giấc ngủ của bạn, giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu và thư giãn với sợi vải mềm mịn đàn hồi tốt.
Cảm giác mềm mại và thoải mái mà sản phẩm này mang lại tới từ những sợi vải có kích thước siêu nhỏ. Kích thước nhỏ khiến cho mật độ sợi vải trên các sản phẩm này được phân bố dày đặc hơn, tạo nên cảm giác êm ái ái hơn khi sử dụng. Nếu đã từng thử sử dụng qua các chất liệu vải Microfiber cho chăn ga gối chắc chắn bạn sẽ không muốn quay lại sử dụng các chất liệu cũ.
An toàn với sức khỏe & Thân thiện với môi trường
2 chất liệu chủ yếu làm nên sợi Microfiber đó là Polyester và Polyamide – Đây là 2 chất liệu hoàn toàn lành tính và an toàn với sức khỏe của con người. Chính bởi vậy lựa chọn sợi Microfiber không những đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng mà còn hoàn toàn không có tác động xấu đến cơ thể đặc biệt là làn da.
Đối với những người có bệnh da liễu hoặc có làn da quá nhạy cảm cũng nên tránh các chất liệu sợi vải thô cứng, có thể gây dị ứng hay mẩn đỏ, ngứa ngáy. Nên dùng các sản phẩm từ sợi vải Microfiber giúp ngăn chặn các hiện tượng da nhạy cảm đồng thời mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Chống ẩm mốc & Kháng khuẩn tốt
Một trong những ưu điểm nữa phù hợp với lĩnh vực may mặc hay chăn ga gối đệm của vải Microfiber đó là khả năng thấm hút nước vượt trội. Với các chất liệu khác, gia chủ có thể rất ngại công đoạn làm sạch hoặc giặt chăn ga gối bởi đây là các chất liệu dày, khó khô đặc biệt trong thời tiết nồm ẩm dễ khiến sản phẩm có mùi khó chịu.
Xem thêm: Những Sự Thật Kinh Hoàng Về Thảm Sát Holocaust Là Gì
Đối với sợi vải Microfiber, bạn hoàn toàn không gặp phải trường hợp này. Bởi các phân tử nước không thẩm thấu trực tiếp vào cấu trúc của vải mà chỉ đi vào những khoảng trống giữa các sợi. Điều này cho phép các sản phẩm từ Microfiber nhanh khô thoáng hơn gấp 3 lần so với các chất liệu thông thường khác. Sử dụng sản phẩm chăn ga từ Microfiber gia chủ yên tâm giặt và làm sạch thoải mái mà không cần lo vấn đề sản phẩm lâu khô gây mùi khó chịu.
Sợi vải Microfiber cũng là chất liệu cao cấp thường xuyên được sử dụng trong các bệnh viện bởi khả năng kháng khuẩn tốt. Nếu như các dòng vải sợi thông thường chỉ có khả năng ngăn chặn vi khuẩn từ 20 – 30 % thì sợi vải Microfiber có thể ngăn chặn tới 90% sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Chính bởi vậy sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ sợi Microfiber giúp bạn hạn chế và phòng ngừa tốt các bệnh mầm bệnh có thể sinh sôi và phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Độ bền cao hơn các loại vải thông thường
Độ bền của vải sợi thể hiện ở những tiêu chí nào? Tìm hiểu Microfiber là gì, cùng tìm hiểu những đặc tính giúp cho loại vải sợi này có tuổi thọ cao hơn so với các loại vải sợi khác nhé. Chính vì đặc đặc tính từ sợi vải mà quá trình giặt giũ chăn ga gối hay quần áo từ Microfiber không những dễ dàng mà còn không gặp phải tình trạng phai màu, biến dạng. Chính nhờ vậy mà vải còn giữ được vẻ đẹp, không nhăn nhàu theo thời gian..
Sở dĩ có được độ bền và sự chắc chắn như vậy là bởi vải Microfiber được ứng dụng kỹ thuật dệt trục dọc theo chiều ngang của khổ vải. Bởi vậy các lớp sợi dược đan vô cùng chắc chắn và chặt chẽ, rất khó để phá vỡ. Đây cũng là nguyên nhân giúp vải rất ít xảy ra tình trạng xù lông hay bay bụi vải.
Các sản phẩm khăn lau từ vải Microfiber hoàn hảo để lau các bề mặt kính, màn hình điện tử hay bề mặt sơn tĩnh điện mà không cần bụi vải khiến cho các bề mặt này trở nên kém hoàn hảo hơn. Những người bị dị ứng bụi vải hay gặp các vấn đề như viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng nên sử dụng loại vải Microfiber này bởi hoàn toàn an toàn, không hề xơ bụi vải trong quá trình sử dụng, đảm bảo tuyệt đối cho sức khỏe của người dùng.
Nhược điểm của vải Microfiber
Mặc dù có nhiều ưu thế nổi bật hơn các loại vải thông thường nhưng Microfiber cũng có một số nhược điểm thuộc về tính chất của loại vải này. Đây không phải nhược điểm quá lớn và có thể khắc phục được nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.
Khả năng thấm hút kém hơn vải cotton
Mặc dù độ bền cao do kết cấu sợi vải Microfiber vô cùng chắc chắn, tuy nhiên đây cũng vô tình trở thành nhược điểm khiến cho khả năng thấm hút của chất vải này kém hơn vải cotton. Chính bởi vậy mặc dù đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư giãn khi sử dụng nhưng nhiều gia đình vẫn ưa thích sử dụng chất liệu cotton hơn bởi khả năng thấm hút tốt.
Cảm giác nóng khi sử dụng vào mùa hè
Chính vì khả năng thấm hút có phần hạn chế nên loại vải này không được khuyên dùng vào mùa hè. Khi thời tiết nóng bức, lựa chọn các loại chăn ga gối có khả năng thấm hút và mang lại cảm giác mát lạnh như cotton sẽ thích hợp hơn. Bạn có thể lựa chọn chất liệu cotton cho mùa xuân hè và chất liệu Microfiber cho mùa thu đông là hoàn toàn hợp lý và hoàn hảo.
Ứng dụng của sợi vải Microfiber
Với những ưu điểm vượt trội như trên, sợi vải Microfiber được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ dùng may mặc và các sản phẩm chăn ga gối đệm. Cùng tìm hiểu các ứng dụng từ sợi vải Microfiber ngay dưới đây.
Ứng dụng trên sản phẩm đồ may mặc
Khác với chất liệu cotton thường được sử dụng để sản xuất các loại quần áo sử dụng hằng ngày đặc biệt là vào mùa hè bởi khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu sợi Microfiber thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm quần áo thể thao như áo quần dành cho các vận động viên xe đạp hay áo quần dành cho những người thường xuyên phải hoạt động dưới nước như đồ lót, áo tắm, quần áo bơi…
Dù không thông dụng như vải cotton và các loại vải khác, nhưng sợi vải Microfiber vẫn được xem như chất liệu không thể thiếu trong đời sống của con người, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc.
Ứng dụng trong công nghiệp chăn ga gối đệm
Chăn ga gối đệm từ sợi vải Microfiber vẫn được coi là những sản phẩm cao cấp và được săn đón nhất trên thị trường. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có thể ứng dụng và sản xuất thành công sản phẩm từ chất liệu này.
Muốn tìm mua được các sản phẩm chăn ga gối đệm từ Microfiber, gia chủ nên tìm đến những thương hiệu uy tín và lâu đời trên thị trường, điển hình như Everon. Các sản phẩm từ những thương hiệu lớn, sở hữu quy trình sản xuất nghiêm ngặt sẽ đáp ứng được yêu cầu của người dùng về chất liệu cho tới kiểu dáng và màu sắc.
Đặc biệt đối với những người không quá rành về chất liệu, bạn có thể an tâm khi mua sắm tại các thương hiệu lớn để đảm bảo sở hữu sản phẩm chất lượng, độ bền vượt trội đúng như tính chất của sợi Microfiber.
Ứng dụng trong sản xuất sản phẩm cách điện
Nhờ khả năng giữ nhiệt và tránh hút ẩm tốt, ngày nay sợi vải Microfiber còn được ứng dụng để thay thế các vật liệu cách nhiệt và các thiết bị ngoài trời. Loại vải này cũng được sử dụng trong vỏ xe ô tô để cách nhiệt và cách nước hiệu quả.
Xem thêm: Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì, Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Ứng dụng trong sản xuất phụ kiện
Chất liệu vải Microfiber cũng thường xuyên được sử dụng trong sản xuất các loại phụ kiện như ví, túi xách, giày dép, balo… khi được kết hợp cùng chất liệu da. Các sản phẩm phụ kiện từ chất liệu Microfiber thường là những sản phẩm cao cấp, khả năng nhanh khô và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Rất nhiều hãng thời trang đang sử dụng chất liệu này để tạo nên những sản phẩm được người dùng yêu thích.
Lưu ý về các vệ sinh và bảo vệ vải Microfiber
Microfiber là gì? Cách vệ sinh vải Microfiber như thế nào cho an toàn chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chăn ga gối đệm bằng chất liệu vải Microfiber nên vệ sinh như thế nào để đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của vải? Tham khảo ngay một số lưu ý quan trọng sau đây:
Vải Microfiber có thể giặt được bằng tay và bằng máy. Tuy nhiên đối với các sản phẩm chăn ga gối bạn nên giặt bằng máy để đảm bảo vải được làm sạch một cách triệt để. Các sản phẩm quần áo từ Microfiber có thể giặt được bằng tay an toàn và bình thường.Khi giặt bằng máy với các sản phẩm từ vải Microfiber, gia chủ lưu ý chỉ nên giặt khi sở hữu loại máy giặt có dung tích và kích thước vừa với chăn ga gối đệm. Nhiều loại chăn có kích thước lớn nhưng máy giặt nhà bạn lại có dung tích nhỏ, không phù hợp có thể mang ra tiệm giặt khô để làm sạch.Khi tự giặt chăn ga gối Microfiber tại nhà bằng máy giặt nên để nước mát, hoặc nước ấm không quá 45 độ C. Lưu ý nếu giặt vải bằng nước quá nóng sẽ khiến các liên kết trong sợi vải dễ đứt, khiến vải xù lông hoặc không còn giữ được nguyên vẹn hình dáng, sự phẳng phiu như ban đầu.Khi giặt bằng máy, nhiều người thường có thói quen đổ trực tiếp bột giặt lên quần áo hay chăn ga, điều này rất dễ gặp phải tình trạng vón cục bột giặt, khiến ga gối bị ảnh hưởng. Gia chủ nên sử dụng nước giặt hoặc bột giặt đã pha sẵn sau đó mới đổ lên quần áo, chăn ga.Sau khi giặt xong, các sản phẩm Microfiber cần được phơi tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để đảm bảo sợi vải không chịu tác động xấu của nhiệt. Đặc biệt hạn chế việc sấy khô sản phẩm từ chất liệu này.
Chuyên mục: Hỏi Đáp