I. PR là gì?
Pr là viết tắt của Public Relations (Quan hệ công chúng) là 1 phần của Marketing có nhiệm vụ lên kế hoạch xây dựng hình ảnh công ty giúp khách hàng có cảm tình, quan tâm đến sản phẩm, nhận thức về thương hiệu của công ty.Từ đó thay đổi hành vi khách hàng giúp tăng thị phần, doanh thu cho công ty
Nếu bạn muốn làm việc trong ngành quan hệ công chúng và có những câu hỏi thắc mắc về ngành PR như PR là gì ?, PR nghĩa là gì ?, PR thương hiệu là gì ?, PR viết tắt là gì ?, PR trên facebook là gì ?, PR online là gì? Ngành quan hệ công chúng có hot không? thì hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Pr là gì
PR là một ngành nghề ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Ngành quan hệ công chúng là một kênh truyền thông tiếp thị giúp kết nối công ty với đối tượng mục tiêu, công chúng quan tâm, hay nói dễ hiểu hơn là cộng đồng, tạo ra cái nhìn thiện cảm từ công chúng đối với công ty, tổ chức của mình qua các công cụ để thu hút sự chú ý của công chúng. Mục đích cuối cùng của Quan hệ công chúng chính là truyền thông tiếp thị tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Đây là những hiệu quả không sờ thấy được nhưng lại mang những chú ý dư luận xã hội tích cực, một hiệu ứng lâu dài và có thể coi là một nền tảng cần thiết để phát triển tổ chức đó.
II. Có 7 công cụ PR mà nếu áp dụng hợp lý, sẽ mang đến những hiệu quả đáng kể cho tổ chức của bạn. Cụ thể là:
– Community Involvement: đây là các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc các buổi hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.
– Social Investment: các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ như các hoạt động từ thiện.
– Events: tổ chức các sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ như tài trợ hoạt động thể thao hay sự kiện trưng bày sản phầm.
– Lobbying: hay còn gọi là vận động hành lang tuyên truyền, là những nổ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng ở Việt Nam đã phần nào biến chất.
– Publications: là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành những ấn phẩm, tạp chí, sách báo chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng.
– News: thực hiện thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.
– Identity media: là những công cụ nhận diện tạo nên cái riêng của công ty, tạo điểm nhấn và khác biệt với các tổ chức khác. Ví dụ như logo, slogan, hay văn hóa công ty.
Khi đã hiểu rõ những công cụ này, việc của nhân viên PR là áp dụng chúng một cách hợp lý với tình hình của tổ chức của mình cũng như những yếu tố bên ngoài khác để có thể đưa ra những chiến lược PR phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Yếu tố không thể thiếu của một nhân viên PR là khả năng thuyết phục khách hàng và nắm bắt tình hình để có thể tạo dựng được hình ảnh công ty tốt đẹp, đóng góp quan trọng cho công tác Marketing và sự phát triển của công ty.
III. Các công việc của nhân viên PR phải làm
– Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài công ty.
– Lập kế hoạch và triển khai thực hiện quảng bá hình ảnh của công ty.
– Xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông.
Xem thêm: Incentive Là Gì – Nghĩa Của Từ Incentive
– Khảo sát và nghiên cứu thị trường, phân tích thông tin, đưa ra các cơ hội/chiến lược phát triển cho sản phẩm.
– Thu nhập thông tin phản hồi từ khách hàng.
– Phụ trách viết bài PR, thông cáo báo chí, phát triển nội dung website.
– Nghiên cứu các thị trường, dự trù kinh phí các hoạt động liên quan đến truyền thông, quảng cáo hàng tháng/chiến dịch dài hạn.
IV. Những yếu tố chứng tỏ bạn phù hợp với ngành PR
1. Ưa thích các hoạt động, sự kiện
Bạn là người hướng ngoại luôn thích tham gia các hoạt động sự kiện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường với các hoạt động đội nhóm, luôn tự tin vào bản thân mình và giữ các vai trò lãnh đạo điều hướng trong các hoạt động. Đây là yếu tố đầu tiên cho thấy bạn phù hợp với ngành quan hệ công chúng.
2. Thích viết ra những ý tưởng cho các sự kiện hoặc hoạt động nào đó
Bạn có khả năng viết tốt, có thể trình bày những ý tưởng mà bạn có ra giấy một cách rõ ràng, sinh động. Bạn có sở thích xem các đoạn quảng cáo trên TV, và có những ý tưởng hay để có thể giúp cho các quảng cáo trở nên sinh động, thu hút được nhiều công chúng chú ý. Luôn có mong muốn đưa ra các ý tưởng độc đáo giúp cho các thương hiệu trở nên nổi tiếng và được nhiều công chúng biết đến. Bạn có khả năng sáng tạo các nội dung giúp cho sản phẩm hoặc thương hiệu mong muốn được trở nên hấp dẫn, sự tin tưởng của công chúng vào thương hiệu, điều đó giúp cho thương hiệu thành công hơn. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong ngành PR.
3. Nhạy cảm với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình
Để có thể làm việc và thành công trong ngành PR, một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đến đó là sự nhạy cảm với các thông tin và sự kiện đang xảy ra hàng ngày. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được các xu hướng và các vấn đề công chúng đang quan tâm. Từ đó có những kế hoạch phù hợp để có thể sáng tạo nội dung giúp lan tỏa thông điệp muốn truyền tải đến nhiều người.
4. Kỹ năng giao tiếp tốt !
Những chuyên gia PR thành công luôn là những người giao tiếp rất giỏi, họ chủ động trong các cuộc nói chuyện giúp có thể tìm hiểu được các thông tin cần thiết cho chiến dịch sẽ triển khai sắp tới. Luôn chú ý xây dựng và mở rộng mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau như giới truyền thông, báo chí, nhà sản xuât…
5 . Luôn cẩn thận và làm việc theo kế hoạch
Một trong các công việc trong ngành PR là truyền tải những thông điệp hữu ích, có lợi cho sản phẩm, thương hiệu đến với công chúng.Vệc phạm phải sai lầm trong các thông điệp truyền tải đến công chúng là điều không thể chấp nhận được. Do đó, người làm trong ngành PR phải luôn cẩn thận và làm việc theo đúng các kế hoạch, các thảo luận bàn bạc đã đề ra.
6. Có nhiều trải nghiệm và kiên định
Ngành PR Quan hệ công chúng phải làm việc với rất nhiều người và nhiều bên liên quan như phải làm việc với bên thương hiệu muốn quảng bá, làm việc với giới truyền thông. Và bạn biết rồi đấy, mỗi bên sẽ có những lý lẽ và mong muốn riêng của mình, rất khó tránh khỏi việc xung đột giữa các bên. Do đó, người làm trong ngành PR phải kiên định và mạnh mẽ để có thể thuyết phục, dung hòa và đảm bảo các bên hiểu và hợp tác cùng nhau để hướng đến một chiến dịch thành công.
7. Giảm cái tôi của mình lại
Một yếu tố đặc thù trong ngành PR đó là làm việc nhóm, điều này rất quan trọng, bạn không thể thành công nếu làm việc một mình, mà cần phải có sự giúp đỡ và hợp tác của một nhóm nhiều người mới có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Do đó, trong ngành PR vị trí nào cũng rất quan trọng, nếu bạn là chỉ muốn làm việc một mình thì không thể thành công trong ngành PR này.
Hy vọng với những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về ngành PR, các yêu cầu công việc và yếu tố để trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp.
Xem thêm: Hub Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
_____________________________
Việc làm thienmaonline.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.
Chuyên mục: Hỏi Đáp