Bạn đang xem: Disc là gì
DISC được áp dụng rộng rãi trong những lĩnh vực quản trị nhân sự, tuyển dụng, môi trường làm việc hay thậm chí là đời sống cá nhân, các nhà tuyển dụng có thể xác định được tính cách và tiềm năng của ứng viên cho công việc và các cá nhân cũng có thể phát huy được thế mạnh của mình trên con đường sự nghiệp và áp dụng DISC để đọc vị người đối diện.
Chúng ta không ít lần bắt gặp những người có tính cách đối lập nhau trong công việc: như e dè, nhút nhát đối ngược với mạnh mẽ, thống trị. Nhưng cũng có những người là tổ hợp của nhiều đặc điểm tính cách, họ tỏ ra đàn áp trong một hoàn cảnh này nhưng lại trở nên mềm dẻo và nhún nhường trong một tình huống khác. Những điều này đều có thể được giải đáp thông qua mô hình DISC và 4 nhóm tính cách điển hình.
DISC là gì?
DISC viết tắt của 4 nhóm tính cách: Dominance – Influence – Steadiness – Compliance (Sự thống trị, ảnh hưởng, kiên định và tuân thủ)
Bài kiểm tra DISC là một loại trắc nghiệm dùng để đánh giá hành vi cá nhân tập trung vào bốn đặc điểm tính cách nổi bật con người trong một khoảng thời gian nhất định: Sự thống trị (D), Ảnh hưởng (I), Sự kiên định (S), và Sự tuân thủ (C). Lý thuyết này sau đó được phát triển thành một công cụ đánh giá hành vi của nhà tâm lý học Walter Vernon Clarke. Dựa vào các nhóm tính cách này, chúng ta có thể áp dụng trong giao tiếp để biết được tính cách của người đối diện thông qua quan sát hành vi của họ, từ đó tạo được sự hiệu quả trong giao tiếp và khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và không quá khó xử.
Trắc nghiệm DISC là một trong những công cụ hữu ích nhất được các công ty và tổ chức sử dụng hiện nay. Người làm bài đánh giá sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm từ 24 đến 28 câu. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 tính từ được trích ra từ nghiên cứu ban đầu của Marston. Bằng cách hiểu được khả năng dự đoán của giao tiếp và hành vi của con người, các nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về nhân viên của mình và hướng họ đến những môi trường tiềm năng để có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân.
Nguồn gốc của DISC
Trắc nghiệm DISC được xây dựng dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston – còn được biết dưới cái tên Charles Moulton. Marston là một luật sư và một nhà tâm lý học. Ông được đào tạo tại Đại học Harvard, tốt nghiệp hạng Phi Beta Kappa và nhận bằng cử nhân vào năm 1915, bằng cử nhân luật LLB năm 1918 và bằng Tiến sĩ Tâm lý năm 1921. Sau khi giảng dạy tại Đại học Mỹ ở Washington, D.C. và Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts, năm 1929 Marston chuyển đến sinh sống tại Universal Studios ở California và bắt đầu công việc của một Giám đốc Dịch vụ Công cộng.
Ngoài việc là tác giả của sách của nhiều sách self-help, ông cùng với vợ mình, Elizabeth Holloway Marston, còn truyền cảm hứng cho việc sáng tạo ra nhân vật Wonder Woman. Đóng góp lớn nhất của Marston đối với tâm lý học là việc đưa ra bộ nhận diện về cảm xúc và hành vi của những nhóm tính cách điển hình. Sau khi tiến hành nghiên cứu về cảm xúc của con người, Marston công bố những phát hiện của mình trong cuốn sách năm 1928 với cái tên Emotions of Normal People, trong đó ông giải thích rằng mọi người thể hiện cảm xúc của họ thông qua bốn loại hành vi: Thống trị (D), Ảnh hưởng (I), Kiên định (S), và Tuân thủ (C).
Ông lập luận rằng những loại hành vi này đến từ ý thức của con người về bản thân và sự tương tác của họ với môi trường xung quanh. Marston còn đưa ra hai chiều hướng ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc của con người. Thứ nhất là việc liệu một người nhận biết được môi trường của mình là thuận lợi hay không thuận lợi. Thứ hai là liệu một người có nhận thức là mình có quyền kiểm soát hay thiếu kiểm soát đối với môi trường của mình hay không.
Mặc dù Marston đóng góp vào việc tạo ra trắc nghiệm DISC, ông không phải là người chính thức tạo ra bài trắc nghiệm này. Năm 1956, Walter Clarke, một nhà tâm lý học, đã xây dựng trắc nghiệm DISC dựa trên lý thuyết mô hình DISC của Marston. Ông đã làm điều này bằng cách đưa ra bảng Activity Vector Analysis – một danh sách các tính từ được đưa ra để yêu cầu mọi người chỉ những từ nào mô tả chính xác nhất về bản thân họ. Đánh giá này được tạo ra nhằm đem vào sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp cần hỗ trợ trong việc lựa chọn nhân viên có trình độ.
Năm 1965, Merenda, Peter F. và Clarke công bố phát hiện của nhóm về một công cụ mới trong “Journal of Clinical Psychology.” Thay vì sử dụng một danh sách kiểm tra, bài kiểm tra “Tự mô tả” này buộc người trả lời phải chọn giữa hai hoặc nhiều lựa chọn. Phân tích yếu tố của đánh giá này được thêm vào để hỗ trợ cho DISC. “Tự mô tả” đã được John Geier sử dụng để tạo Hệ thống hồ sơ cá nhân ban đầu trong những năm 1970.
DISC được sử dụng để xác định cách một cá nhân phản ứng/hành động khi phải đối phó với các vấn đề trong công việc hoặc trong cách họ giải quyết vấn đề. Mô hình DISC về hành vi của con người dựa trên 2 quan sát cơ bản về cách mọi người thường cư xử
Quan sát số 1: Một số người thường “cởi mở” hơn, trong khi số khác lại “dè dặt”. Bạn có thể nghĩ về đặc điểm này là “động cơ bên trong” hoặc “tốc độ” của mỗi người. Một số người dường như luôn sẵn sàng “đi” và “bắt tay vào việc gì” nhanh chóng. Họ khởi động động cơ của họ một cách nhanh chóng. Những người khác có xu hướng khởi động chậm hơn hoặc cẩn trọng hơn.
Quan sát # 2: Một số người có thiên hướng về “pháp trị”, trong khi những người khác có thiên hướng “nhân trị”. Bạn có thể nghĩ về đặc điểm này khi mỗi người tập trung vào bên ngoài, hay những ưu tiên bên ngoài dẫn dắt họ. Một số người tập trung vào việc hoàn thành công việc (nhiệm vụ); những người khác thông cảm hơn cho những người xung quanh và cảm xúc của họ.
Các nhóm tính cách DISC
4 nhóm tính cách DISC chính
Cũng từ việc chia ra bốn đặc điểm tính cách như trên mà trắc nghiệm DISC đưa ra bốn nhóm người cụ thể, bao gồm Nhóm người thủ lĩnh (nhóm D), Nhóm người tạo ảnh hưởng (nhóm I), Nhóm người kiên định (Nhóm S) và Nhóm người tuân thủ (nhóm C).
Mỗi cá nhân đều có đủ bốn nhóm tính cách trên, với mức độ khác nhau. Khi đọc biểu đồ DISC của một cá nhân, chúng ta sẽ chọn ra một hoặc hai nhóm chiếm phần trăm cao nhất để xác định tính cách điển hình của người đó.
Nhóm người Thủ lĩnh (Dominance)
Những người nằm ở nhóm này quan trọng kết quả hoàn thành. Họ luôn tự tin và có động lực cạnh tranh để chiến thắng hoặc đạt được thành công. Họ luôn chấp nhận thử thách và hành động tức thì để đạt được kết quả. Những người thuộc nhóm Thủ lĩnh thường được mô tả là mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, luôn tiếp cận vấn đề một cách trực tiếp. Tuy nhiên, điểm trừ của những người thuộc nhóm Thủ lĩnh là đôi khi họ bị giới hạn bởi sự vô tâm đối với người khác, thiếu kiên nhẫn và hay hoài nghi. Đôi khi họ cũng được cho là dễ bị tổn thương.
Mục tiêu của Nhóm người Thủ lĩnh:
Đạt được mục tiêu xuất sắc. Độc lập. Hướng đến những cơ hội mới. Kiểm soát những người đối diện.
Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn khi phải:
Thể hiện sự kiên nhẫn. Làm việc với tiểu tiết.
Khi giao tiếp những người thuộc nhóm Thủ lĩnh, bạn nên cho họ thấy mục đích sau cùng, giải thích ngắn gọn, không lặp lại, tránh nói chuyện không trọng tâm và tập trung vào các giải pháp thay vì vấn đề.
Những người nhóm Thủ Lĩnh thường là: Nhà phát triển, Nhà định hướng phát triển, Người truyền cảm hứng, Người làm công việc mang tính sáng tạo.
Nhóm người Tạo ảnh hưởng (Influence):
Người thuộc nhóm này chú trọng vào việc tạo ra ảnh hưởng hoặc thuyết phục người khác bằng sự cởi mở và những mối quan hệ của mình. Họ thường được mô tả là những người có sức thuyết phục, nhiệt tình, ấm áp, luôn lạc quan và có niềm tin vào người khác. Phong cách làm việc của họ luôn thể hiện sự hợp tác và nhiệt tình. Những người Tạo ảnh hưởng thường được thúc đẩy bởi sự công nhận xã hội (hoặc một nhóm người trong xã hội), vào những hoạt động nhóm và sự phát triển các mối quan hệ. Chính vì vậy mà họ sẽ sợ bị mất sự ảnh hưởng, bị từ chối hoặc bị bỏ qua. Những người thuộc nhóm Tạo ảnh hưởng có thể bị giới hạn bởi việc bốc đồng hoặc thiếu tổ chức.
Mục tiêu của Nhóm người Tạo ảnh hưởng:
Đạt được chiến thắng bằng sự tinh tế. Có tình bạn tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc. Có uy tín trong cộng đồng hoặc đạt được sự nổi tiếng.
Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn khi phải:
Nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn. Tập trung trong thời gian dài. Bị kiểm soát.
Khi giao tiếp với những người thuộc nhóm Tạo ảnh hưởng, bạn nên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình cho họ, cho phép họ có thời gian đặt câu hỏi và nói chuyện. Bạn cũng nên tập trung vào các mặt tích cực, không đưa ra quá nhiều chi tiết không cần thiết và không làm gián đoạn mạch chuyện.
Những người nhóm Tạo ảnh hưởng thường là: Người quảng bá, Người thuyết phục, Thẩm định viên.
Nhóm người Kiên định (Steadiness)
Những người thuộc nhóm này thường chú trọng vào sự hợp tác, chân thành, tin cậy. Họ thường tìm động lực thúc đẩy từ sự cộng tác, phối hợp, đánh giá chân thành và hướng đến duy trì sự ổn định. Những người Kiên Định thường được mô tả là bình tĩnh, kiên nhẫn, có thể lường trước sự việc, ổn định và nhất quán. Họ cũng có thể bị giới hạn bởi sự thiếu quyết đoán, sợ thay đổi, sợ sự mất ổn định và bị xúc phạm. Tuy nhiên, bạn có thể tin tưởng vào giá trị trung thành và sự đảm bảo của những người Kiên Định.
Mục tiêu của Nhóm người Kiên định:
Đạt được thành tích cá nhân. Đạt được sự ủng hộ của một nhóm người. Làm việc trong môi trường được kiểm soát và không có nhiều sự thay đổi.
Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn khi phải:
Thích ứng với môi trường luôn thay đổi hoặc những mục tiêu được đặt ra không rõ ràng. Phải làm nhiều việc cùng một lúc. Phải cạnh tranh/đối đầu với người khác.
Khi giao tiếp những người thuộc nhóm Kiên định, bạn nên thể hiện sự quan tâm của bạn với họ, đồng thời cho họ thấy những gì bạn mong đợi từ họ.
Những người Kiên định thường là: Chuyên gia, Nhân viên điều tra
Nhóm người Tuân thủ (Compliance)
Những người thuộc nhóm Tuân thủ này thường chú trọng vào chất lượng và độ chính xác, chuyên môn, năng lực cá nhân. Họ thường tìm thấy động lực từ những cơ hội để đạt được kiến thức, những cơ hội giúp họ thể hiện được chuyên môn cá nhân và tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Người Tuân thủ để ý đến độ chính xác trong công việc, họ luôn muốn duy trì sự ổn định trong công việc. Những người Tuân thủ cũng thường được được mô tả là người cẩn thận, thận trọng, làm việc có hệ thống, chính xác, lịch sự và biết cách ngoại giao. Tuy nhiên, họ có thể bị giới hạn bởi việc bị quá tải, bản thân bị cô lập, những lời chỉ trích và mắc sai lầm.
Mục tiêu của những người Tuân thủ là:
Có quy trình làm việc khách quan, đạt độ chính xác cao. Phong thái ổn định và tin cậy. Có kiến thức và chuyên môn. Phát triển cá nhân.
Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn khi phải:
Bỏ dở công việc. Phải thỏa hiệp vì lợi ích của cả nhóm. Tham gia các sự kiện xã hội. Phải đưa ra quyết định nhanh chóng.
Khi giao tiếp với những người Tuân thủ, bạn nên hãy tập trung vào các sự kiện và chi tiết, giảm thiểu ngôn ngữ cảm xúc và sự thiếu kiên nhẫn.
Những người Tuân thủ thường là: Nhà tư tưởng khách quan, Người cầu toàn, Người nghiên cứu.
12 nhóm tính cách DISC kết hợp
Hệ thống DISC của Marston bắt đầu với bốn điểm về tính cách: Sự thống trị (D), Ảnh hưởng (I), Sự kiên định (S) và Tuân thủ (C). Khi làm bài test DISC, bạn có thể định nghĩa nhóm tính cách của bản thân thông qua 1 hoặc 2 trong số những đặc điểm phù hợp với bạn nhất. Bạn cũng có thể cụ thể hơn bằng cách xác định những đặc điểm nào biểu hiện rõ nhất trong hành vi của bạn thông qua 12 loại kết hợp nhóm tính cách dưới đây:
Người Thách thức (DC):
Kiểu người này không thích gây rối. Những người có sự kết hợp này được thúc đẩy, thích hoàn thành công việc và quyết đoán – mặc dù đôi khi họ cũng được xem là vô cảm, lãnh đạm hoặc xa cách. Đó là vì họ cảm thấy thoải mái nhất ở vị trí thống lĩnh, dẫn dắt đội nhóm hoặc là một giọng nói có sức ảnh hưởng.
Người Chiến thắng (D):
Đây chính xác là người anh em họ của Người thách thức. Họ là kiểu người thống trị, người đưa ra quyết định ngay từ đầu – luôn tập trung, truyền cảm hứng, họ có thể là một nhà lãnh đạo xuất chúng và là những người đòi hỏi kết quả hơn là dành thời gian làm các công việc hàng ngày.
Người Tìm kiếm (DI):
Người Tìm kiếm là những người tiên phong. Họ hạnh phúc khi đi theo con đường khó khăn để thành công nếu điều đó có nghĩa là tạo ra các quy trình và ý tưởng có lợi hơn. Họ cảm thấy thất vọng khi nghỉ ngơi trên chiến thắng của mình và sẽ thúc đẩy các đồng nghiệp của mình sáng tạo những ý tưởng mới trong công việc.
Người Chấp nhận rủi ro (ID):
Người Chấp nhận rủi ro cũng vậy, tràn đầy những ý tưởng mới và bước nhảy vọt táo bạo về phía trước. Họ có thể ít tìm kiếm một vị trí quyền lực, điều đó có nghĩa là họ sẽ khám phá những ý tưởng đó trong số các cấp bậc của họ ở mức cơ bản.
Người Nhiệt tình (I):
Đây chính là mẫu người mà mọi người đều yêu thích – người quan tâm nhiều đến các thực thể tồn tại trong thực tế hơn là các suy nghĩ, hay cảm xúc bên trong, hay còn gọi là tuýp người extravert. Họ có niềm đam mê dễ lan truyền và có thể tái tạo năng lượng tinh thần trong một phòng họp mệt mỏi.
Người Bạn (IS):
Mặt khác, tuýp người này luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với các đồng nghiệp của mình. Sự nhiệt tình của họ thể hiện thông qua sự hỗ trợ về tình cảm và nghề nghiệp cho người khác. Họ tự tin, nhận thức và dễ gần, và làm việc tại trung tâm xã hội của đội nhóm.
Người Cộng tác (SI):
Người Cộng tác mang mọi người lại với nhau. Khả năng đồng cảm và kỹ năng lắng nghe khiến họ trở thành người lý tưởng để tập hợp các nhóm và các đơn vị làm việc để hoạt động tốt với nhau.
Người hòa giải (S):
Nếu bạn thuộc điểm Kiên định của la bàn DISC, bạn có thể là người được tin tưởng để kết nối đồng đội của mình và thu hẹp khoảng cách giữa cấp quản lý và lực lượng lao động.
Kỹ thuật viên (SC):
Kỹ thuật viên không nhất thiết phải giỏi về công nghệ, mặc dù họ rất logic và hiểu được các hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Người làm nền tảng (CS):
Đây là một tuýp người đáng tin cậy, người tránh được xung đột nhưng không trốn tránh trách nhiệm.
Xem thêm: Support Là Gì – Nghĩa Của Từ Support Trong Tiếng Việt
Xem thêm: Tải Game Offline Cho Pc – #1 Download Game Offline Hay Cho Pc
Nhà phân tích (C):
Nếu bạn là một Nhà phân tích, bạn sẽ rất dễ dàng bị quyến rũ bởi các chi tiết. Bạn có thể thấy mình quên hết đi thời gian và môi trường xung quanh trên con đường dẫn đến sự hoàn hảo!
Người cầu toàn (CD):
Người cầu toàn có định hướng khá chi tiết và rất quyết đoán, một sự kết hợp mạnh mẽ nhưng khó mà chịu đựng được 1 trong 2 đặc điểm này.
Cách đọc biểu đồ DISC
3 loại biểu đồ DISC
Người làm trắc nghiệm DISC sẽ nhận được một bộ ba biểu đồ kết quả. Mỗi một biểu đồ mô tả một mặt cụ thể của người làm trắc nghiệm. Ba biểu đồ của trắc nghiệm DISC cho biết mức độ của bốn đặc điểm khác nhau của một người, bao gồm Sự thống trị (D), Ảnh hưởng (I), Sự kiên định (S), và Sự tuân thủ (C). Bốn điểm trên biểu đồ được kết nối bằng các đường để thiết lập một “hình dạng” nhất định ứng với một loại tính cách. Ba biểu đồ có thể gần giống nhau hoặc khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể có liên quan. Các hệ thống DISC khác nhau sử dụng các tiêu đề khác nhau cho ba biểu đồ này và thứ tự của chúng cũng có thể thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác. Tuy nhiên, ý nghĩa của mỗi loại biểu đồ vẫn không đổi.
Biểu đồ nội
Biểu đồ này mô tả tính cách “bên trong” của một người và cách họ thể hiện bản thân khi họ cảm thấy thoải mái (khi ở trong vùng thoải mái – comfort zone). Biểu đồ này cũng có thể chỉ ra khi nào một người cảm thấy bị áp lực, khi nào bản thân họ bị hạn chế.
Biểu đồ ngoại
Rất ít người có cách thể hiện nhất quán trong nhiều trường hợp đa dạng, thay vào đó, họ thích nghi bản thân với môi trường trong từng tình huống cụ thể hoặc theo yêu cầu của người khác. Biểu đồ ngoại cho thấy hành vi mà cá nhân thể hiện để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của họ. Do vậy biểu đồ này có thể thay đổi theo thời gian, theo môi trường của một người hoặc bị tác động bởi những sự kiện lớn như thay đổi công việc, chuyển nhà, v.v.
Biểu đồ tóm tắt
Trong khi biểu đồ nội và ngoại cung cấp những thông tin có giá trị về thái độ và nhận thức của một người thì trên thực tế, hành vi của một người hiếm khi hoàn toàn dựa trên một trong hai những cách tiếp cận nội ngoại trên. Do đó biểu đồ tóm tắt sẽ tổng hợp thông tin từ hai biểu đồ trên để đưa ra quan điểm về hành vi thực tế mà một người sẽ thực hiện.
Cách đọc biểu đồ DISC
Trước khi nhìn vào những biểu đồ, hãy đọc biểu đồ Phong cách tự nhiên của bạn nằm phía bên tay phải trước. Biểu đồ này mô tả xu hướng cư xử theo tự nhiên của bạn trong điều kiện không căng thẳng. Để đọc được biểu đồ này, hãy bắt đầu với thanh màu đỏ “D” ở bên trái và kết thúc bằng thanh màu xanh “C” ở bên phải. Mỗi thanh màu có một ý nghĩa được mô tả một cách ngắn gọn. Điểm trên 50 được xem là cao trong phong cách hành vi. Điểm dưới 50 là thấp. Điểm số của bạn cao hay thấp cho thấy mức độ mạnh mẽ mà bạn biểu lộ đặc tính đó như thế nào. Nếu điểm số nằm ở giữa, điều đó có nghĩa là phong cách của bạn trong hạng mục đó có xu hướng vừa phải. Nếu không có số điểm chính xác nào, phong cách cá nhân của bạn là sự pha trộn độc đáo giữa D, I, S và C.
Biểu đồ Thích nghi và biểu đồ Tự nhiên Thanh màu đỏ D là viết tắt của Thống lĩnh. Điểm D cao có xu hướng trực tiếp, mạnh mẽ, định hướng thách thức và táo bạo. Điểm D thấp có xu hướng không đối đầu, không quá sôi nổi, hợp tác và dễ chịu. Cảm xúc liên quan đến điểm D cao là sự tức giận. Hillary Clinton và Donald Trump là những người nổi tiếng có điểm D cao. Thanh màu vàng I là viết tắt của Ảnh hưởng. Điểm I cao có xu hướng nhiệt tình, thuyết phục, hoạt ngôn và tin tưởng. Điểm I thấp có xu hướng phản ánh, hoài nghi, có căn cứ và thực tế. Cảm xúc liên quan đến điểm I cao là sự lạc quan. Bill Clinton và Oprah Winfrey là những người có điểm I cao. Thanh màu xanh lá S là viết tắt của Kiên định. Điểm S cao có xu hướng ổn định, kiên nhẫn, dễ đoán và bình tĩnh. Điểm S thấp có xu hướng thay đổi định hướng, linh hoạt, không ngừng nghỉ và thiếu kiên nhẫn. Cảm xúc liên quan đến điểm S cao là sự lãnh đạm – họ không dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình. Điểm S cao nổi tiếng là Đức Mẹ Teresa và Gandhi. Thanh màu xanh dương C là viết tắt của Tuân thủ. Điểm C cao có xu hướng phân tích, thận trọng, chính xác và định hướng chi tiết. Điểm C thấp có xu hướng độc lập, không có hệ thống, cứng đầu, không quan tâm đến các chi tiết và tuân theo luật lệ. Cảm xúc liên quan đến điểm C cao là nỗi sợ hãi. C cao nổi tiếng là Al Gore và Hermione trong truyện Harry Potter.
Biểu đồ Tự nhiên so với biểu đồ Thích nghi
Phong cách tự nhiên nằm ở bên phải và mô tả cách bạn biểu lộ theo xu hướng tự nhiên. Phong cách thích nghi nằm ở bên trái và mô tả cách bạn điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nếu bạn thấy một sự khác biệt lớn giữa điểm số trong biểu đồ kiểu tự nhiên và thích nghi của mình, điều đó cho thấy rằng bạn có thể cảm thấy căng thẳng do sự thích ứng này. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là tự đặt ra câu hỏi: Nguồn gốc của sự căng thẳng này là gì? Làm cách nào để bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng này? Giả sử trong trường hợp là một sinh viên, bạn phải tuân theo các quy tắc và quy định nhất định để tốt nghiệp. Do đó, nhiều sinh viên thích ứng với điểm C (Tuân thủ) của họ cao hơn trong lớp học. Đôi khi, để đạt được kết quả mong muốn, chúng ta phải biết thích nghi và linh hoạt với hoàn cảnh cụ thể.
Tầm quan trọng của DISC trong công việc và cuộc sống
Ứng dụng DISC trong công việc
Trong cạnh tranh tuyển dụng
Trắc nghiệm DISC được sử dụng rộng rãi trong tuyển dụng. Sử dụng trắc nghiệm DISC cho phép các công ty hiểu rõ hơn về tính cách và điểm mạnh/yếu của một cá nhân, đặc biệt là cách mà họ sẽ phản ứng lại khi gặp phải thử thách, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề để từ đó lựa chọn ứng viên cho vị trí phù hợp. Không chỉ có lợi với nhà tuyển dụng, biểu đồ DISC cũng là thông tin mà những người làm quản lý nên nắm. DISC giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về nhân viên của mình cũng như hiểu được điểm mạnh và yếu của mỗi cá nhân. Cũng chính vì lý do này mà các tổ chức ngân hàng thường dựa trên DISC để nắm được hiệu suất của từng cá nhân trong công việc cụ thể của họ. Biểu đồ DISC còn giúp nhà quản lý đưa ra những chiến lược làm việc trong team của mình để đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, dù là làm việc đơn lẻ hay làm việc nhóm.
Trong quản trị nhân sự
Nhiều doanh nghiệp và tổ chức sử dụng DISC như một công cụ trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Ví dụ, một văn phòng nha khoa đã sử dụng DISC như một phương pháp nổi bật để từng team làm việc hiệu quả hơn. Người quản lý nhờ đó mà có thể theo dõi quá trình và hiệu suất làm việc của từng cá nhân, điều gì thúc đẩy cá nhân đó phát triển (cũng như những gì làm người đó bị áp lực). Họ có vốn từ vựng được dùng chung và không phán xét để thảo luận về các vấn đề và viễn cảnh tốt hơn của văn hóa nơi công sở mà họ mong muốn. Một văn phòng có thể có một không gian riêng biệt (Workplace) hoặc hồ sơ năng lực kinh điển (Classic Profile). Nếu họ thực sự cam kết để phát triển việc kinh doanh, tất cả họ có thể đảm nhận Công việc của các Nhà lãnh đạo (Work of Leaders).
Một ví dụ khác là từ một công ty xây dựng. Bất cứ khi nào một người mới được thuê, nhân viên đó được yêu cầu làm hồ sơ năng lực. Hồ sơ được chia sẻ và quá trình định hướng và đào tạo được đẩy nhanh. Nhân viên kế toán mới có thể biết rằng ông chủ thuộc nhóm Người có sự ảnh hưởng (I) và có xu hướng đánh giá mọi người bởi sự cởi mở, kỹ năng xã hội và sự nhiệt tình của họ. Và ông chủ có thể biết rằng anh nhân viên kế toán mới thuộc nhóm Người tuân thủ (C) và quan tâm nhiều hơn đến các quy trình khách quan và chính xác. Họ sẽ cùng nhau nhận định rằng mỗi đặc điểm này là cần thiết, mang lại sự linh hoạt và chuyên sâu cho tổ chức. Mỗi người sẽ có những hiểu biết sâu sắc về cách họ muốn điều chỉnh phong cách làm việc trực tiếp với nhau. Một công ty bất động sản xác định rằng các bên trung gian của mình cần được đào tạo để đạt được hiệu suất cao trong việc bán hàng. Họ sử dụng DISC để giúp các bên trung gian và nhân viên hành chính của họ tìm hiểu về cách đọc vị phong cách mua hàng của khách hàng. Họ học cách điều chỉnh các phong cách bán hàng của riêng mình để giải quyết những nhu cầu mối quan hệ khách hàng hoặc các phản ứng trước một yêu cầu hay các áp lực nào đó. Sự thăng tiến trong công việc cũng thường là một lý do mà một tổ chức chọn sử dụng DISC. Trở thành người quản lý mới hoặc quản lý một nhóm mới có thể là một trải nghiệm khá áp lực, DISC có thể giúp bạn nhanh chóng tìm hiểu về phong cách quản lý của riêng mình.
Trong quản lý và thúc đẩy năng lực cá nhân
Ví dụ về một kết quả có thể xảy ra cho biểu đồ DISC Thấp về phần Thống trị: tuýp người sẽ muốn người khác giải quyết vấn đề và đưa ra hành động. Cá nhân này sẽ là người thận trọng, gián tiếp, kiên nhẫn, một người biết lắng nghe – những phẩm chất rất tốt. Cao về phần Ảnh hưởng: tuýp người muốn ở gần mọi người, thiết lập mối quan hệ nhanh chóng và hướng ngoại. Vì họ tập trung hơn vào con người, kết quả và nhiệm vụ chi tiết có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể thấy tại sao những người có thứ hạng cao về Sự ảnh hưởng sẽ phối hợp tuyệt vời với mọi người trong công việc. Nếu bạn là nhân vật trọng tâm trong nghề nghiệp của mình, bạn có thể sẽ rất vui với kết quả này. Một khi bạn có kết quả DISC, bạn có thể biến chúng thành lợi thế của mình bằng cách lấy một phần kết quả và đưa vào sơ yếu lý lịch. Điều này sẽ cho thấy những điểm mạnh cụ thể mà bạn có và thúc đẩy khả năng phát huy lợi thế của bạn.
Ứng dụng DISC trong cuộc sống
Trong giao tiếp
Công cụ đắc lực trong môi trường tuyển dụng cạnh tranh
Những điều hữu ích bạn có thể áp dụng khi giao tiếp với bốn nhóm tính cách điển hình của DISC Giao tiếp với nhóm có điểm D cao
Đừng lan man hoặc lãng phí thời gian của họ. Tiếp tục làm nhiệm vụ của mình Hãy rõ ràng, cụ thể và đi thẳng vào vấn đề. Đừng cố gắng xây dựng các mối quan hệ cá nhân hoặc nói chuyện phiếm. Hãy chuẩn bị với tất cả các mục tiêu và yêu cầu một cách có tổ chức. Trình bày vấn đề một cách logic; lập kế hoạch trình bày một cách hiệu quả. Cung cấp các lựa chọn và giải pháp thay thế để họ có thể tự đưa ra quyết định. Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của họ, hãy tập trung vào sự thực chứ không phải chỉ trích tính cách của họ.
Giao tiếp với nhóm có điểm I cao
Nói và hỏi về ý tưởng và mục tiêu của họ. Lập kế hoạch tương tác và hỗ trợ các mục tiêu và ý tưởng của họ. Dành thời gian cho việc liên kết và giao tiếp xã hội. Đừng hướng đến sự thực, số liệu và lựa chọn thay thế. Giúp họ trở nên có tổ chức và chi tiết trong các văn bản. Đừng bắt họ lựa chọn. Cung cấp ý tưởng để thực hiện. Cung cấp lời chứng thực từ những người mà họ thấy là quan trọng hoặc nổi bật. Khích lệ sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của họ.
Giao tiếp với nhóm có điểm S cao
Đừng lao đầu vào kinh doanh hoặc các kế hoạch một cách vội vã. Thể hiện sự quan tâm chân thành đối với họ như mọi người. Thu hút các mục tiêu cá nhân và mối ngăn trở chóng của họ. Đừng buộc họ phải trả lời nhanh. Trình bày trường hợp của bạn một cách hợp lý, đừng đe dọa hoặc dài dòng. Xua tan bầu không khí bối rối với những câu hỏi cá nhân. Đặt câu hỏi cụ thể (Làm thế nào?) Đừng ngắt lời khi họ nói, lắng nghe một cách cẩn thận. Quan tâm đến cảm giác cá nhân của họ nếu tình huống có tác động đáng kể.
Giao tiếp với nhóm có điểm C cao
Hãy thẳng thắn và trực tiếp. Hãy nhận thấy rằng họ có thể không thoải mái khi giao tiếp trong 1 nhóm lớn. Hỏi họ xem họ có nhận thấy vấn đề giống như bạn không. Cung cấp cho họ thông tin và thời gian họ cần để đưa ra quyết định. Đừng quá trịnh trọng, sơ sài, hoặc quá cá nhân. Xây dựng uy tín bằng cách xem xét từng khía cạnh của vấn đề. Đừng buộc họ đưa ra một quyết định nhanh chóng. Hãy rõ ràng về những kỳ vọng và deadline. Nếu bạn không đồng ý với họ, hãy chứng minh bằng dữ liệu và sự thực hoặc lời chứng thực từ các nguồn đáng tin cậy.
Kết luận
Tuy DISC không hề đơn giản, nhưng nó đem lại nhiều lợi ích trong tuyển dụng và quản lý nhân sự. Đặc biệt cá nhân có thể áp dụng những thông tin hữu ích từ biểu đồ DISC vào chính môi trường làm việc thực tế của mình để nâng cao hiệu quả làm việc. Thông qua việc đọc vị tính cách của đồng nghiệp, đối tác, cộng sự, các cá nhân có thể đưa ra cách ứng xử và giao tiếp phù hợp và linh hoạt để quá trình và các mục tiêu của mình trong công việc đạt được một cách suôn sẻ và thuận lợi.
Chuyên mục: Hỏi Đáp