Chức danh là gì? Chức vụ là gì? Hiệu trưởng là chức danh hay là chức vụ? Là công chức hay viên chức? Phân biệt giữa công chức và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Bạn đang xem: Chức danh là gì
Trong xã hội trước kia đều mặc nhận giáo viên tại các trường học là công chức, viên chức và hiệu trưởng thì thường được coi là công chức. Tuy nhiên, xét về bản chất giáo dục là một ngành dịch vụ đặc biệt, hiện nay xuất hiện nhiều trường học dân lập, tư thục,… vậy thì đội ngũ giáo viên trong trường và đặc biệt là hiệu trưởng có còn là công chức, viên chức nữa không?
Luật sư tư vấn pháp luật về chức danh, chức vụ hiệu trưởng: 1900.6568
Hiệu trưởng nhà trường, với vị thế, vai trò trong công tác quản lý nhưng không phải là người thực thi chức năng quản lý của nhà nước thì có được xem là công chức hay không? Vậy nên, vẫn còn khá nhiều người bị nhầm lẫn và thắc mắc rằng hiệu trưởng một trường có là cán bộ, công chức, viên chức không, hiệu trưởng được xem là chức danh hay chức vụ? Để giải đáp vấn đề này dưới đây là bài phân tích về vấn đề “Hiệu trưởng là chức danh hay là chức vụ? Là công chức hay viên chức?”.
Đầu tiên để biết hiệu trưởng xem là chức danh hay chức vụ ta cần biết được khái niệm của chức danh và chức vụ như sau:
1. Chức danh là gì?
Chức danh là sự ghi nhận cho người có một vị trí được các tổ chức hợp pháp như tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – chính trị, tổ chức nghề nghiệp, …. công nhận và giữ một bổn phận nhất định. Ví dụ: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, dược sĩ, kỹ sư, ….
2. Chức vụ là gì?
Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.
3. Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Từ khái niệm trên, đặt cụ thể vào vấn đề cần phân tích hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ thì ta có thể hiểu như sau: trong một trường học thì giáo viên chắc chắn là chức danh nhưng nếu giáo viên ấy lại làm hiệu trưởng thì “hiệu trưởng” đó là chức vụ. Vậy nên, thực tế cũng không thể tách rời riêng biệt giữa chức danh với chức vụ hoàn toàn với một nghề nghiệp cụ thể.
Tóm lại, nếu trong một trường học mà hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Còn nếu hiệu trưởng tại một trường ngoài tư cách, chức vụ “hiệu trưởng” nhưng vẫn tham gia giảng dạy một số tiết học thì có thể hiệu trưởng ở đây vừa là chức danh vừa là chức vụ.
4. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?
Dựa theo Điều 2 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm (có ký kết hợp đồng làm việc) để làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP có quy định cụ thể hơn về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập và nêu khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là đơn vị do tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và quản lý theo quy định pháp luật. Là đơn vị nằm trong tổ chức chính trị – xã hội nên được hoạt động một trong các lĩnh vực sau: giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, lao động, thương binh xã hội, du lịch, truyền thông,…. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Một đơn vị hoạt động với kinh phí được ngân sách nhà nước cấp và thuộc tổng cục, cục, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; các cấp chính quyền địa phương (gồm: tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy,…; ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh).
Công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trên và là người giữ các vị trí làm việc được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng quản lý nhà nước.
Xem thêm: Download Hdd Regenerator 2011
Do đó, hiệu trưởng của một trường là công chức phụ thuộc vào việc trường đó có được xem là một đơn vị sự nghiệp nhà nước như đã phân tích trên hay không. Nếu hiệu trưởng của trường công lập được nhà nước cấp kinh phí và thực hiện tự chủ – đơn vị sự nghiệp công lập là công chức, còn hiệu trưởng các đơn vị dân lập hay tư thục – không phải đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải công chức.
Vậy nên, để xác định rõ hiệu trưởng của một trường là công chức hay viên chức quản lý cần căn cứ vào quyết định thành lập trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập và quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng của cơ quan có thẩm quyền.
Tóm lại, hiện nay hiệu trưởng của trường là đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Tuy nhiên việc để hiệu trưởng theo ngạch công chức đang có điểm bất cập cho những ai có ý định phấn đấu làm hiệu trưởng.
Do giáo viên ở các trường công lập – tại đơn vị sự nghiệp công lập được bổ nhiệm lên chức hiệu trưởng thì sẽ chuyển từ ngạch viên chức sang công chức. Hiện nay, việc thực hiện chuyển xếp hiệu trưởng sang công chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ và chi trả chế độ. Cụ thể, trong trường là đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là trường công), nếu từ giáo viên lên chức mà xếp chuyển hiệu trưởng từ viên chức sang công chức thì hiệu trưởng chỉ được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp công vụ 25 %, mà lại mất đi chế độ phụ cấp ưu đã và phụ cấp thâm niên nhà giáo. Điều này gây ra thiệt đối với hiệu trưởng vì mức lương tại các cơ sở giáo dục sẽ thấp hơn so với giáo viên.
Như vậy, hiệu trưởng tại các trường công lập vừa làm nhiệm vụ chuyên môn (giảng dạy như giáo viên) và vừa làm nhiệm vụ lãnh đạo (quản lý nhà trường) nhưng xếp vào ngạch công chức và lương bị giảm xuống so với giáo viên thì việc vừa phải gánh vác chức trách mà chế độ lại giảm thì gây tâm lý không thoải mái cho các hiệu trưởng.
Nhận thấy bất cập nói trên, Bộ Nội vụ sẽ có đề xuất mong muốn thay đổi luật, Bộ đang lấy ý kiến hoàn thiện và dự kiến trình lên Chính phủ để xem xét, cho ý kiến vào hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức. Có thể có thay đổi, thì dự kiến áp dụng vào năm 2020, có nghĩa khi đó hiệu trưởng các trường là đơn vị sự nghiệp công lập thay vì là công chức như hiện nay sẽ chuyển sang viên chức quản lý; từ đó, hiệu trưởng sẽ được hưởng lương và các chế độ như viên chức.
Trên đây là bài viết của Luật Dương gia về vấn đề: Hiệu trưởng là chức danh hay là chức vụ? Là công chức hay viên chức?. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp. Một số dịch vụ mà công ty cung cấp trong lĩnh vực Luật công chức, viên chức như sau:
5. Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em có thắc mắc sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Em muốn hỏi hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo đó, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, Điều 11 Nghị định nêu trên như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Công chức là người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Xem thêm: Qc Là Gì – Qa Là Gì Sự Khác Nhau Giữa Qa Và Qc
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường là công chức nếu nhà trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chuyên mục: Hỏi Đáp