Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên(CTV) là một nghề mà người làm việc tự do không có trong danh sách nhân viên chính thức của công ty, dự án hay cơ quan tổ chức tuyển dụng họ. CTV được trả thù lao theo công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện dự án. Công việc cộng tác viên không nhất thiết phải đến công ty làm việc có thể làm việc tại nhà , làm việc lúc rảnh rỗi, không bị ràng buộc. Hiện nay cộng tác viêc chủ yếu là bán hàng online
Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên là làm gì?
CTV sẽ làm công việc theo phân công của công ty, theo khả năng và trình độ chuyên môn mà CTV có thể đáp ứng được. Ngoài ra, CTV sẽ hỗ trợ hoặc làm việc với những thành viên khác trong nhóm để thực hiện dự án. Vị trí này khá phù hợp với sinh viên, những người có chuyên môn cao muốn kiếm thêm thu nhập.
Bạn đang xem: Ctv là gì
Phần lớn hợp đồng CTV được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó bên thuê dịch vụ là nơi nhận CTV làm việc và CTV chính là bên cung ứng dịch vụ. Theo đó, CTV được hưởng quyền lợi, đồng thời tuân thủ quy định, quy chế làm việc của công ty. Mặc khác, khi doanh nghiệp tuyển dụng dưới hình thức CTV thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo hợp đồng lao động và dựa vào thời hạn ký kết mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
QA là gì?
Công việc của cộng tác viên bán hàng online
– Nghiên cứu về sản phẩm của công ty/ cửa hàng mà mình sẽ làm cộng tác viên
– Suy nghĩ, tìm hiểu cách thức giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng một cách phù hợp nhất
– Đăng bài giới thiệu sản phẩm trên các kênh online( fb, insta, youtube, zalo…)
– Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng
– Tổng hợp các đơn hàng cho chủ cửa hàng/công ty và ship hàng theo yêu cầu
– Báo cáo tiến độ, tình hình bán hàng cho của cửa hàng/công ty
Lợi ích khi tham gia công tác viên
Kiếm thêm thu nhập, cải thiện vấn đề tài chính:
vấn đề này là đương nhiên, vì khi có ý định làm CTV, chắc chắn bạn nào cũng sẽ mong muốn mình kiếm thêm được một khoản thu nhập tuy nhỏ, nhưng cũng giúp ích cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
Trau dồi kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm làm việc :
CTV là bạn sẽ phải làm các công việc của 1 nhân viên chính thức, chỉ khác là thời gian làm việc ngắn hơn, hoặc linh động hơn. Khi đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với quản lý và nhân viên chính thức, và bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ. Hay trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình trải nghiệm, tìm tòi cách giải quyết công việc, và bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, trau dồi kĩ năng từ đó.
Khám phá công việc mới:
Có thể bạn học một ngành, nhưng bạn lại mong muốn biết thêm một công việc khác với những gì bạn đang học thì làm CTV là một lựa chọn khá hợp lý.
Được cọ sát với môi trường làm việc:
Ngày nay, với sự hòa nhập kinh tế, môi trường làm việc cũng ngày càng đa dạng hơn. Khi làm CTV, bạn sẽ có cơ hội được tham gia. cọ sát với môi trường làm việc đó.
Sáng tạo, phát triển bản thân:
Bằng sự năng động, sáng tạo khi tham gia vào công việc, bạn sẽ ngày càng phát triển hơn các khả năng làm việc của mình, đây là một cơ hội giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.
Xem thêm: Sửa Lỗi Error Loading Media
Cơ hội tuyển dụng:
Khi làm CTV tốt, rất có thể bạn sẽ được nhận làm nhân viên chính thức của công ty (doanh nghiệp) khi ra trường (và có thể được hưởng một mức lương cao ngay khi mới làm nhân viên chính thức). Ngoài ra, khi làm CTV các bạn sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, và biết đâu chính những mối quan hệ đó sẽ giúp các bạn có được một công việc tốt sau này. Hay, sau khi ra trường, bạn sẽ có một bản giới thiệu về bản thân và công việc đã trải nghiệm thật hoàn hảo.
Agency là gì?
Những kỹ năng cần có của một cộng tác viên
Chịu khó học hỏi
Thử đặt bạn vào vị trí của nhà tuyển dụng, các tổ chức hay các doanh nghiệp, bạn thích tuyển một người chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, tìm hiểu ngọn nguồn, gốc rễ các vấn đề, có kiến thức chuyên sâu nhiều hơn hay một người chỉ cần đáp ứng công việc, không thích tìm tòi nhiều hơn. Đó là lý do giải thích tại sao nhà tuyển dụng lại thích tuyển những cộng tác viên chăm chỉ và chịu khó học hỏi, tìm tòi. Các bạn hãy cùng tham khảo thêm kỹ năng học và tự học để dễ dàng thực hiện cho mình công việc học tập, trau dồi kiến thức và đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc nhé.
Trách nhiệm với công việc
Trong một nhóm, tiến độ công việc của một thành viên bị chậm có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả nhóm. Vì thế mà một người làm cộng tác viên phải luôn đề cao trách nhiệm với công việc, hoàn thành công việc được giao càng sớm càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công việc. Các bạn cũng có thể tìm hiểu kỹ năng tổ chức công việc để dễ dàng lên kế hoạch và sắp xếp, xử lý công việc hợp lý hơn.
Đừng ngại đưa ra các ý kiến, đóng góp cho các thành viên cũng như lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để phát triển và hoàn thiện bản thân tốt hơn, có được kỹ năng mềm này chắc chắn sự nghiệp công việc trong tương lai của bạn sẽ tiến xa.
Xây dựng niềm tin
Thành công lớn nhất đối với một cộng tác viên mà nói có lẽ là xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của đồng nghiệp cũng như quản lý tại môi trường làm việc. Hãy tạo cho mình thói quen quản lý thời gian, sắp xếp công việc, hoàn thành tốt các công việc được giao để xây dựng niềm tin từ mọi người.
Xem thêm: Hs Code Là Gì – Tầm Quan Trọng Của Hs Code
Mở rộng các mối quan hệ
Bằng cách làm quen, mở rộng các mối quan hệ của bạn với các anh chị, những người có nhiều kinh nghiệm trong công ty. Khi gặp khó khăn trong công việc, họ có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề đấy, thậm chí khi có các cơ hội việc làm họ sẽ không bỏ quên bạn. Vì vậy đừng quên bắt đầu xây dựng các mối quan hệ từ ngay bây giờ nhé. Nếu các bạn chưa hiểu về Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ thì hoàn toàn có thể tham khảo chi tiết để ứng dụng cho nhu cầu của bản thân để tạo dựng những mối quan hệ hợp lý nhất.
Chuyên mục: Hỏi Đáp