Fiber là một trong những nguyên nhân chính khiến thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho bạn. Vậy fiber là gì? Fiber chính là chất xơ có trong thực vật.
Bạn đang xem: Fiber là gì
Các bằng chứng khoa học được công bố ngày một nhiều hơn đã chứng minh rằng chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi tiêu thụ ở một lượng cân đối.
Fiber là gì?
Nhiều lợi ích trong số này được hình thành gián tiếp từ hệ vi sinh đường ruột – hàng triệu vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa con người.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chất xơ đều được hình thành giống nhau. Mỗi loại chất xơ lại có tác động khác nhau đối với sức khỏe.
TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA FIBER TRONG THỰC PHẨM
Nói một cách đơn giản, chất xơ có tên khoa học đầy đủ dietary fiber là một carbohydrate không tiêu hóa được có trong thực phẩm. Chất xơ được chia thành hai loại dựa trên độ hòa tan trong nước:
– Chất xơ hòa tan: Tan trong nước và có thể được chuyển hóa bởi vi khuẩn “có lợi” trong ruột.
– Chất xơ không hòa tan: Không hòa tan trong nước.
Ngoài ra, có có một cách khác để phân loại chất xơ là lên men so với không lên men, tương ứng với việc liệu vi khuẩn đường ruột có lợi có thể chuyển hóa được chất xơ đó hay không.
Một điều quan trọng cần được lưu ý là có rất nhiều loại chất xơ khác nhau. Một số chúng có các lợi ích sức khỏe quan trọng, trong khi những loại chất xơ khác phàn lớn là không có tác dụng gì.
Bên cạnh đó, các chất xơ hòa tan và không hòa tan cũng thường không tách biệt rõ ràng. Một số chất xơ không hòa tan có thể được tiêu hóa bởi các vi khuẩn có lợi trong ruột, và hầu hết tất cả các thực phẩm đều có chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Các cơ quan y tế thường khuyến cáo rằng cả nam giới và phụ nữ nên ăn tương ứng khoảng 38 và 25 gam chất xơ mỗi ngày.
FIBER LÀ NGUỒN THỨC ĂN CÓ LỢI CHO CÁC VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
Fiber là nguồn thức ăn cho vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn sống trong cơ thể con người nhiều hơn các tế bào cơ thể theo tỷ lệ 10/1. Vi khuẩn thường sống trên da, trong miệng và mũi, nhưng phần lớn sống trong ruột, chủ yếu là ruột già.
Có khoảng 500 loài vi khuẩn khác nhau sống trong ruột, tổng cộng khoảng 100 nghìn tỷ tế bào. Những vi khuẩn đường ruột này còn được gọi là hệ thực vật đường ruột.
Xem thêm: Gmat Là Gì – Cấu Trúc Bài Thi Gmat Như Thế Nào
Tuy nhiên, điều này không hề có hại. Trên thực tế, có một mối quan hệ cùng có lợi giữa người và một số vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa của người.
Co thể cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn và môi trường sống an toàn cho vi khuẩn. Đổi lại, vi khuẩn giải quyết một số vấn đề mà cơ thể con người không thể tự làm được.
Bạn cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn và môi trường sống an toàn cho vi khuẩn. Đổi lại, họ chăm sóc một số thứ mà cơ thể con người không thể tự làm được.
Trong số rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, một số chúng rất quan trọng cho các vấn đề sức khỏe khác nhau như cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu, chức năng miễn dịch và thậm chí là các chức năng não.
Bạn có thể sẽ thấy băn khoăn điều này có liên quan gì với chất xơ. Cũng giống như bất kỳ sinh vật nào khác, vi khuẩn cần “ăn” để có năng lượng giúp chúng tồn tại và hoạt động.
Vấn đề là hầu hết các chất carb, protein và chất béo được hấp thu vào máu trước khi chúng đến ruột già, do vậy không còn lại nhiều chất dinh dưỡng cho hệ thực vật đường ruột.
Đây là lúc chất xơ phát huy tác dụng. Tế bào người không có enzyme để tiêu hóa chất xơ, vì vậy khi vào đến ruột già, chúng tương đối không thay đổi. Tuy nhiên, vi khuẩn đường ruột có các enzym tiêu hóa nhiều loại chất xơ này.
Đây là lý do chính quyết định vì sao chất xơ lại quan trọng đến vậy đối với sức khỏe con người. Chất xơ nuôi sống các vi khuẩn “có lợi” trong ruột, tương tự như các prebiotics. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột “có lợi” tác động tích cực đến sức khỏe.
Vi khuẩn có ích tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm các axit béo chuỗi ngắn như acetate, propionate và butyrate, trong đó butyrate là quan trọng nhất.
Ăn nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe
Các axit béo chuỗi ngắn này sau đó trở thành nguồn thức ăn cho các tế bào trong đại tràng, nhờ vậy giảm viêm ruột và cải thiện các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Khi các vi khuẩn lên men chất xơ sẽ sản sinh ra khí. Đây là lý do gải thích tại sao chế độ ăn nhiều chất xơ có thể gây ra đầy hơi và khó chịu ở một số người. Những tác dụng phụ này thường biến mất theo thời gian sau khi cơ thể tự điều chỉnh.
Xem thêm: 0866 Là Mạng Gì – đầu Số 086, 088, 089 Là Của Mạng Nào
KẾT LUẬN
Trong chế độ ăn hàng ngày, việc tiêu thụ đủ lượng chất xơ hòa tan, chất xơ lên men là rất quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung bởi khi vào cơ thể các chât xơ này sẽ tối ưu hóa chức năng của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp tăng cường đề kháng và đẩy lùi một số bệnh tật.
Chuyên mục: Hỏi Đáp