Máy ảnh DSLR là gì? Cơ chế hoạt động của nó ra sao?Máy ảnh Mirrorless (Hay máy ảnh không gương lật) là gì? Nó khác gì so với DSLR?So sánh ưu, nhược điểm của DSLR và Mirrorless?Chọn mua DSLR hay Mirrorless?

Nào chúng ta cùng bắt đầu nha!

1. Máy ảnh DSLR là gì? Cơ chế hoạt động của nó ra sao?

Máy ảnh DSLR là gì?

DSLR là viết tắt của “Digital Single Lens Reflex”. Hiểu một cách đơn giản, DSLR là máy ảnh kỹ thuật số sử dụng cơ chế gương phản xạ để phản chiếu ánh sáng vào kính ngắm quang học (đây là nơi bạn nhìn thấy hình ảnh bạn sắp chụp) hoặc để ánh sáng đi vào cảm biến ảnh khi gương phản xạ lật lên (hay nói cách khác là đưa gương ra khỏi đường đi của ánh sáng vào cảm biến ảnh)

Nói qua thì nghe có vẻ khó hiểu nhỉ? Nhưng không sao, bên dưới mình sẽ giải thích cụ thể hơn.

Bạn đang xem: Dslr là gì

Cơ chế hoạt động của máy ảnh DSLR

Nhìn ảnh bên dưới để biết được cấu tạo cơ bản của DSLR:

*

Chú thích:

Ống kínhGương lật hay gương phản xạ. Gọi nó là gương lật vì nó có thể lật lên để ánh sáng đi vào cảm biến hoặc đứng chắn để ánh sáng đi vào hệ thống kính ngắm quang họcMàn trậpCảm biến ảnhMàn hình tập trungThấu kính hội tụLăng kính ngũ giác (Gọi đúng tên của nó phải là: “pentaprism”)Ống ngắm hay thị kính

Cơ chế hoạt động cụ thể như sau:

Khi gương lật chưa lật lên (Nó vẫn cản đường đi của ánh sáng vào cảm biến): Ánh sáng của vật bạn muốn chụp truyền qua ống kính (1) gặp gương phản xạ (2) đi vào lăng kính ngũ giác (7) trải qua một quá trình chuyển đổi ánh sáng đi vào thị kính (8). Lúc này khi nhìn vào thị kính bạn sẽ xem được chính xác những gì bạn muốn chụpKhi bạn muốn chụp ảnh: Gương phản xạ sẽ lật lên, màn trập (3) cũng mở ra, ánh sáng được đưa vào cảm biến ảnh (4). Màn trập vẫn mở để ánh sáng đi vào, khi nào cảm biến ảnh nhận đủ ánh sáng nó sẽ đóng lại, gương phản xạ lại quay trở về vị trí ban đầu để tiếp tục truyền ánh sáng vào thị kính

Tất nhiên quá trình chưa dừng lại ở đó, còn rất nhiều khâu xử lý ảnh phức tạp xảy ra sau đó nữa. Bộ xử lý sẽ lấy thông tin từ cảm biến ảnh, chuyển nó thành một định dạng thích hợp rồi lưu nó vào thẻ nhớ. Toàn bộ quá trình bên trên mất rất ít thời gian. Hiện nay một DSLR chuyên nghiệp có thể thực hiện toàn bộ quy trình này hơn 11 lần chỉ trong 1 giây!

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn nữa về DSLR hãy tham khảo một bài viết bằng Tiếng Anh tại Wikipedia

2. Máy ảnh Mirrorless là gì? Cách hoạt động ra sao?

Máy ảnh Mirrorless hay máy ảnh không gương lật là gì?

Bạn hãy nhìn ảnh so sánh này:

*

Toàn bộ ký hiệu trong ảnh vẫn như hình trên, chỉ thêm (9) là Kính ngắm điện tử

Mình chắc chắn bạn đã nhận ra sự khác biệt nằm ở đâu. Nhưng nếu hỏi bạn cái quan trọng nhất nằm ở đâu? Bạn sẽ trả lời sao? Nếu câu trả lời là: Gương phản xạ hay gương lật thì đúng rồi đó!

Máy ảnh Mirrorless không có gương lật, ánh sáng được truyền trực tiếp vào cảm biến do vậy nó sử dụng kính ngắm điện tử thay vì kính ngắm quang học như DSLR. Giờ bạn đã hiểu tại sao nó lại được gọi với cái tên máy ảnh không gương lật chưa?

Cơ chế hoạt động của máy ảnh không gương lật

Xét về mặt cơ học loại máy ảnh này đơn giản hơn rất nhiều khi so với DSLR. Ánh sáng của vật cần chụp đi qua ống kính (1), qua màn trập (3) vào thẳng trong cảm biến ảnh (4).

Xem thêm: Thị Thực Là Gì – Có Bao Nhiêu Loại Thị Thực

Kính ngắm điện tử sẽ lấy thông tin từ cảm biến ảnh và hiển thị hình ảnh khi bạn nhìn vào. Bình thường màn trập (3) vẫn mở, nó chỉ đóng lại khi kết thúc quá trình phơi sáng.

Xem thêm: Nhận Diện Tæ°á»›ng ä‘àn ông Gia Trưởng Là Gì

3. So sánh máy ảnh DSLR và Mirrorless

*

Theo ý kiến riêng của cá nhân mình: Mirrorless sẽ là tương lai của máy ảnh chuyên nghiệp, nó sẽ ngày càng phổ biến và lấn át dần những chiếc DSLR. Điều quan trọng là bao giờ điều đó xảy ra thôi!

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và so sánh ưu, nhược điểm giữa DSLR và Mirrorless:

Hạn chế của máy ảnh DSLR

Do sự phụ thuộc của DSLR vào hệ thống kính ngắm quang học nên nó có vài nhược điểm sau:

Kích thước và trọng lượng lớn

Do cần khoảng không gian để chứa hệ thống lăng kính và gương phản xạ nên DSLR luôn có phần thân rộng hơn cùng một phần đầu nhô ra. Chính điều này làm tăng kích thước của máy lên khá nhiều so với Mirrorless. Và điều tất yếu là: Nhiều thứ hơn thì sẽ nặng hơn!

Sự phức tạp trong cấu trúc cơ khí

Do hoạt động lật lên lật xuống của gương phản xạ, DSLR sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

Tiếng ồn và rung do gương chuyển động:

Phải nói là khi chiếc gương này di chuyển nó tạo ra tiếng ồn khá khó chịu (màn trập di chuyển êm hơn rất nhiều). Nhưng nếu chỉ ồn không thì cũng chưa phải vấn đề gì lớn, gây rung máy mới là thứ phiền toái nhất. Rung máy có thể gây ra vấn đề lớn khi bạn chụp ở tiêu cự dài hay tốc độ màn trập chậm. Các nhà sản xuất đã cố gắng cải thiện điều này bằng các chế độ như: “Quiet” của Nikon hay tính năng “Mirror Lock-Up” và “Exposure Delay” để phơi sáng được thực hiện sau khi gương được nhấc lên sau một khoảng trễ nhất định. Tuy vậy đây vẫn là một nhược điểm không thể loại bỏ hoàn toàn!

Không khí di chuyển trong buồng máy ảnh và kết quả là bụi trên cảm biến

Khi gương di chuyển, không khí trong buồng máy sẽ di chuyển theo. Điều này sẽ cuốn bụi vào và kết quả cuối cùng là tất cả đống bụi này sẽ đọng lại trên cảm biến ảnh. Có thể bạn sẽ nói rằng: Chiếc gương này chắn bụi mới đúng chứ? Xét về mặt nào đó thì điều này đúng. Tuy nhiên mình nhận thấy rằng lượng bụi của bất kỳ máy DSLR nào đều nhiều hơn so với Mirrorless!

Giới hạn tốc độ chụp

Một chiếc máy ảnh DSLR chuyên nghiệp ngày nay có thể chụp được khoảng 11 tấm hình trong 1 giây. Nếu hiểu theo nghĩa đen tức là gương phản xả phải lật đi lật lại 11 lần trong một giây cùng với việc phải đóng mở màn trập cùng lúc nữa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp