Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.17 KB, 106 trang )

1Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oTr­êng ®¹i häc vinhCAO THỊ THÙY NHUNGĐINH THỊ DUNGĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN VÀ TẠP VĂNCỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊNLUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂNCHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌCMÃ SỐ: 60.22.32Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m tuÊn vòNGHỆ AN – 20152MỤC LỤC1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các phươngtiện nghe nhìn kéo theo sự suy giảm của văn hóa đọc. Các tác phẩm văn họckhông còn vị trí độc tôn trong sự tìm tòi tri thức và giải trí nghệ thuật nhưtrước. Đứng trước yêu cầu của thời đại, nền văn học nói chung và văn họcViệt Nam nói riêng đã có những cách tân đáng kể về hệ thống thể loại để phù
hợp với nhu cầu nhận thức và thẩm mĩ của thời đại. Trong những thể loạiđược sử dụng nhiều hiện nay có tạp văn, tản văn.Trần Hoàng Nhân (“Thời của tản văn, tạp bút”, nld.com.vn) gọi thời đạinày là “thời của tản văn, tạp bút”. Do sức ép của khối lượng công việc bận rộnnên độc giả ít có thời gian cho những cuốn tiểu thuyết dài hơi. Người đọchôm nay thường tìm đến những thể loại có khả năng đáp ứng những nhu cầuđọc nhanh như truyện ngắn, truyện cực ngắn (truyện mini), tạp văn, bút ký…Những thể loại này có dung lượng ngắn, dễ đọc, thường hướng tới phản ánhnhững vấn đề mang tính thời sự bằng ngôn ngữ vừa có đặc tính của ngôn ngữvăn chương vừa có đặc tính của ngôn ngữ báo chí.1.2. Đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin vànhịp sống hiện đại, tạp văn, tản văn trở thành những loại văn bản có ưu thếbởi tính chất ngắn gọn, có thể chớp được một suy nghĩ, một khoảnh khắc suytư, một thoáng liên tưởng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Nhờ vậy, nódễ dàng tiếp cận người đọc trên phương diện cảm xúc cũng như nhu cầuthông tin. Đặc biệt, các tờ báo thường dành riêng một mục để đăng tạp văn,tản văn thường kì như: Người lao động, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổitrẻ, Thanh niên, Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị,… Nhiều báo không chuyên vềvăn chương khác cũng in tạp văn và tản văn. Đây thật sự là mảnh đất màu mỡcho nhiều nhà văn. Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, TạDuy Anh, Mạc Can, Đỗ Trung Quân, Lê Giang, Huỳnh Như Phương được in2báo trước khi xuất bản thành sách. Không chỉ xuất hiện dày đặc trên các báovà các trang mạng cá nhân, những năm gần đây tạp văn, tản văn được xuấtbản khá ồ ạt, có chất lượng và được người đọc đón nhận nồng nhiệt. Trongnhững năm vừa qua, đã xuất hiện rất nhiều tác giả vốn là những người ngoạiđạo nhưng viết nhiều tập tạp văn, tản văn gây được tiếng vang. Họa sĩ ĐỗPhấn từng làm say lòng người với những bức tranh sắc nét, luôn nhận mình là
tay ngang là kẻ nghiệp dư khi đến với văn chương, nay lần lượt trình làng văncác tập tạp văn: Chuyện vãn trước gương (2005), Ông ngoại hay cười(2011),… khiến những người chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ. Nữ đạodiễn Việt Linh từng nổi tiếng với bộ phim Bóng tối quyến rũ nay lại trình làngvới các cuốn tạp văn, tạp bút: Chuyện mình, chuyện người (2008), Chuyện vàtruyện (2012). Hay dịch giả Lý Lan hơn mười năm trước đã làm mê hoặc độcgiả Việt với Harry Porte nay trải lòng mình với Ở ngưỡng cửa cuộc đời. Vănhọc Việt Nam đang được mùa tạp văn, tản văn.1.3. Sự nở rộ của tạp văn, tản văn những năm đầu thế kỷ XXI là mộthiện tượng văn học rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên trong lịch sử dường như chưabao giờ tạp văn, tản văn trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu. Hiện chưacó một nghiên cứu nào tổng quát về tạp văn, tản văn. Trước thực tế đó, chúngtôi nghĩ cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, sâusắc hơn. Đến với tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, chúng tôi yêu thíchcái hài hước dí dỏm, bình dị của người viết, sức đọc rộng, uyên thâm, cáchtrích dẫn theo lối “nói có sách mách có chứng” với thái độ cầm bút nghiêmtúc. Các tác phẩm thể hiện rất rõ ý định của chính tác giả là nhận diện tâmtính của người Việt đương đại thông qua việc khảo sát thế giới những đồ vậtquen thuộc hằng ngày và các hiện tượng xã hội. Thông thường, nhà nghiêncứu có khuynh hướng khảo sát các sự kiện lớn hay các nhân vật quan trọng đểđi đến kết luận, nhưng Nguyễn Vĩnh Nguyên thì khác, anh nhìn tâm tínhngười Việt qua sinh hoạt thường nhật, những sự kiện nhỏ lẻ, vụn vặt và quenthuộc tưởng như không có gì đáng để ý. Và khác với nhiều nhà nghiên cứu3trước đó, thường trầm trọng hóa vấn đề với những ngôn từ nặng nề trong phêphán, nặng nề đến gây phản cảm thì Nguyễn Vĩnh Nguyên ngược lại rất nhẹnhõm và dí dỏm. Chính điều này đã kéo độc giả ở lại với trang sách của tácgiả, theo dõi nó đến dòng cuối cùng.

Bạn đang xem: Tản văn là gì

ghép những suy nghĩ và cảm nghĩ của chính Nguyễn Vĩnh Nguyên về cuộcsống xã hội và con người Việt Nam. Sao mà không thú vị được khi mà cáihành vi “ngậm tăm” sau buổi ăn của người dân Việt Nam, tác giả đã tạo ramột bài viết dài 10 trang theo khổ sách bình thường mà không hề khô khanhay đầy rẫy trích dẫn của cá tài liệu nghiên cứu, mà lại khá gần gũi và dễthấm! Cũng cái hành động “ngậm tăm” ấy mà hệ quả dẫn đến thái độ sống,hành xử “ngậm tăm” trong một số đại bộ phận không nhỏ của người dân nướcnhà. Tác giả đã khiến người đọc phải vừa đọc vừa dừng lại suy nghĩ, thẩmthấu và hiểu. Cái hay ở tập sách này nằm ở chỗ, nó giúp chúng ta nhìn nhậnlại một số các sự việc, sự kiện, cách hành xử, thái độ sống mà chúng ta chorằng rất đỗi bình thường. Từ bài viết về xã hội của những chiếc Tivi, khi mànhững bộ phim truyền hình giải trí của thập niên 90 đã ảnh hưởng đến lối sinhhoạt, cuộc sống của con người Việt Nam như thế nào và rồi trong xã hội hiệnđại này, chiếc Tivi một phần nào đó thể hiện sự cô đơn của con người ViệtNam hiện đại, bật Tivi chỉ để nghe thấy tiếng người bởi “…Em thì ngủ còntivi thì vẫn nói suốt đêm”. Ở đâu đó trong tác phẩm là những hoài niệm vềnhững ký ức không dừng lại với tình yêu dành cho những chiếc bookmark,cho văn hoá đọc và những cuộc tình trong kỷ niệm. Hay những trăn trở rấtriêng về một cái tết truyền thống, một cách nhìn lại cách sống của mỗi ngườitrong những ngày lễ hội. Nguyễn Vĩnh Nguyên còn có một bài khá dài đểluận về cà phê cóc và thói quen uống cà phê của người Việt Nam, qua đó thểhiện rõ một nét văn hoá dân dã của hình thức thưởng thức cà phê này và đómới là một điểm cốt yếu quan trọng, cà phê chất lượng như thế nào đôi khikhông phải là điều tiên quyết như trong những tranh luận của Trung Nguyênvà Starbuck dạo trước đây. Phải nói trong tập sách này, tôi thích nhất bài viếtvề Việt Nam và văn hoá xe máy, với những ghi chép tham chiếu thú vị từnhững nhà báo nước ngoài và cảm nhận riêng của tác giả. Bài viết đã chỉ ramột nét văn hoá tất yếu của con người Việt Nam và cuộc sống găn slieenf vớichiếc xe máy. Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng không quên báo động về sự lạc
6quan tếu của những bài báo tung hô Việt Nam là đất nước hạnh phúc hay sựquan ngại về vai trò và sự đấu tranh của tri thức trong thời đại thông tin bùngnổ như hiện nay. Có một bài viết thu hút sự chú ý của tôi nhiều nhất là bàiviết về sự đọc và viết mà qua đó Nguyễn Vĩnh Nguyên nêu rõ vai trò quantrọng của người đọc, nhiệm vụ của người viết và mối liên hệ với các tác phẩmmình viết ra qua đó nhấn mạnh những gì một nhà văn cần và phải làm để tácphẩm của mình được người đọc công nhận chứ không phải viết ra vì giảithưởng rồi sau đó nếu không được giải thì lên báo làm om xòm cả lên. Bàiviết này còn làm tôi suy nghĩ nhiều về những gì mình đã và đang đọc, nó làđộng lực thôi thúc để tôi đi tiếp đến cái tận cùng của những tác phẩm văn họcvà suy nghĩ về cúng nhiều hơn nữa”.Tuy nhiên, tất cả những bài viết trên đây mới chỉ là những nhận xétkhái quát, chủ yếu dừng lại những cảm nhận mà chưa nghiên cứu một cách hệthống về cuốn tản văn Tivi, xe máy, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và nhữngthứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta. Và theo chúngtôi biết, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểuhai tác phẩm này.Vì thế, luận văn của chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận một cách có hệthống về tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm củahai cuốn tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng vànhững thứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta với mongmuốn đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm. Góp phần làm rõ đặcđiểm tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung vàhình thức nghệ thuật. Qua đó, thấy được nét riêng đặc sắc của tạp văn, tản vănNguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh toàn cảnh của tạp văn, tản văn đương đại.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên hai phương
diện: nội dung và hình thức nghệ thuật.73.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của đề tài trước hết là hai tác phẩm: tản văn Tivi,xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác; tạpvăn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta. Ngoài ra chúng tôi cũng thamkhảo nhiều tác phẩm tạp văn của nhiều tác giả khác trong văn học Việt Namđương đại để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Nguyễn Ngọc Tư, Lý Lan,Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Nhật Ánh, Dạ Ngân, NguyênNgọc, Nguyễn Khải, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn ViệtHà,…4. Nhiệm vụ nghiên cứu1. Tìm hiểu tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranhchung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đại.2. Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn VĩnhNguyên trên phương diện nội dung.3. Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn VĩnhNguyên trên phương diện hình thức.5. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp,trong đó chủ yếu là:- Phương pháp cấu trúc – hệ thống.- Phương pháp so sánh – đối chiếu.- Phương pháp thống kê – phân loại.- Phương pháp phân tích – tổng hợp.6. Đóng góp của luận vănĐây là công trình khảo sát một cách tập trung về đặc điểm tạp văn vàtản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên cơ sở đối chiếu với tạp văn, tản văn
của các tác giả khác. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho nhữngcông trình nghiên cứu tiếp theo về tạp văn nói chung, tạp văn Nguyễn Vĩnh8Nguyên nói riêng. Từ đó hiểu hơn về giá trị thể loại đã góp phần làm nên têntuổi của nhà văn.7. Cấu trúc của luận vănNgoài Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được trển khai trong 3 chương:Chương 1. Tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranhchung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đạiChương 2. Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên vềphương diện nội dungChương 3. Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên vềphương diện hình thức9Chương 1TẠP VĂN, TẢN VĂN NGUYỄN VĨNH NGUYÊN TRONG BỨC TRANH CHUNGCỦA TẠP VĂN, TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI1.1. Khái niệm tạp văn và tản văn1.1.1. Khái niệm tạp vănĐến nay cả người sáng tác và bạn đọc đều không xa lạ với thể loại tạpvăn. Chúng ta có thể tìm đọc tạp văn ở trên bất cứ tờ báo nào, của nhiều tácgiả, thậm chí đã có không ít những tuyển tập tác phẩm xác định hẳn tên thểloại là “tạp văn”. Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ khoa học, cho đếnnay, đây vẫn là khái niệm chưa được minh định rõ ràng.
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Tạp văn là những áng văn tiểuphẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứvăn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánhvà bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội” .Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin) địnhnghĩa đơn giản như sau: “Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn” .Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin) giảithích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùybút” .Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng) viết: “Tạp văn là loạivăn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài bình luậnngắn, tiểu phẩm, tùy bút … .Có một số tác giả xếp tạp văn thành một dạng nhỏ của tản văn như ĐỗHải Ninh (trong bài viết Ký trên hành trình đổi mới) hay Hoàng Phê (trongcuốn Đại từ điển tiếng Việt) hay Trương Chính trong lời giới thiệu về tạp văncủa Lỗ Tấn trong Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Văn học năm 1963: “Xét về nguồngốc và phong cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thứctản văn trong văn học cổ điển Trung Quốc” .10Tác giả Hoàng Ngọc Hiến xem tạp văn là một thể loại của thể loạiký, trong cuốn sách Năm bài giảng về thể loại, ông viết: “trong nghiêncứu văn học Việt nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để gọitên một thể loại văn học bao gồm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: bút ký, hồiký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm(et-xe) …” .Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhànghiên cứu và cả đội ngũ sáng tác đều chưa thể “khoanh vùng” chính xáccho thể loại này. Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự
phong phú, đa dạng trong nội dung và hình thức phản ánh của thể loạinày. Chúng tôi cho rằng, khởi nguồn, tạp văn chỉ là một thể văn nhỏ,không được xem trọng trong văn học Trung Quốc. Nhưng dần dần, donhu cầu phản ánh đời sống, nhu cầu bộc lộ của người sáng tác và nhu cầuđọc của độc giả, tạp văn trở thành thể loại thịnh hành, phổ biến với rấtnhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Và cùng với quá trình mở rộngphạm vi một cách rất “tự nhiên” ấy, nội hàm khái niệm ngày càng khóxác định thống nhất.1.1.2. Khái niệm tản vănTừ điển tiếng Việt định nghĩa: 1. Văn xuôi. 2. Loại văn gồm các thểký và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch

.Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: Tản văn, văn xuôi khôngcó vần

.Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử chủ biên,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.246-247, 1999>, mục tản văn viết: nghĩađen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xácđịnh, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trongnghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tácphẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết,11truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu phẩm,chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm cácloại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại hình văn họcngang với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàmrộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấulẫn các thể văn xuôi khác như thư, hịch, cáo…Tăn văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị
luận, miêu tả phong cách, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống của tảnvăn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phứctạp, nhân vật hoàn chỉnh. Điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của cáchiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn Kinh, truyện, từ, tậpnhư Mạnh Tử, Tả truyện, Sử ký, các bài kí như Đào hoa nguyên kí của ĐàoUyên Minh, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, thư, phú, văn như Điếu cổ chiếntrường của Lý Hoa, Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, minh luận. Trongvăn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, vănchính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học”.1.1.3. Ưu thế của tạp văn, tản vănTồn tại bên cạnh những thể loại văn học đã có nhiều thành tựu, tạpvăn, tản văn sẽ không thể phát triển nếu trong bản thân nó không có đượcnhững ưu thế riêng. Từ đó đặt ra một yêu cầu là cần đi sâu tìm hiểu những đặctrưng của tạp văn, tản văn trên cơ sở đó thấy được sức sống nội tại mạnh mẽ,khó có thể thay thế của thể loại này trong vườn hoa văn học dân tộc.Có thể thấy, ưu thế của tạp văn trước hết nằm ở tính chất ngắn gọn củanó. Trong đời sống ngày nay, con người bị lôi cuốn vào nhiều hoạt động. Dođó, văn chương muốn đi vào đời sống phải ngắn gọn, dễ đọc. So với việc đọcmột cuốn tiểu thuyết dày cộm thì đọc tạp văn, tản văn mất ít thời gian hơn.Người ta có thể tiếp thu một cách liền mạch, đọc một hơi không nghỉ. Vớidung lượng ngắn, tạp văn, tản văn dễ kích thích khả năng liên tưởng, suy nghĩ12của người đọc, do đó cũng dễ để đi vào lòng người đọc hơn bất cứ thể loạinào khác.Không những thế, tạp văn, tản văn còn là một thể loại cơ động, linhhoạt trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinhđộng và tươi mới nhất. Nó có thể chớp lấy một ý nghĩ, một khoảnh khắc suy
tư, một thoáng liên tưởng độc đáo bất ngờ của người viết trước hiện thựcmuôn hình vạn trạng của đời sống thường nhật.Nội dung của tạp văn, tản văn khá phong phú, đa dạng, nhiều khi liênquan đến các vấn đề chính trị xã hội, mang tính chính luận sâu sắc, nhưngcũng có lúc lại là những đoản thiên giàu chất trữ tình. Các nhà văn có thể khithì dựng lên những bức tranh rộng lớn của cuộc sống, miêu tả từng sự việc,khi thì chỉ thể hiện những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi lại là sự tranhluận trực tiếp về những vấn đề nào đó trong đời sống. Nói chung, thể loại nàycho phép tác giả linh hoạt. Ngay trong cùng một bài tạp văn, người viết có thểvừa phản ánh hiện tại, vừa ngược dòng thời gian hồi tưởng quá khứ, vừa miêutả, vừa suy tưởng, tranh luận, đề xuất những kiến giải riêng.Tạp văn, tản văn có thể là những áng văn giàu chất trữ tình, cũng cóthể thiên về chính luận nhưng đặc tính quan trọng của nó là luôn công khaibộc lộ quan điểm, thái độ nhất định của người viết. Đây là thể loại mang đậmdấu ấn cá nhân của tác giả. Mạc Ngôn quan niệm rằng: nhà văn khi đã viếttruyện, tiểu thuyết, thường phải làm ra vẻ chững chạc hoặc thần bí, độc giả rấtkhó nhìn thấy bộ mặt thật của anh ta thông qua cuốn truyện. Song đối với loạivăn chương tạp nham mà ta có thể gọi là tạp văn khi viết tác giả thườngkhông quen giấu mình, cho nên dung mạo thật sự của anh ta rất dễ lộ ra. Nhàvăn Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi vì sao chọn thể loại tạp văn cũng đã trả lờirằng: “Nếu như truyện là một không gian hoàn toàn tưởng tượng với nhữngnhân vật hoàn toàn tưởng tượng thì tạp văn có lúc nhà văn là chính mình, giảitỏa được những tâm tư, tình cảm của mình” .13Phan Cẩm Thượng nhận thấy: “Tạp văn thú vị vì nó cho người viếtthoải mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất mâuthuẫn, những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũngđược” .

Xem thêm: Tải Game Làm Tóc – Download Game Cắt Tóc

Nhìn chung, tác phẩm tạp văn, tản văn vừa có khả năng đáp ứng đượcyêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời tạo nên được phong cách riêng. Nócó những ưu thế riêng so với các thể loại khác trong việc phản ánh hiện thực.Điều đó cũng lý giải vì sao tạp văn, tản văn có được vị trí quan trọng trongđời sống văn học những năm đầu thế kỷ XXI.1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của tạp văn, tản vănĐặc trưng cơ bản của tạp văn trước hết được xác định trong mối liên hệso sánh giữa nó với các thể loại tự sự gần gũi như: truyện ngắn, tiểu thuyết,ký… Ở điểm này, ta thấy tạp văn có một số đặc trưng cơ bản như:Về hình thức, tạp văn, tản văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc. Chođến hôm nay, ngắn gọn vẫn là đặc điểm cơ bản và là ưu thế của tạp văn, đưatạp văn “lên ngôi” do nhu cầu cần đọc nhanh, đọc nhiều thông tin của ngườiđọc hiện nay. Hình thức tạp văn, tản văn tự do, phóng khoáng, không câu nệcác quy tắc về câu chữ, kết cấu.Về nội dung: tạp văn, tản văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đadạng, từ những vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự, nóng hổi đếnnhững cảm xúc đời thường rất giản dị, gần gũi. Những vấn đề phản ánh trongtạp văn, tản văn thường được thể hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắcriêng tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhântác giả.Tạp văn, tản văn có mối quan hệ gần gũi với một số thể loại khác như:ký, phóng sự, tùy bút, tiểu phẩm. Tạp văn, tản văn có sự thâu nạp nhiều thủpháp biểu hiện của nhiều thể loại văn học khác nhau. Có nhiều trường hợp,sự giao thoa thể loại khiến cho cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận khôngxác định được thể loại chính xác của tác phẩm.14Bên cạnh những dấu hiệu ban đầu rất dễ nhận diện như vậy, tạp văn,tản văn còn một số những đặc trưng nội dung sau:
Với một khả năng riêng trong quá trình giúp nhà văn nhận thức và phảnánh hiện thực cuộc sống, tạp văn, tản văn thường là những văn bản mangtính vấn đề. Vì vậy, nhà văn thường sử dụng giọng điệu nghị luận khi đề cậpđến những đối tượng này. Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung và tạp văn,tản văn nói riêng. khi nêu và biện luận về vấn đề đã được đặt ra trong tácphẩm, nếu sử dụng giọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng thẳng,nhàm chán, khô khan. Cho nên có thể nhận thấy rằng, đặc trưng thứ hai củatạp văn, tản văn là có sự kết hợp giữa tính vấn đề và tính cảm xúc. Nếu nhưtính vấn đề được thể hiện thành công qua chất giọng nghị luận, triết lí sắc sảothì tính cảm xúc lại được thể hiện qua giọng điệu trữ tình đằm thắm, nhẹnhàng, thấm sâu vào lòng người, lan tỏa những cảm xúc bâng khuâng, xaoxuyến. Mặc dù tính trữ tình không phải là đặc tính nổi trội nhất của tạp văn,tản văn nhưng trên một ý nghĩa nào đó, cùng với việc đánh giá, nghị luận vềmột vấn đề nào đó của cuộc sống, nhà văn luôn bộc lộ xúc cảm và giãi bàymình. Điều này là cho tạp văn, tản văn tất yếu sẽ phải dựa vào tình cảm chânthành, thể nghiệm độc đáo, yêu cầu một sự lịch duyệt trong cuộc sống vàkinh nghiệm nghệ thuật tương đương, không được cóp nhặt chắp vá.Đặc trưng thứ ba có thể kể đến của tạp văn, tản văn là tính đa dạng vềdạng thức và đề tài. Đề tài của tạp văn, tản văn đặc biệt rộng lớn, cơ hồ nhưkhông gì nó không nói đến, như: lịch sử, hiện tại, tương lai, thiên văn, địa lý,tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển khơi, nhỏ như cây cỏ,không có gì là không thể đưa vào ngòi bút của người viết tạp văn, tản văn.Dạng thức của tạp văn, tản văn rất phồn tạp, hình thức phong phú, không bóbuộc vào một khuôn phép. Đặc biệt có những điểm giao thoa không thể phânđịnh với tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, du kí, phóng sự (thường được xếp vàotản văn nói chung).15Đặc trưng thứ tư của tạp văn, tản văn là kết cấu rất tự do. Kết cấu của
tạp văn, tản văn không chú ý vào “khai, thừa, chuyển, hợp” như thơ ca,không phân cảnh phân hồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau,hiện thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội có sự giao thoa, triết lý sâu sắc có thểbiểu hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, tình cảm nồng nàn được thể hiệnthông qua tưởng tượng của cá nhân. Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tạpvăn khiến người đọc có cảm giác tản mạn, đôi khi là lộn xộn không có trật tự.Xét ở phương diện bề mặt, những điều mà tạp văn, tản văn viết dường nhưvô cùng “hỗn tạp” nhưng lại rất thống nhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng(mặc dù hỗn tạp về tài liệu, hình thức, thủ pháp …). Đó mới là cái căn bảntrong kết cấu rất tự do của tạp văn, tản văn.Để hiểu rõ hơn về khái niệm tạp văn, tản văn cần thiết phải đặt thể loạinày trong sự phát triển của văn học đương đại. Nguyễn Việt Hà trên trangdepđã có bài viết tổng kết về đặc trưng của tạp văn hiện nay: “Hiệnnay hầu hết các báo, dù lá cải hay không, thường dành một mục nuôi vănngắn tản mạn. Hoặc bình dị “dọc đường”, hoặc lãng mạn “một thoáng”, hoặcgồ ghề “góc nhìn”. Rồi “cà phê sáng” rồi “chén trà chiều”, tạp văn được đấttha hồ cuồn cuộn chảy. Tạp văn hiện nay thường được viết với dung lượngchừng 800 chữ hoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ. Mỗi bài tạp văn vừa vặnmột trang hoặc một cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của mỗi cá nhânvề tất cả các khía cạnh xã hội. Có thể thời sự hoặc không, nhưng mỗi tạpvăn đều ít nhiều dung chứa, trình bày tâm trạng sống của người đươngthời”. Quả đúng vậy, đọc Trên tay có đá của Nguyễn Ngọc Tư, Thầy cũbán quán của Nguyễn Việt Hà… đều thấy “cái sự đời” ẩn hiện qua lăngkính của từng người. Chỉ với những tạp văn riêng lẻ , cách thể hiện củangười viết đã thể hiện khá rõ, có khi tạo dấu ấn mạnh mẽ còn hơn một tácphẩm văn chương. Cho nên có thể coi tạp văn là “ngôn hữu tận nhi ý vôcùng” (lời hết nhưng ý chưa dứt). “Bên cạnh những hoài niệm kiểu “chăntrâu, đốt lửa”, xu thế của tạp văn hôm nay là chuyển tải những vấn đề xã
16hội đương thời, trong đó lồng chứa cái nhìn, thái độ sống của mỗi người cầmbút” (Đàn ông viết tạp văn của Nguyễn Việt Hà).1.1.5. Quan niệm của tác giả luận vănCó nhiều cách định nghĩa khác nhau về tản văn và tạp văn. Có ngườiđồng nhất, có người phân biệt tản văn và tạp văn (tạp văn là “tập hợp con” củatản văn). Tản văn và tạp văn là những khái niệm có nơi dùng như nhau. Cókhi dưới những tên trang mục khác như: Trà dư tửu hậu (Thời báo Kinh tếSài Gòn), Góc nhìn (Sài Gòn tiếp thị, bộ cũ), Nhàn đàm (Thanh niên), 5 phútở ga xép (Đẹp), A thousand words (Tạp chí Esquire Việt Nam)… Thậm chínhững mục xã luận kiểu Chào buổi sáng (Thanh niên) hay Thời sự Suy nghĩ(Tuổi trẻ) đều thường đăng những bài tiểu luận (essay) ngắn bàn về các vấnđề thời sự được viết theo lối “tạp văn” hay “tản văn”.Vậy, rốt cuộc, chúng là gì?Như những tính từ tản, tạp đã cho thấy, trước hết, đây là một thể văn tựdo, uyển chuyển. Vì là tự do, uyển chuyển nên biên giới của nó khó phân định.Có thể nói gọn rằng, đây là một thể văn tự do, thiên về bộc bạch cảm xúc, quanđiểm hay suy tư cá nhân trước đời sống, xã hội, thế giới tư tưởng, tôn giáo… cósức bao quát hay dung nạp phong cách nhiều thể văn khác nhau, thậm chí cảngôn ngữ thơ. Tạp văn, tản văn nằm vắt ngang giữa hư cấu và phi hư cấu, vắtngang giữa báo chí và văn chương, cái gạch nối giữa nhiều thể loại.Chúng tôi hiểu các thuật ngữ, khái niệm có đời sống của nó. Chúng tôikhông quan tâm đến nguồn gốc nữa mà căn cứ vào nhận thức phổ biến củanhững tác giả viết tạp văn và tản văn hiện nay thấy đồng nhất hai thể loại này.Đối với người viết bây giờ tản văn không đồng nhất với văn xuôi như trướcđây mà là những áng văn có phần tản mạn, nghiêng về ghi chép cảm xúc, thểhiện cảm xúc trữ tình trước các vấn đề đời sống với dung lượng gọn nhẹ. Tạpvăn cũng ghi lại những ấn tượng, những suy nghĩ, những nhận xét chủ quancủa mình về các vấn đề đời sống và như vậy giữa tản văn và tạp văn trongcách nhìn của các nhà văn đương đại có sự hòa lẫn.

Xem thêm: Gdpr Là Gì – Những Yêu Cầu Cần Biết Về Gdpr

17Trong bài Lỗi tại…tạp văn? trên tạp chí Tia sáng, Nguyễn VĩnhNguyên viết: “đây là một kiểu văn viết tự do, linh hoạt (có lẽ vì thế mà lýthuyết về nó cho đến nay vẫn chưa thật hệ thống đâu vào đó), kể cả sự phânbiệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản mạn, tạp bút, tạp văn,… cũngchưa được làm rõ. Trên thực tế báo chí và xuất bản hiện nay, các tên gọi trêncó xu hướng đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ không được quan tâm tìmhiểu hay soi rọi kỹ. Kể cả những người viết tạp văn cũng thừa nhận rằng họ ùù cạc cạc về lý thuyết thể loại này” .Trong bài viết Về một số thuật ngữ liên quan đến tạp văn của NguyễnĐăng Khiêm trên trang http://tiahonme.vnweblogsđã viết: “Trong vănhọc cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, TảTruyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận… Trong vănhọc hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chínhluận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học”. Như vậy giữa tản văn và tạp văncó mối quan hệ rất khăng khít. Trở lại khái niệm được dẫn ở trên, ta thấyWikipediacũng từng xem tạp văn “là một phân nhánh của tản văn”. Theologic ấy thì tản văn là “tập lớn”, còn tạp văn là “tập con”.Phạm Văn Ánh viết trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhiều tác giả,NXB Thế giới, 2004 như sau: Tạp văn: “Một thể loại thuộc tản văn trong vănhọc Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạpvăn vốn xuất hiện trong sách Văn tầm điêu long của Lưu Hiệp, song trongcông trình đó từ này còn dùng để chỉ chung các thể loại văn chương. Tạp vănvới tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạngNgũ Tứ (1917-1924) là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến,thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc điểmchung của tản văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ứng một cách nhanhnhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh
giá rõ ràng và sắc sảo”.18Nguyễn Đăng Điệp cũng xem tạp văn như một dạng nhỏ của tản văn:“Tản văn là một loại ngắn gọn hàm súc, với khả năng khám phá đời sống bấtngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác giả bao gồm cả tạp văn, tuỳ bút,văn tiểu phẩm” .Đành rằng, mọi thuật ngữ được định danh chỉ là sự quy ước, đồng thờimọi sự quy ước đều mang tính tương đối. Song, một đối tượng mà có nhiềucách định danh khác nhau, thì sự cọ xát giữa các khái niệm liên quan đến nóhẳn không tránh khỏi sự nhập nhằng, chồng chéo, thậm chí có khi là mâuthuẫn. Việc định danh cốt để quy ước bản chất của từng đôí tượng thì khôngsao, nhưng nếu dùng nhiều cách định danh khác nhau để quy chiếu một đốitượng thì không thỏa đáng. Trên thực tế, lí luận phê bình văn học nước tahiện nay vẫn đang phải chấp nhận, hoặc “miễn cưỡng” bằng lòng về nhữngcách định danh nhập nhằng như vậy.Khi quyết định nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã có sự tìm hiểu về têngọi của tác phẩm. Và theo tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cho biết, thì việc địnhhình tên thể loại ghi trên bìa hai cuốn sách của anh không phải là ý định củachính tác giả. Chủ ý của Nguyễn Vĩnh Nguyên khi viết các tác phẩm nàychính là viết tiểu luận, anh thiên về cách gọi của phương Tây (khái niệmpersonal essay) nhưng như thế thì theo phía các đơn vị mua bản quyền sách làxa lạ và khó bán cho nên họ họ tự ý đổi, mỗi nơi một kiểu. Chính vì thế việcmột cuốn mang tên tản văn, một cuốn mang tên tạp văn là lỗi đặt tên thể loạimột cách tùy tiện của phía đơn vị xuất bản (Alpha book và Nxb Trẻ), nó nằmngoài chủ đích của tác giả. Và thực tế qua khảo sát chúng tôi thấy tính chấtcủa hai tập này hoàn toàn như nhau và theo như bài viết của Nguyễn VĩnhNguyên về tạp văn trên tạp chí Tia sáng thì thực chất tập tạp văn đó cũng làtản văn, vì vậy chúng tôi vừa tôn trọng cách gọi tên trên bìa sách của tác
phẩm, đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật màkhông đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội hàm giữa hai khai niệm. Luận vănchỉ muốn thông qua hai tác phẩm để làm nổi bật lên dấu ấn cũng như phong19cách của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung và nghệthuật mà hai tác phẩm mang lại. Mặc dù hai tác phẩm mang hai khái niệmnhưng xét ở quan niệm hiện tại và mục đích viết của tác giả thì dự án viết 100tạp văn, tiểu luận về tâm tính của người Việt đương đại khảo sát xuyên quathế giới đồ vật và các hiện tượng xã hội xét cho cùng chỉ là một thể loại màthôi.1.2. Tạp văn, tản văn trong văn học Việt Nam đương đạiĐã từng có quan niệm cho rằng: tạp văn là một hình thức văn học mớinẩy mầm từ phong trào cách mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sángtạo ra. Tạp văn, tản văn xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ tronglịch sử văn học Trung Quốc. Cho nên, nền văn học nước này có rất nhiềusáng tác thuộc thể loại tạp văn, tản văn và đã đạt được những thành tựu nhấtđịnh như các tác phẩm của Lỗ Tấn, Mạc Ngôn …Ở Việt Nam cũng vậy. Trước năm 1986, tạp văn, tản văn đã xuất hiện ởnước ta nhưng chưa phổ biến. Công chúng chỉ biết đến một số tạp văn, tảnvăn của các nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, TrọngLang, nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc …Chỉ sau 1986, tạp văn, tản văn mới xuất hiện phổ biến hơn và đến thờiđiểm hiện nay, tạp văn, tản văn “lên ngôi”, trở thành một trong những thể loạichủ đạo trong đời sống văn học. Tuy chưa được đề cao như truyện ngắn, tiểuthuyết, thơ nhưng vì là thể loại “luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt giống ưu tưcủa bất kỳ ai” nên tạp văn, tản văn đã thu hút khá đông đảo đội ngũ sáng tácvà công chúng yêu văn học. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn củanhà văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn
học Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ tạp văn nở rộ. Những tác phẩm như:Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang, Tạp bút của Mạc Can, Mùi củangày xưa (nhiều tác giả), Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo vớiNhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng trưa chiềutối, Nguyễn Ngọc Tư với Ngày mai của những ngày mai, Dạ Ngân với Phố20của làng, Gánh đàn bà, Nguyên Ngọc có Bằng đôi chân trần … Ngoài ra còncó tạp văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng Thoại Châu, Hồ Anh Thái, NguyễnViệt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Việt Hà, … Nguyễn ViệtHà với các tập: Đàn bà uống rượu, Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông,Con giai phố cổ … Có số lượng văn bản khá lớn cung cấp cho người đọc cáinhìn mới đa thanh, đa diện về cuộc sống. Đáng nói là các tác giả “ngoại đạo”cũng bị thu hút bởi thể loại này. Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứuHuỳnh Như Phương, t.a.p.b.u.t.đỗ của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Có thể thấyrằng, so với các thể loại khác, tạp văn, tản văn là thể loại khá “dễ tính”, thuhút đội ngũ sáng tác tương đối phong phú, đa dạng.Trong số ấy, cũng có không ít những gương mặt tác giả đã để lại dấu ấncủa riêng mình với thể loại này.Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), nhà văn Nguyễn NhậtÁnh nhận xét: “Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện”. Người đọc sẽcùng chung nhận xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẫuchuyện như hồi ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ LêGiang.Tạp văn Nguyễn Khải đề cập nhiều đến các vấn đề đạo đức, lối sống,những tự truyện, những mẩu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đờisống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về cuộc đờivà nghề văn. Ông khai thác những đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm vẫn đạtđến mức độ khái quát cao.
Nguyên Ngọc có “đặc sản” là những tạp văn mang đậm không khí TâyNguyên. Qua sáng tác của ông, Tây Nguyên hiện lên đầy đặn ở nhiều khíacạnh, nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, tạp văn của Nguyên Ngọc còn cho tathấy bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục và văn học Việt Nam. Tác giả đãthẳng thắn chỉ ra những sai lầm cũng như những yếu kém của nền giáo dục,văn học nước nhà và phương hướng khắc phục hiện trạng đó.21Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư mang những nét rất riêng của một ngườicon Nam Bộ: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái raumuống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh,tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn vàbáo. Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư chưa chạm nhiều đến “kinh tế,chính trị” thì trong tạp văn, chị bộc lộ cái nhìn của mình về chuyện của lúachết non, tôm chết lãng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyện giữđất hay bán đất, chuyện quan lại nhũng nhiễu, hạch sách người dân” .Cũng như Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn cũng là thể loại “rẽ ngang” củaPhan Thị Vàng Anh. Sau gần ba năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xemnghe đọc thấy của Báo Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh tập hợp lạithành một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông. Bạn đọc như vừa gặplại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiệnra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn. Trong 34 tản văn in trong tập này, cónhững cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳngthắn và dân chủ. Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tớiNhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.Trong tạp văn Tạ Duy Anh, có những trang viết ngọt ngào về ký ứctuổi thơ, những suy ngẫm trầm tư trước thế sự và những lo lắng băn khoăntrăn trở trong tâm hồn nhà văn. Qua đó, cũng có thể thấy được những đónggóp quan trọng của Tạ Duy Anh cho thể loại tạp văn và khẳng định vị trí của
tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.Tạp văn của Nguyễn Trương Quý để lại dấu ấn bằng giọng giễu nhại.Nguyễn Quang Lập có lối hành văn riết róng, hài hước. Lê Giang viết vềnhững chuyện đời thường quanh mình nhưng đọc vẫn thấy đấy mới lạ.Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn Người Quảng ăn mì Quảng, Sương khói quênhà như người đi bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy nhưng cái duyên chữ thìkhó phai. Cùng với tiểu thuyết, tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thực sự có nhữngdấu ấn, những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam đương đại.22Tuy rất nhiều người viết tạp văn, tản văn nhưng không phải ai cũng cóthể ghi dấu ấn cá nhân trên thể loại bởi viết những chuyện nhỏ bé kiểu “tràdư tửu hậu” – tưởng như dễ nhưng thực chất rất khó. Cái khó chính là phảilàm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả. Nói chuyện nhỏ mà vấnđề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáy những tấm lòngtrong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì. Chính vì vậy, hiện nay, tạp văn, tảnvăn chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác đặc thù của mình như ở các thểloại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. Hầu như những tác giả tạp văn, tản văn tiêubiểu đều là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như: Nguyễn Quang Thiều,Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng,Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang…Như vậy, có thể thấy, trong bức tranh chung của văn học Việt Namđương đại, tạp văn, tản văn đã dần khẳng định vị trí của mình so với các thểloại khác. Tuy nhiên, tạp văn, tản văn hiện nay chưa phát triển tương ứng vớinhu cầu đọc của công chúng. Để tạp văn, tản văn có thể là một trong nhữngthể loại chủ đạo của văn học, vẫn cần hơn nữa sự nỗ lực sáng tạo cũng nhưbản lĩnh dám cách tân, làm mới thể loại của nhà văn.Tạp văn, tản văn hiện nay đang là một nhu cầu ở cả người đọc lẫnngười viết. Các cây bút tạp văn có “chất văn” hiện nay có thể kể đến các tên
tuổi: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân,Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm thượng, Nguyễn Nhật Ánh,Lê Giang… Trong bản hợp xướng nhiều giọng điệu đó, có thể thấy tạp văncủa Nguyễn Vĩnh Nguyên thực sự đã mạng lại những dấu ấn.1.3. Hành trình sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên1.3.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Vĩnh NguyênNguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979, tại Cam Ranh. Năm 1985 giađình chuyển vào Ninh Thuận sống và anh được lớn lên tại đây. Anh sinh ratrong một gia đình làm nông và buôn bán nhỏ. Cha anh gốc ở Quảng Trị,từng học ngành triết, Văn Khoa Huế; sau đó, đang học sĩ quan (chế độ cũ) thì23xảy ra sự kiện 30 tháng 4. Ông bị cải tạo và sau đó trở về Cam Ranh sinhsống bằng nghề làm nông, đốn củi. Mẹ anh là người Quy Nhơn, sau năm1975 từng đi hát tuyên truyền. Nguyễn Vĩnh Nguyên là anh cả trong gia đìnhnăm anh em. Tuổi thơ nhiều nỗi muộn phiền bởi vì cha mẹ trái ngược quanđiểm đời sống, chính trị…Nguyên mê đọc sách từ nhỏ. Nguồn sách thường là thuê ở những tiệmsách cũ ở quê nhà (Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) và đọc ở thư việntrường, thư viện huyện. Bắt đầu với thơ. Lớp 11 anh đã có thơ đăng trên báotỉnh Ninh Thuận và sau đó xuất hiện trên vài tờ báo khác dành cho tuổi họctrò.Anh học ngành Ngữ văn Sư phạm Đại học Đà Lạt (khóa 1997 – 2001).Trong thời gian này, ngoài làm thơ, anh còn viết truyện ngắn và các thể tàibáo chí khác. Tác phẩm của anh được đăng khá đều trên báo Tuổi trẻ, ThanhNiên, Tiền phong, Tạp chí Lang Bian, Văn nghệ TP. HCM, Văn nghệ trẻ…Và anh đã kiếm sống bằng nghề viết báo suốt bốn năm đại học. Khi ratrường, anh được nhận vào thực tập ở báo Lâm Đồng. Nhưng sau một nămthì bị thôi việc vì có viết một truyện ngắn (Vào đời, đăng trên tạp chí Kiến
thức ngày nay) liên quan đến những tiêu cực trong nghề báo.Năm 2002: Làm biên kịch cho hãng phim đài truyền hình Bình Dương;và anh từng có phim tài liệu đoạt huy chương vàng, huy chương bạc tại liênhoan phim truyền hình.Năm 2003: Làm biên tập viên báo Công giáo và Dân tộc.Năm 2004 – 2014: Làm báo Sài Gòn tiếp thị, trong vai trò phóng viênmảng du lịch, tổ chức nội dung và viết bài cho mục điểm sách. Ngoài ra anhcòn viết điểm sách và nhận định văn học, bình luận văn hóa cho nhiều tờ báotại thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2015 đến nay là phóng viên, bình luận văn hóa xã hội cho nhómbáo Saigon Times.

*

Nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng và tập tính của vượn đen má trắng – Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp, Vườn Quốc gia Cúc P 50 1 4

*

LUẬN VĂN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GỐM SỨ BÌNH DƯƠNG 95 1 2

*

BÁO CÁO KHOA HỌC: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA NẤM PHIẾN ĐỐM VÂN LƯỚI PANAEOLUS AFF. RETIRUGIS” docx 15 530 0

*

quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường. liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số doanh nghiệp nh 19 9 7

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 6 pot 7 424 1

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 5 doc 10 541 2

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 4 doc 10 488 1

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 3 ppsx 10 432 1

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 2 pps 10 404 1

*

Luận văn : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN Lactobacillus sporogenes part 1 pps 10 414 1

Chuyên mục: Hỏi Đáp