“Khép lại thời cận đại, Tản Đà đã đến như một sự báo hiệu cho những đổi thay trong thơ ở một chặng mới. Tản Đà chất chứa những mâu thuẫn ở buổi giao thời mà ông là người quy tụ hơn là đổi thay. Thơ Tản Đà chứa một tấm lòng, ông khát khao tìm một thế giới tốt đẹp ở trần giới, hay nơi tiên cảnh, ông sống giữa thực và đời, nhưng cuộc đời thực vẫn day dứt tác giả khôn nguôi” (Nguyễn Đức Mậu). Là một người tài năng, cá tính và đầy bản lĩnh, Tản Đà có một cách thể hiện rất riêng, làm nên một phong cách “ngông” mà người đời sau đến nay vẫn còn phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bạn đang xem: Ngông là gì
Nhắc đến từ “ngông” là nhắc đến khái niệm chỉ người có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, bất chấp sự khen chê của người đời. Nhưng nói như thế không có nghĩa là mọi sự khác người đều trở thành ngông. Những người mà lời nói và hành động ngang tàng, không quan tâm đến thái độ của người khác một cách mù quáng, không biết mình, biết người, tự biết khả năng của mình để tự chủ thì đó chỉ là một kẻ ngông cuồng. Cái ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Xét theo nghĩa thứ hai này, người ngông thường tạo cho mình được những phong cách riêng, khác người nhưng lại để lại những ấn tượng sâu đậm. Chất ngông thường gặp trong văn chương cũng là trường hợp như thế. Người nghệ sĩ đích thực vốn đã là người có tài và có tình. Với cái tài đó, họ mang ra phục vụ cho đời nhưng cũng là để “đóng dâu” hình ảnh của mình cùng với thời gian, cùng với lịch sử. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ có cái để hãnh diện, để thách thức với cuộc đời, với người đời và cũng bởi, trong cuộc sống, mỗi con người họ đã là một tính cách riêng, một sự phá cách, không thể trộn lẫn với một người nào khác. Nền văn học Việt Nam, khi nhắc đến cái chữ “ngông”, người ta không thể không nhớ đến Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, và sau này là Nguyễn Tuân, ớ những tác phẩm của họ, người ta nhận thấy sự ngông được biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong, cách lựa chọn nội dung, đề tài, ngông trong cách thể hiện những nội dung đề tài đó, ngông trong cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, và đặc biệt, ngông thể hiện ở cái Tôi rất riêng, đầy phong cách.
Nguyễn Công Trứ, từ cuốì thế kỷ XIX đã mang cái tài và cái tình của mình ra để chơi ngông với thiên hạ. “Bài ca ngất ngưởng” là tác phẩm tiêu biểu cho cái ngông đó của ông, trong văn chương và ở ngoài đời thực, ông dùng cái ngất ngưởng đó đối lại với cả xã hội. Lên nơi chốn chùa chiền vậy mà vẫn “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”. Nguyễn Công Trứ lấy cái ngông của mình ra để đối lại với miệng đời, mặc kệ những lời khen chê: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Từ “ngất ngưởng” được sử dụng rất đắt như chỉ để dành riêng cho Nguyễn Công Trứ, đem vào cuộc đời ông, nó chỉ phong cách sống vượt ra ngoài khuôn phép, không chấp nhận bất cứ một sự áp đặt nào; nó nói hết được tài năng, phong cách sống và quan niệm về nhân sinh của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện sự ngông của mình từ cách lựa chọn đề tài (hưởng lạc: Cuộc hành lạc chơi bao là lãi bấy/ Nếu không chơi, thiệt ấy ai bù), đến phong cách ngông nghênh, đạo mạo của một người vượt lên trên tất cả những khen chê của dư luận (Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo). Đặc biệt, cái tôi, cái tài của cá nhân luôn được đề cao, khẳng định: “Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng giành để tháng ngày chơi”. Đa tài, đa tình, ông không bao giờ phủ nhận cái tài cái tình ấy của mình cả, ông đưa nó ra, bàn luận về nó, khẳng định nó, để rồi lấy chính nó để thuyết phục những người đang nghe ông nói. Phong cách ngông ấy hết sức phù hợp với thể hát nói đặc trưng thường gặp trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, một thể loại văn học rất tự nhiên, phóng túng và có nhiều sự phá cách.
Với Nguyễn Tuân, cái ngông cũng trở thành một đặc trưng trong phong cách. Người nghệ sĩ luôn là những người hướng tới cái đẹp trong cuộc sống nhưng tôn thờ cái đẹp, nâng nó lên thành một tôn giáo thì có lẽ chỉ có ở Nguyễn Tuân, ông viết: “Nguyễn sinh ra là để phụng thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”, ở ông với tư cách là một nghệ sĩ lãng mạn có tinh thần dân tộc lại là người ý thức sâu sắc về bản ngã, viết văn là một cách để thể hiện cá tính, một cá tính riêng biệt độc đáo không giông ai. Với Nguyễn Tuân, viết văn là phải thật độc đáo, khác người. Chọn cái đẹp làm đề tài sáng tác chính, tất cả các tác phẩm của Nguyễn Tuân đều hướng tới ca ngợi cái đẹp, thậm chí được nâng lên thành chủ nghĩa. Ông viết về chén trà sương, về hương cuội, về chiếc ấm đất, về nét chữ…. Tất cả đều dược đẩy lên thành nghệ thuật với tất cả sự tinh xảo thể hiện thú chơi đẹp, một cách ứng xử đẹp, một nhân cách đẹp… Không chỉ dừng lại ở đó, ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân cũng tiêu biểu cho quan niệm về cái đẹp, về một cách chơi ngông. Nguyễn Tuân không chấp nhận những sự bình thường. Cái đẹp trong sáng tác của ông phải luôn được đẩy lên thành nghệ thuật, và ngôn từ cũng vậy. Người ta có thể thây cái tỉ mỉ trong từng chi tiết để tạo nên một thú chơi, thưởng thức tao nhã của “Hương cuội”, thây cái thanh cao trong thú “Thả thơ”, thây tài năng viêt chữ đẹp và tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong “Chữ người tử tù” và đặc biệt với “Người lái đò sống Đà”, cả một lớp sóng của ngôn từ nghệ thuật đặc sắc đã được huy động để miêu tả hình ảnh con sống và người lái đò, dựng nên một bức tranh người và cảnh kì vĩ, thách thức sự nghiệt ngã của thiên nhiên, tạo hóa. Ngông tạo nên phong cách riêng cho Nguyễn Tuân và chính cái ngông ây cũng mang lại cho người đời sự đồng cảm, thích thú và những ấn tượng riêng không thể nào phai.
Từ hai trường hợp “ngông” tiêu biểu trong nền văn chương Việt Nam ta quay trở lại với trường hợp của Tản Đà để một lần nữa thấy được sự gặp nhau giữa những tâm hồn, những cá tính độc đáo. Thiếu Sơn, khi nhận xét về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã từng có nhận định: “Tản Đà tiên sinh lại ngông hơn hết thảy. Đời đục tiên sinh trong. Đời tối tiên sinh sáng. Đời quay cuồng trong nhân dục, tư lợi, tiên sinh sống ở thế giới tinh thần”. Ông cũng khẳng định: “Cái đặc sắc trong người tiên sinh là cái tình, cái tình nặng, cái tình sâu, cái tình mộng huyền, cái tình nên thơ, cái tình cùng với nước non cây cỏ mà dung hòa họa vận, cái tình cùng với thế đạo nhân tâm mà lên giọng chua cay”. Có thể từ những nhận định đó mà nhận ra những nét đặc trưng trong cái ngông của Tảm Đà và cắt nghĩa nó. Tản Đà sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong thời điểm giao thời đó, hơn ai hết, ông hiểu rõ bản chất xâu xa của xã hội đương thời. Ông ngông, ông làm ngược đời cũng là một cách để chứng minh rằng mình trong sạch. Ông cũng là một cách để thể hiện nhân cách của mình. Đặt trong thời điểm giao thời mà ông đang sống, một người như thế không thể tránh được việc mang trong mình nhiều tâm sự. Tình và mộng, tỉnh và say, và “Rượu say thơ lại khơi nguồn”. Ông say và không ngần ngại nói đến cái say của mình bởi với ông đời chỉ là giấc mộng. Say đến mức thấy “Đất say đất cũng lăn quay/ Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười”. Tản Đà cũng nằm trong kiếp số của những người đa tài, đa tình. Ông mộng để gặp được người lí tưởng, vì mộng nên ông muôn ngông để khác đời và cũng để khẳng định mình với đời. Giữa cái “ngông” và “cái mộng” có mối quan hệ khăng khít với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia. Chính vì cái ngông ấy mà Tản Đà đã hình thành cho mình một thế giới mộng riêng: viết thư hỏi con gái nhà trời, cho người tình nhân không quen biết, mộng “bồi” lại tấm bản đồ rách trả lại sự vẹn nguyên cho giang sơn, đất nước… Khi ông mộng, ông được sống cuộc đời mới mẻ, đẹp đẽ, tự ông vẽ ra trí tưởng tượng của mình. “Chính trong cuộc đời ấy, Tản Đà mới có thể được tự do trong sạch, đáng độc lập, thanh nhàn” (Lê Thanh – Mộng và mộng – thi sĩ Tản Đà). Vì mộng nên mới ngông. Ngông để mà mộng. Đó nét rất riêng làm nên một phong cách Tản Đà độc đáo.
Xem thêm: Xrp Là Gì
Tản Đà ngông khi ông giới thiệu về bản thân mình trong “Tự trào”:
“Cùng đất Sơn Tây này một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà, núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sống vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông”
Ngông đến độ mơ cả đến việc một ngày nào đó mình được mang vẩn “Hầu trời”:
“Văn dài, hơi tốt ran cùng mây
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga,
Chức Nữ chau đôi mày Song Thành,
Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay”.
Ngông đến mức dám tự nhận rằng: “Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn/ – Anh gánh lên đây bán chợ Trời” và đến trời cũng phải gật gù tấm tắc:
“Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít”.
Tự đề cao cái tôi của mình đến mức tự nhận mình là “bút thánh câu thần” và dám mang văn lên bán ở chợ Trời thì có lẽ chỉ có ở Tản Đà mà thôi. Nó là gì nếu không phải là cái ngông “ngất trời” của người nghệ sĩ đa tài này?
Không chỉ vậy, trong sáng tác của Tản Đà, người đọc còn bắt gặp một triết lý, một lẽ sống vượt ra khỏi cuộc đời chật trội, không màng danh lợi mà hướng tới một cõi đời mới, một sự thanh cao, như là lẽ sóng của các nhà nho ẩn dật thời xưa. Ông coi tiền bạc chỉ như những thứ rác rưởi, cốt sao sống cuộc đời tao nhã:
“Bạc tiền gió thoảng, thơ dầy túi
Danh lợi bèo trôi, rượu nặng nai”
Và còn tự phụ về cái nghèo của chính mình:
“Người ta hơn tớ cái phong lưu
Tớ lại hơn ai cái sự nghèo”
Đây chính là sự ý thức về nhân cách, một nhân cách vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc về danh lợi. Nó đối lập với cái xã hội nhiều bất công, vụ lợi chạy theo đồng tiền và danh lợi thời bấy giờ. Trong sự ngông của Tản Đà, người ta không thấy cái ngông đến mức lấy thú ăn chơi hưởng lạc có phần tiêu cực như một cách để đối lại với đời như Nguyễn Công Trứ, cũng không thấy cái ngông trong việc đi tìm một phong cách, một lối thể hiện riêng của người tôn thờ cái đẹp như Nguyễn Tuân, cái Ngông của Tản Đà là cái ngông của một người chìm đắn trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để mà ngông với người đời bởi chính cái ngông ấy. Nhưng có thể thấy một điều rằng, họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể “ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, những ấn tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc về một sự ngông không giông ai và cũng không thể có ai giống được.
Xem thêm: Lập Luận Là Gì – Nghĩa Của Từ Lập Luận
Và với Nguyễn Công Trứ, với Tản Đà, với Nguyễn Tuân,… “ngông” đã trở thành một khái niệm đặc biệt, quen thuộc và không thể thiếu trong nền thơ ca Việt Nam.
Chuyên mục: Hỏi Đáp