P&L là một từ viết tắt tiếng Anh nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. P&L có thể là “Peace and Love”, hoặc “Promise and Lies”, hoặc“Policy and Liaison”. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến 2 ý nghĩa thường được sử dụng phổ biến nhất của P&L trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là “Profit and Loss” và “Production and Logistics”. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
P&L là gì?
P&L là gì
P&L là khái niệm phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
P&L là một từ viết tắt của “Profit and Loss” có nghĩa là “Lợi nhuận và thua lỗ”, đôi khi P&L cũng được dịch một cách đơn giản là “Lãi và lỗ”. Nghe đến đây, chắc hẳn các bạn đã đoán được từ viết tắt này thuộc lĩnh vực nào rồi phải không. P&L là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, thể hiện kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định.
Bạn đang xem: Pnl là gì
P&L statement là gì? Ý nghĩa của một P&L statement đối với hoạt động của doanh nghiệp
P&L statement là gì?
P&L statement, hay Profit and Loss Statement được hiểu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo Lãi lỗ của một doanh nghiệp. Ngoài P&L statement, chúng ta cũng thường sử dụng tên gọi Income statement để chỉ một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.
P&L statement là báo cáo tài chính tổng hợp trong một kỳ kế toán
Báo cáo hoạt động kinh doanh là một trong các loại báo cáo quan trọng mà một doanh nghiệp cần phải lập dựa theo chế độ tài chính hiện hành, bao gồm:
Bảng cân đối kế toánBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanhBáo cáo lưu chuyển tiền tệBản thuyết minh báo cáo tài chính
Xem Ad hoc là gì? Tìm hiểu mạng không dây Ad hoc và phương pháp Ad hoc testing
Các yếu tố của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L statement)
P&L statement thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm các yếu tố sau:
Doanh thu: bao gồm doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính; chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; lãi suất chênh lệch do bán ngoại tệ…Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại; thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT…Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để nguyên liệu, hàng hóa và chi phí để sản xuất;Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý;Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.Các khoản trích lục dự phòng
Các khoản trích lục dự phòng
Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
P&L statement cung cấp những thông tin tổng hợp và bao quát nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, trong kỳ đó chỉ ra doanh nghiệp đã thu lãi hay thua lỗ. Qua đó, có thể đánh giá và phản ánh được một số nội dung như sau:
Tình hình sử dụng tiềm năng về con người, vốn, kỹ thuật, công nghệ; đánh giá khả năng quản lý và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;Dự báo được khả năng thu lợi nhuận, chuyển động dòng tiền và hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai;Lợi nhuận cũng chính là một nguồn vốn chủ yếu và là nhân tố chính trong bức tranh tài chính tổng thể; chỉ khi có đủ nguồn vốn, doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình;Đánh giá được mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển chung của một quốc gia. Ví dụ: doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu việc làm cho người lao động; doanh nghiệp đã đóng bao nhiêu thuế vào ngân sách nhà nước…
Xem Trình độ chuyên môn là gì? Cách điền trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Những nội dung then chốt của một báo cáo kết quả kinh doanh (P&L statement) mà nhà quản trị cần nắm vững
Nhà quản trị cần nắm bắt những yếu tố then chốt nào của một P&L statement
Trong một doanh nghiệp hay công ty dù quy mô lớn hay nhỏ đều cần đến vai trò của một kế toán viên để đảm nhiệm sổ sách tài chính và cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo thuế, báo cáo kết quả kinh doanh (P&L statement), báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán. Thậm chí, ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa quốc gia còn cân nhắc tuyển dụng một giám đốc tài chính để hoạch định và quản lý các vấn đề tài chính của cả doanh nghiệp.
Cho dù vậy, bất cứ một nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ các con số và các nguyên tắc tài chính quan trọng sau đây để đánh giá được tình hình hoạt động, cũng như sức khỏe tài chính của doanh nghiệp của mình.
Xem ETA là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ETA
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
Lợi nhuận thuần (Gross profit) của một doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi tổng giá vốn hàng bán, ta có công thức như sau:
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu – tổng giá vốn hàng bán
Trong đó, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí sản xuất của các sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kì.
Lợi nhuận ròng (Net profit) là lợi nhuận thuần trừ đi toàn bộ chi phí trong kỳ, ta có công thức:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…
Cách tính lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp > 0 tức là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, ngược lại tức là doanh nghiệp kinh doanh lỗ.
Hướng dẫn COA là gì? Những thông tin cần biết về COA
Doanh thu và doanh thu thuần
Doanh thu tức là doanh thu từ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ hoặc cũng có thể hiểu là tổng giá trị sản phẩm bán ra của doanh nghiệp cùng các khoản phụ thu khác.
Xem thêm: Modal Verb Là Gì – Và Cách Sử Dụng
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại; thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT…
Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó, các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại; thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT…
P&L – Chức năng sản xuất và hậu cần trong hoạt động của một doanh nghiệp
P&L không chỉ là một thuật ngữ trong kinh doanh và kế toán, nó còn là viết tắt của cụm từ “production and logistics”, được dịch là sản xuất và hậu cần. Cụm từ này liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và lưu chuyển một loại sản phẩm, hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất.
P&L là hai hoạt động quan trọng trong chuỗi vận hành của một doanh nghiệp
Production – Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất là quá trình được thực hiện bởi con người hoặc máy móc nhằm chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Ngày nay, sản xuất được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm nhiều hoạt động kinh tế và thương mại khác nhằm đáp ứng nhu cầu và dịch vụ của thị trường. Có thể xem sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giá trị tinh thần… mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Logistics – Hậu cần là gì?
Hậu cần ngày nay được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Hậu cần trong quân sự được hiểu là ban hậu cần chuyên chăm lo đời sống của quân nhân bao gồm ăn mặc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, cấp phát nhu yếu phẩm…Hậu cần trong ngành xuất nhập khẩu bao gồm hoạt động lưu kho bãi, chuyên chở hàng hóa.
Tuy nhiên, định nghĩa đầy đủ nhất của hậu cần chính là quản lý luồng di chuyển các nguồn lực của tất cả quá trình từ nguồn nguyên liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hậu cần bao gồm những chức năng như sau:
Thu mua và giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói cho hoạt động sản xuất;Quản lý thông tin liên lạc trong nội bộ và các bên liên quan;Quản lý lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, lưu chuyển hàng hóa;Chuẩn bị các loại thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu;Quản lý hàng tồn kho.
Vậy ta có thể hiểu, quản lý hậu cần là một hoạt động cùng với các hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh, marketing, quản lý nhân sự, kiểm tra chất lượng tạo nên sự vận hành của một doanh nghiệp
Xem Interpersonal skills là gì? Những kỹ năng nào giúp bạn xây dựng được mối quan hệ bền vững?
Production and logistics management – Quản lý sản xuất và hậu cần là gì?
Quản lý sản xuất và hậu cần giúp cân bằng và nâng cao hiệu quả của cả 2 hoạt động sản xuất và hậu cần trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như chúng ta đã biết, khách hàng luôn mong đợi phía đối tác cung cấp những sản phẩm chất lượng, đúng yêu cầu và tiếp nhận đơn hàng cũng như các phản hồi về đơn hàng trong thời gian nhanh nhất. Để đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng là cả một sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hoạt động sản xuất và hậu cần của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần huy động tất cả nguồn lực nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở lợi ích tài chính, đời sống công nhân viên và lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Quản lý sản xuất và hậu cần chính là giải quyết các vấn đề đặt ra như sau:
Làm thế nào để sản xuất trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn?Doanh nghiệp có thể tự mình sản xuất bán thành phẩm nào, và bán thành phẩm nào nên đặt hàng từ nhà cung cấp?Làm sao để tăng tốc phản hồi đến khách hàng?Làm thế nào để làm ra các sản phẩm đáp ứng đầy đủ mong đợi từ khách hàng?Làm thế nào để giảm thiểu mức độ tồn kho và loại bỏ các cấu trúc hậu cần không linh hoạt…
Quản lý sản xuất hậu cần chính là đảm nhiệm các công việc sau:
Hoạch định chiến lược phân chia sản xuất;Thiết lập hệ thống sản xuất;Giảm chi phí vận hành nhà máy;Tăng hiệu suất vận chuyển và giao nhận hàng hóa;Quản lý chuỗi cung ứng.
Xem thêm: Tải Hungry Shark Evolution V8, Tải Game Hungry Shark Evolution Mod Apk 8
Bài viết trên đây là các nội dung đề cập đến P&L là gì? Ý nghĩa của P&L trong lĩnh vực kế toán và kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra P&L còn có ý nghĩa sản xuất và hậu cần vốn là 2 chức năng cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc đang làm việc trong mô trường sản xuất và kinh doanh.
Chuyên mục: Hỏi Đáp