Kích cỡ font chữ
(ĐCSVN) – Những ngày qua, dư luận còn đang bàn luận về điểm tuyển sinh vào một số trường đại học. Tôi cũng thử đi tìm lời giải cho vấn đề này. Nhân đọc bài Triết lý Giáo dục Việt Nam hiện nay, của người có bút danh là Phạm Văn trên Danlambao, những tưởng có thêm lời giải… Ai dè, lại thấy kẻ khoác áo “minh triết” luận về triết lý giáo dục.
Bạn đang xem: Minh triết là gì
Xin nói ngay khi đọc bài viết trên, ai cũng thấy người có bút danh Phạm Văn hoặc là người “có học”, hoặc là giả danh vị thế khoa học của người khác, bởi ông ta đã viết: “Tôi đã từng tham dự nhiều cuộc bàn thảo nói trên” – các cuộc thảo luận về triết lý giáo dục ở Việt Nam. Quả thực, khi đọc bài viết đó, lúc đầu ai cũng thấy ông ta có văn hay, triết lý rõ ràng, am hiểu về giáo dục và triết lý giáo dục… Nhưng hớ hênh thay, cái vẻ bề ngoài của “kẻ sĩ” lắm chữ đó, không thể che đậy được bản chất của một “gian sĩ”, chuyên dùng “chữ nghĩa”, triết lý cao siêu để lòe bịt, dẫn dụ người khác theo tư tưởng thấp hèn và hành động chống phá Nhà nước và chế độ ta. Cụ thể là:
1. Dùng thủ đoạn chứng minh cái đúng trong lý luận bắc cầu thành cái sai cả về lý luận và thực tiễn
Trong bài viết, Phạm Văn luôn huyễn hoặc, dẫn dụ người đọc bằng cách đưa ra những phạm trù, khái niệm đúng và rất cao siêu như: Triết lý, minh triết, vô minh triết… cùng những lý giải về nội hàm của nó, để từ đó dẫn người đọc đến những luận điểm nửa đúng, nửa sai mà đọc qua có thể dễ dàng chấp nhận là đúng cả. Ví như, Phạm Văn viết: “Về mặt tư tưởng, những con người, cá nhân đã nêu ra, đề xuất các triết lý phải là người thực hiện chúng, đi với chúng đến cùng;… Triết lý không đưa đến hành động, không khiến con người phải thực hiện nó đến cùng, sống chết vì nó (chết cho tư tưởng), thì đó không phải là triết lý mà chỉ là triết lý suông, hoặc nửa vời”…
Luận điểm này, nghe ra ban đầu tưởng là đúng, bởi trong mỗi người đều có thể tự chiêm nghiệm, đưa ra các triết lý của riêng mình, luôn có động cơ, hoài bão và quyết tâm để thực hiện nó… Nhưng thực ra, đó là một luận điểm sai, bởi mỗi người có thể triết lý đúng về một sự vật, hiện tượng nào đó trong một không gian, giới hạn nào đó từ cuộc sống của mình. Song bởi vì thực tế cuộc sống bản thân của mỗi người chỉ là hữu hạn, còn cuộc sống xã hội loài người là vô hạn và cũng đầy rẫy những khó khăn, phức tạp mà chưa hoặc không thể thực hiện được triết lý của mình. Do vậy, một khi triết lý đã đúng thì không thể vì bản thân mình không hoặc chưa thực hiện được mà triết lý đó lại trở thành sai. Ví như, các triết lý trong đời sống chính trị – xã hội về “tự do”, “bình đẳng”, “công bằng”, “bác ái”; trong giáo dục về “tiên học lễ hậu học văn”, “văn học là nhân học”…, ai cũng có thể tự triết tự, triết lý cho mình, nhưng để thực hiện nó thì bản thân mình lại có giới hạn về nhận thức, sức lực và tuổi tác, không thể dùng cả cuộc đời mà có thể đi đến tận cùng để giải quyết thấu đáo được. Do vậy, dù chưa được thực hiện thì triết lý đó vẫn đúng. Theo đó, luận điểm trên của Văn không chỉ làm sai lệch lý luận căn bản của triết lý, thiếu khoa học mà còn là phản động trong đời sống xã hội.
Sự lừa lọc của Văn là ở chỗ đó. Cái thủ đoạn đã được ông ta dùng quen đến mức tinh xảo, trở thành “thủ pháp” và “nghệ thuật” của kẻ có chữ, “chơi chữ” để lừa đảo kẻ ít chữ, kẻ ít hiểu biết hơn mình, nhưng hay ngộ nhận và “tôn sùng” kẻ sĩ. Cái nguy hiểm trong sự dẫn dụ từ cái đúng trong lý luận triết lý chung chung trở thành cái nhận định sai trong cả lý luận và đời sống xã hội của Văn mới là đáng kể và thực sự đó là một sự đểu giả của kẻ tự coi mình là “minh triết”, khoa trương, múa mép về văn vở, đi triết tự, giảng giải cho người khác. Việc này còn thể hiện ở đoạn Phạm Văn viết như sau: “Không thể chấp nhận được, không thể hình dung nổi có triết lý – minh triết ở ngoài con người, không được và không thể thực hiện được. Đây có lẽ là một trong những khía cạnh đặc trưng nhất của triết lý khiến ta hiểu thêm về “một loại triết lý” nói chung và triết lý giáo dục đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay”… Đây rõ ràng là một thủ đoạn quy nạp đến sống sượng đối với một luận điểm từ nửa đúng nửa sai trong lý luận thành cái sai hoàn toàn trong cả lý luận và đời sống xã hội, mà cụ thể là quy nạp toàn bộ cái sai về bản chất triết lý giáo dục ở nước ta hiện nay.
2. Tuyệt đối hóa triết lý giáo dục để phủ nhận hoàn toàn nền giáo dục Việt Nam
Những tưởng mình là “minh triết”, còn đối diện với mình thì tất cả người lãnh đạo, quản lý nhà nước, gián tiếp hay trực tiếp làm công tác giáo dục ở nước ta đều là “vô minh triết”, nên Phạm Văn đã cả gan “lấy vải thưa mà che mắt thánh”, liều lĩnh “đánh trống qua cửa nhà sấm”, để đưa ra quan điểm hết sức phiến diện và sai lầm rằng: “Triết lý giáo dục được coi là minh triết căn bản ở chỗ nó có những triết lý nền tảng là minh triết, nhờ thế mà các triết lý khác và hệ thống của chúng trở nên minh triết”…
Như vậy là với quan điểm trên, Phạm Văn đã coi triết lý giáo dục là đỉnh cao của mọi triết lý trong xã hội, mọi triết lý trong xã hội đều phải căn cứ và dựa vào triết lý giáo dục mới có thể là đúng đắn. Về bản chất, sự tuyệt đối hóa triết lý giáo dục không chỉ làm sai lệch mối quan hệ giữa giáo dục và chính trị, mà còn làm méo mó cái nhân cách và bộc lộ rõ cái bản chất con người của Văn. Đó là một kẻ nhận thức không đầy đủ, thiếu đúng đắn về triết lý giáo dục, nhấn và đề cao triết lý giáo dục để hạ thấp các triết lý xã hội, nhất là triết lý chính trị – xã hội ở Việt Nam, cái mà ông ta luôn có ý định, rắp tâm và thừa âm mưu, thủ đoạn chống phá ở đây.
Với cách luận giải dẫu có “cao siêu” đến đâu trong bài viết cũng cho thấy, đối với nhận thức của Văn thì “Việt Nam không có triết lý giáo dục”. Mọi triết lý về “Tiên học lễ hậu học văn”, “Tôn sư trọng đạo”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”… ông ta đều cho đó là sự “hỗn loạn ghê gớm của triết lý giáo dục Việt Nam”, đều là “tùy hứng”, “ngẫu nhiên”,… “bởi kẻ đề xuất hoặc không có cái gốc, cái căn cơ của sự học”. Còn đối với những người thầy cô, thì ông ta cho rằng: bởi thực ra “kẻ “làm” giáo dục như một hình thức, một bước để “làm” chính trị” – một thứ chính trị cũng rất tầm thường”… Như vậy, ta thấy rõ bản chất của Văn là phủ nhận hoàn toàn nền giáo dục Việt Nam, tất cả những giá trị trong nền giáo dục Việt Nam từ trước đến nay đều không phải là “triết lý giáo dục”.
Vậy thử hỏi, khi phủ nhận nền giáo dục Việt Nam, thì cái nhà “minh triết” Phạm Văn đó đã đưa ra được thứ triết lý giáo dục nào tốt hơn, tiến bộ hơn hay không? Điều mà chúng ta đang rất cần để bổ sung, phát triển hoàn thiện cho nền giáo dục Việt Nam cho phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế?… Khi đọc kỹ bài viết của Văn, thì quả thực cho thấy ông ta chẳng đưa ra hay bổ sung, phát kiến được gì mới hơn ngoài sự góp nhặt các thứ triết lý giáo dục của một cá nhân, nhóm người nào đó treo lơ lửng ở trên mạng xã hội, hay chỉ là tuyệt đối hóa lý thuyết giáo dục của một con người ở một nước phương Tây nào đó, ví như một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất thế kỷ XX là Maria Montessori (Ý).
Xem thêm: Cách Mạng 4.0 Là Gì – Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4
Dẫu cho mọi giá trị, triết lý từ giáo dục của mỗi người làm nghề giáo dục cần phải được tôn trọng, trân quý, song chúng ta cũng biết rõ: 1) Những giá trị đó không phải là phổ biến, là đặc trưng và truyền thống của nền giáo dục Việt Nam. Nó có những giá trị không hoặc chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của đất nước, con người, văn hóa giáo dục Việt Nam đã được xây dựng, hun đúc và phát triển mấy nghìn năm lịch sử, nhất là từ khi có Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2) Trong tự nhiên và xã hội, sự phủ định một sự vật, hiện tượng, quá trình là một tất yếu; nhưng sự phủ định chỉ có ý nghĩa khi nó được kế thừa những giá trị và lọc bỏ những cái vô giá trị của cái cũ, đồng thời có sự bổ sung, phát triển mới. Đó là sự phủ định biện chứng, khoa học và cách mạng. Còn phủ định chỉ để phủ định, như kiểu Phạm Văn phủ định nền giáo dục Việt Nam mà không có sự thừa hưởng những truyền thống, tinh hoa, giá trị của nền giáo dục Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại, thì đó là sự phản động về tư tưởng và là sự phá hoại đời sống hiện thực của xã hội Việt Nam…
Một ví dụ rất cụ thể để chứng minh tư tưởng và hành động phủ định theo lối phá hoại các giá trị xã hội của Văn, đó là: Một người chưa có đủ khả năng, tiềm lực về kinh tế, tài chính lẫn tri thức, kinh nghiệm, nhưng luôn luôn có “tư tưởng lớn” là xóa bỏ ngôi nhà cũ của mình để xây một ngôi nhà mới. Và rồi ngay từ hôm nay, anh ta đã quyết đập phá, tháo dỡ ngôi nhà của mình, để những mong 1, 2, 3… thậm chí là 5, 10 năm sau mới có thể xây được ngôi nhà mới… Những tư tưởng và hành động đồng dạng giữa Phạm Văn và người kia là gì? Không còn hoài nghi gì nữa, đó chính là sự phá hoại các giá trị của đời sống bản thân và xã hội; là sự ngu xuẩn, dốt nát và thiếu học thức của một kẻ luôn tự cho mình là “minh triết”, là có “tư tưởng lớn”, nhưng chuyên đi làm những việc sai trái với luân lý, hiện thực và các giá trị cuộc sống của con người và xã hội.
3. Một dạng người chống phá đời sống xã hội, chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Dùng triết lý cao siêu, nhấn nhá bao “lời hay”, “ý tốt”… nhưng rốt cuộc, Phạm Văn cũng hiện nguyên hình là một kẻ có rắp tâm phá hoại các thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đấu tranh hy sinh, gian khổ mới có được như ngày hôm nay. Toàn bộ lời văn và ý tứ cuối bài viết đã bộc lộ rõ, ông ta không có một chút ý định nào muốn bàn đến triết lý giáo dục Việt Nam, bàn và đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam. Ông ta quy nạp toàn bộ những yếu kém, hạn chế trong đời sống giáo dục Việt Nam hiện nay là do Đảng, Nhà nước ta, nhất là sự kế thừa những tư tưởng về một nền giáo dục mới của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đặc biệt là do sự tiếp thu, trung thành và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam mà nên. Ông ta cho đó là nguyên nhân của sự “vô minh triết” trong nền giáo dục, và cần phải xóa bỏ hết thảy ở Việt Nam hiện nay, mà trước hết là lật đổ và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… Rõ ràng, về bản chất, Phạm Văn chỉ mượn cớ luận bàn về triết lý giáo dục Việt Nam để bàn luận và đưa ra các vấn đề về thế sự của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là để thể hiện rõ lập trường, tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng nói chung và thành quả nền giáo dục của nhân dân ta nói riêng.
Chúng ta biết rằng, dẫu trong đời sống chính trị – xã hội và đời sống giáo dục Việt Nam hiện nay còn có tiêu cực, bất công và cả những hạn chế, yếu kém chưa thể giải quyết, tháo gỡ một sớm, một chiều được, thì chúng ta cũng luôn khẳng định những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đấu tranh giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là vô cùng lớn lao đối với nhân dân lao động và giai cấp cần lao ở nước ta. Từ khi có cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, đến khi non sông liền một dải từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhân dân ta đã xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục cũ của bọn thực dân, đế quốc, chuyên giáo dục theo lối ngu dân, chỉ chăm lo giáo dục cho con cái nhà giàu, đào tạo ra những kẻ phục vụ cho giai cấp bóc lột, làm tay sai cho những kẻ bán nước, hại dân; còn 99% người dân thì không biết chữ, không được hưởng một chút quyền được học tập, được tiếp cận văn hóa, tri thức nào. Chúng ta đã xây dựng nên một nền giáo dục mới, giáo dục vì nhân dân, vì sự tiến bộ và phát triển của mỗi con người và cả xã hội nước ta. Đảng, Nhà nước và trước hết ngành giáo dục cũng như toàn thể nhân dân ta đang cùng nhau chung sức, tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa, tiến bộ trong nền giáo dục của nhân loại, nhất là những phương pháp, công nghệ mới về giáo dục, đào tạo hiện nay.
Những tiến bộ của ngành giáo dục Việt Nam trong những thập niên qua là không thể phủ nhận, và những thành quả mà nền giáo dục Việt Nam có được chính là nhờ vào sự tiến bộ trong nhận thức và hành động đổi mới quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nước ta. Ở đó, chúng ta không chỉ bổ sung, phát triển triết lý giáo dục Việt Nam mà còn làm giàu có thêm những tri thức mới, giá trị mới của nền giáo dục nước ta… Cái đáng lo ngại và trở lực của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, chính là ở những tư tưởng và hành động tiêu cực của một bộ phận những người lãnh đạo, quản lý và trực tiếp làm công tác giáo dục; đồng thời ở chính ngay những tư tưởng, ý thức “mượn gió bẻ măng” như kiểu các lời lẽ, giọng điệu của Phạm Văn này.
Xem thêm: Công Nghiệp 4.0 Là Gì, Cách Mạng Công Nghiệp 4
Để cho nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới, thì vấn đề quan trọng không chỉ là kiên định, phát triển các giá trị, triết lý của nền giáo dục Việt Nam, bổ sung, cập nhật các tri thức, giá trị tiến bộ về giáo dục trên thế giới, mà còn phải biết nhận thức rõ và đấu tranh kiên quyết, loại trừ những kẻ giả danh “minh triết”, mượn cớ luận bàn về thế sự để chống phá nền giáo dục Việt Nam, mà thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như Phạm Văn này. Nhân dân Việt Nam, các thế hệ người thầy và người học ở Việt Nam luôn nhận rõ bản chất và không cần đến những kẻ “vô minh” như vậy./.
Chuyên mục: Hỏi Đáp