Giới thiệuLĩnh vực hoạt độngDoanh nghiệp thành viênTin tức – Sự kiệnThông tin chuyên ngànhCông bố thông tinQuan hệ cổ đông
Trang chủ> Tin tức – sự kiện> Tin tức hàng hải trong nước và quốc tế>Thủy thủ viễn dương và những “góc khuất” chưa kể
Đằng sau những chuyến tàu an toàn trên biển có sự vững vàng vượt hiểm nguy và có cả sự cô đơn của những người thủy thủ…
Nghề thủy thủ viễn dương từng vang bóng một thời, là mơ ước của bao thế hệ thanh niên Việt Nam
Cô đơn trong điệu nhảy “lệch nhịp”
Cách đây hơn ba thập niên, vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20, thời kì nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, có hai lớp người được không ít thanh niên mơ ước. Một là lái xe quá cảnh – những người đã biến Đông Hà hồi đó thành một trung tâm buôn bán sôi nổi nhờ vào việc vận chuyển hàng tiêu dùng của Thái Lan và Lào (dép tông, quần bò Thái, thuốc lá A Lào,…) vào nước ta trong bối cảnh hàng hóa khan hiếm bởi tình trạng ngăn sông cấm chợ.
Bạn đang xem: Tàu viễn dương là gì
Lớp người thứ hai chính là thủy thủ viễn dương làm tại các công ty như: Công ty vận tải biển 3, Công ty Vitranschart, Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco),… Còn nhớ, thời kỳ cực thịnh ấy, cứ nhắc đến thủy thủ viễn dương, người ta lại nghĩ ngay tới những chàng trai Hải Phòng đi giầy Adidas, mặc áo na tô, ngậm thuốc lá ba số. Họ đã biến chợ Sắt, Hải Phòng thành trung tâm buôn bán nổi tiếng với các mặt hàng điện tử second – hand, vượt qua cả chợ Đồng Xuân của Hà Nội, chợ Bến Thành của Sài Gòn với những câu ví von như: “Thứ gì trên thế giới có, chỉ 2, 3 ngày sau chợ Sắt sẽ có”, “Thiếu bất kì thứ gì đến chợ Sắt sẽ mua được”.
Thế nhưng, ít ai biết được rằng, sau “ánh hào quang”, sau công việc được hàng nghìn người thèm muốn ấy là đẫy rẫy những khó khăn, thử thách sức bền mà thủy thủ viễn dương phải trải qua.
Đó là sự cô đơn, những chuyến lênh đênh sóng nước dài hàng vài ba tháng trời, giữa những bến bờ xa lạ để thực hiện nhiệm vụ ngành và đất nước giao phó, dưới mạn tàu chỉ một màu xanh của nước biển. Có những ngày thèm được gặp thuyền cá của ngư dân đến cồn cào để cảm nhận dấu ấn của đất liền và sự mới mẻ sau hàng tháng trời, 15 người đàn ông da đen sạm, đầy mùi dầu mỡ chạm mặt đến ngao ngán.
Có những ca nghỉ, sóng yên biển lặng, tàu lầm lũi trôi, thuyền trưởng lại bật những điệu nhảy cổ điển để những người đàn ông cồng kềnh, cứng nhắc ôm nhau dập dìu trong những điệu: valse, cha cha cha, hay rumba. Tuy điệu nhảy có chút lệch nhịp, song nó giúp những người con xa quê vơi bớt nỗi nhớ không khí hội hè sôi động.
Vượt qua dữ dằn của biển cả và khó khăn trong đời sống thường nhật, các thế hệ thủy thủ viễn dương vẫn vững vàng đưa những chuyến tàu ra khơi an toàn để phát triển kinh tế đất nước
Vượt khó khăn, thông thương những chuyến tàu an toàn
Thử thách với nghề thủy thủ còn là những ngày phải ăn, ngủ, làm việc trong một không gian rung lắc liên hồi trên những con sóng hung dữ giữa biển cả mênh mông, là khoảng thời gian bước lên bờ bị “say đất” khi mỗi chuyến tàu cập bến trả hàng (do chuyển trạng thái đột ngột từ dưới biển lên trạng thái tĩnh trên bờ); Là những lần “cân não” đối mặt với sự hiểm nguy để giữ an toàn cho bản thân cùng nhiều hàng hóa, tài sản giá trị trong những ngày biển động, sóng nổi dữ dằn, tàu như chiếc lá giữa đại dương chập chùng, khắc nghiệt.
Xem thêm: Sky Là Gì – Park Min Hee
Có những dòng điện tín từ tàu nhắn gửi về bờ đến bây giờ nghĩ lại, nhiều thuyền viên/cựu thủy thủ vẫn nổi da gà: “Nếu 15 phút nữa chúng tôi không điện về thì xin được gửi lời chào vĩnh biệt tổ quốc và những người thân”.
Với đặc thù công việc, thường xuyên xa gia đình, xa vợ con, không ít trường hợp thủy thủ một năm lênh đênh trên tàu làm nhiệm vụ đến quá nửa, khi lên bờ lại phải nhận tin như “sét đánh” bên tai là vợ ngoại tình, con hư hỏng, cha già, mẹ yếu “khuất núi” không được nhìn mặt con lần cuối.
Thế nhưng, vượt qua khó khăn của cuộc sống thường nhật, những thủy thủ viễn dương vẫn vững vàng lèo lái những chuyến tàu vượt sóng thành công, ngay cả lúc thiết bị kỹ thuật còn yếu kém.
Vào những năm cuối của thập niên 80, hầu hết những con tàu viễn dương của Việt Nam đều là tàu cũ, tuổi bình quân hơn 30 tuổi, thậm chí có thời gian, độ tuổi của tàu xấp xỉ 40 tuổi. Thế nhưng, những người thủy thủ viễn dương với trình độ tay nghề cao đã đảm bảo độ an toàn đến 93 – 94%, không có trường hợp tàu Việt Nam nào bị đắm hoặc chìm do lỗi kỹ thuật.
Xem thêm: Webrtc Là Gì – Giới Thiệu Về Kurento
Hiện nay, kinh tế Việt Nam đã dần phát triển, đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể nên nghề thủy thủ viễn dương không còn hấp dẫn như xưa. Tuy nhiên, có những bạn trẻ với tình yêu biển cả, yêu nghề vận tải vẫn quyết dấn thân vào sóng gió, vất vả, hiểm nguy, dành trọn thanh xuân trên đầu sóng, giữ vững tinh thần của người thủy thủ để thông thương những chuyến hàng, góp phần đưa kinh tế biển nói riêng, kinh tế đất nước nói chung phát triển ngày một vững mạnh.
Chuyên mục: Hỏi Đáp