1.Đính hôn là gì?1.1 Đính hôn ở miền Bắc1.2 Đính hôn ở miền Nam1.3 Đính hôn ở miền Trung2.Chuẩn bị lễ vật gì trong ngày lễ đính hôn2.1 Trầu cau2.2 Chè,rượu,thuốc lá2.3 Bánh đậu xanh và bánh cốm2.4 Bánh phu thê2.5 Nến tơ hồng

Đính hôn là gì ? hoặc lễ đính hôn là gì? đây chắc chắn rằng người nào cũng phải hỏi đến về vấn đề này. Tuy không quan trọng như đám cưới nhưng đính hôn vẫn có  vai trò quan trọng không kém. Hãy để September Studio sẽ giúp bạn hiểu thêm đính hôn là gì? trong đời sống. Nếu bạn đang quan tâm đến nghi thức này thì đừng vội bỏ qua bài viết sau nhé.

1.Đính hôn là gì?

*

Đính hôn còn có tên gọi khác là đám hỏi là một thông báo chính thức về việc lời hứa gả con cho hai bên gia đình . Đây là bước đệm lớn để bước tới hôn lễ quan trọng nhất của đời người, nên có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng. Các cặp đôi nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng.  Do đó, tùy theo vùng miền, phong tục, tập quán sẽ khác nhau và yêu cầu về ngày lễ này cũng khác nhau. Nếu bạn muốn những câu đầy ý nghĩa và nhiều cảm xúc nên chọn một câu đính hôn bằng tiếng anh.

Đính hôn được xem là nghi lễ rất quan trọng có ý nghĩa lớn của cuộc đời của con người. Việc thực hiện nghi thức đính hôn theo truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ. Tuy nhiên đính hôn sẽ phân chia hai miền khác nhau.

*

>>> Tham khảo mâm quả cưới  khác nhau bạn cần nên biết đến để sao cho phù hợp với từng vùng miền.

1.1 Đính hôn ở miền Bắc

Các gia đình miền Bắc muốn giữ nguyên phong cách trang trí và  không gian ngày lễ đính hôn theo kiểu cổ điển. Người miền Bắc chọn tổ chức lễ đính hôn sát  ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng 1 tháng, thậm chí là 1 tuần. Lễ đính hôn đều diễn ra tại nhà gái. Người miền Bắc rất coi trọng nghi thức truyền thống nên lễ diễn ra rất lịch sử, mâm cúng với nhiều món truyền thống trang trọng. Trong lễ vật của nhà trai mang tới, các mâm tráp không thể thiếu bánh cốm, bánh đậu xanh. Đặc biệt các gia đình miền bắc thường không yêu thích theo hình thức phương Tây. Về trang phục thì cô dâu sẽ mặc áo dài, chú rể mặc Vest lịch lãm.

*

1.2 Đính hôn ở miền Nam

Lễ đính hôn của người miền Nam khác với phong cách ở Bắc. Miền nam mang phong cách phương Tây hiện đại hơn. Sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo. Như ca hát hoặc đại một bữa tiệc tráng lệ. Lễ đính hôn của người miền Nam khác với miền Bắc thường xa hơn ngày cưới. Lễ đính hôn sẽ diễn ra ở nhà gái để bà con, hàng xóm biết rằng cô gái ấy chuẩn bị thực hiện một lời hứa khó quên trong cuộc đời. Lễ đính hôn của người miền Nam cũng có nhiều phần, mở đầu sẽ là tiếp đón quan khách, sau đó là một vài nghi thức đơn giản, xin phép và ra mặt 2 bên gia đình để hợp thức mối quan hệ của cặp đôi chính. Về lễ vật đính hôn thì nhà trai cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các mâm tráp với những món lễ vật tỉ mỉ bên trong.

*

Trong đính hôn của người miền Nam cũng thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn giống miền bắc, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự hiện diện và chứng kiến của tất cả mọi người.  Về trang phục trong lễ đính hôn, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong phần nghi thức. Còm lúc ăn tiệc thì có thể mặc đồ như mình muốn.

Bạn đang xem: đính hôn là gì

Xem thêm: Postcard Là Gì – Cách Làm Bưu Thiếp Postcard Với Canva

Xem thêm: Trọn Bộ Thuật Ngữ Massage đi Gái Phải Biết (fj, Hj, Cia Và Bj Là Gì

1.3 Đính hôn ở miền Trung

Lễ đính hôn của người miền Trung giống phong cách phương Tây hiện đại của miền Nam. Lúc làm lễ ở miền Trung, bố mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu chú rể mang theo một phần lễ vật mà nhà trai mang đến dâng lên bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật của miền Trung thường có đầy đủ các lễ vật: Trầu cau, bánh phu thê, rượu, chè, thuốc, cặp nến tơ hồng, các lễ vật khác…

*

Đặc biệt ở miền Trung, tổng số sính lễ phải là số chẵn, và thường được chọn số dựa trên số sinh hoặc lão Giống với miền Nam sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo. Như ca hát hoặc đại một bữa tiệc tráng lệ. Giống với các vùng miền khác thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự hiện diện và chứng kiến của tất mọi người. Về trang phục giống như miền nam, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong lúc làm lễ. Còn lúc ăn tiệc thì mặc đồ như mình mong muốn.

>>> Tham khảo thêm cách trang trí bàn cưới  đơn giản phong cách handmade nhất, để thêm phần ý nghĩa vậy hãy cùng tham khảo các cách trang trí trong bài viết

2.Chuẩn bị lễ vật gì trong ngày lễ đính hôn

*

Để có thể chuẩn bị lễ vật trong ngày đính hôn là công việc vô cùng quan trọng, tùy thuộc vào khả năng của hai bên gia đình, nhưng nhất định chúng cần có đủ những thứ sau: trầu cau, chè, bánh đậu xanh và bánh cốm, bánh phu thê, hoa quả cùng rượu, thuốc lá, nến tơ hồng. Để trang trọng hơn, gia đình còn có thể chuẩn bị heo sữa quay, mâm xôi… và bạn không được quên kêu người trong nhà hoặc bạn bè thân thiết để bê mâm quả.

2.1 Trầu cau

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu được trong lễ đính hôn, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, sự gắn bó lâu dài trong tình cảm vợ chồng sau này.

Mâm trầu cau không quá cầu kỳ, không yêu cầu về số lượng nên nhà trai có thể tùy ý, miễn sao có được một mâm quả đẹp mắt và không quá sơ sài khi đưa sang nhà gái.

*

2.2 Chè,rượu,thuốc lá

Đây được xem là sính lễ cần thiết và cơ bản nhất được chọn trong mâm lễ đính hôn của người Việt Nam. Ở các vùng miền thì sính lễ này được xếp chung trong một mâm quả cưới hỏi không thể thiếu được. Đây cũng là cách nhà gái tạo điều kiện cho nhà trai có thể sắp xếp mâm quả một cách thoải mái và thể hiện tấm lòng của mình tới nhà gái.

2.3 Bánh đậu xanh và bánh cốm

Bánh đậu xanh và bánh cốm đây cũng là sính lễ vô cùng đặc biệt, không thể thiếu được trong ngày đính hôn trọng đại của cuộc đời của con người. Sính lễ này tạo ra sự gắn kết vô hạn không thể tách rời được của cặp vợ chồng, giống như bánh đậu xanh vậy.

2.4 Bánh phu thê

*

Trong lễ đính hôn thay vì lựa chọn bánh chưng – bánh giầy. Bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của đôi bạn trẻ, có thể sống với nhau đến trọn đời bên nhau.

Đây được xem là lời hứa thủy chung và lời chúc phúc chân tình của nhà trai dành cho nhà gái. Mâm quả đựng bánh phu thê được xếp thành hình trái tim tượng trưng sự chung thủy của từng cặp với nhau. Mâm lễ này được xếp theo số chẵn và không bắt buộc về số lượng bao nhiêu.

2.5 Nến tơ hồng

Nến tơ hồng thường đi theo cặp, lễ vật này vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi của nhà trai. Cặp nến tơ hồng sẽ được sử dụng trong nghi lễ trước bàn thờ gia tiên. Việc chuẩn bị cặp nến tơ hồng còn giúp cho việc thực hiện nghi lễ đám hỏi suôn sẻ, không thiếu hụt trước sau.

*

Như vậy, bạn đã biết những câu trả lời cơ bản cho vấn đề đính hôn là gì. Tuy nhiên, những yếu tố trên là những điều quan trọng và không thể thiếu cho một buổi lễ đính hôn trang trọng. Vì vậy không riêng gì cô dâu, chú rể mà cả hai bên gia đình cần nói chuyện thống nhất để có thể hòa hợp hơn về vấn đề chuẩn bị lễ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho cô dâu chú rể có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào lễ đám hỏi chính thức.

>> Nếu bạn muốn chuẩn bị cho lễ cưới thì bước đầu tiên không thể thiếu đó là chụp hình cưới, điều đặc biệt là bạn chọn cho mình một bộ ảnh cưới tại September Studio với 4 gói chụ p:

Gói chụp hình cưới tại Hồ Cốc Gói chụp hình cưới tại Đà Lạt Gói chụp hình cưới tại TPHCM Gói chụp hình cưới tại Cần Thơ

Chuyên mục: Hỏi Đáp