Xu hướng thanh toán điện tử (không dùng tiền mặt) đã đi vào đời sống hằng ngày của nhiều quốc gia hiện đại trên thế giới. Ở các nước phát triển, chính sách chủ yếu là tập trung đầu tư hệ thống thanh toán trực tuyến và mở rộng các điểm chấp nhận thẻ (POS), trong đó Mobile POS (MPOS) là ưu tiên hàng đầu.
Bạn đang xem: Mpos là gì
Điểm hấp dẫn ở MPOS
MPOS là dịch vụ cho phép đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) và một thiết bị thanh toán đi kèm để ĐVCNT thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Thay cho phương pháp quẹt thẻ truyền thống tại POS, khách hàng sẽ quẹt thẻ tại thiết bị đi kèm Smartphone, đồng thời thực hiện các thao tác thanh toán trên phần mềm ứng dụng cài trên Smartphone như: Nhập thông tin email để nhận đơn hàng hóa/giao dịch, nhập số tiền, ký tên người mua hàng…
So với POS truyền thống, giải pháp thanh toán qua MPOS có một số ưu điểm nổi bật:
– Chi phí đầu tư thấp hơn so với POS truyền thống vì có thể tận dụng luôn Smartphone của ĐVCNT để giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị thanh toán.
– Ứng dụng công nghệ cao, thiết bị thanh toán nhỏ gọn, cho phép di chuyển nhiều, sử dụng mạng di động không dây…
– Giao diện thân thiện với người sử dụng.
Giải pháp MPOS có thể áp dụng cho bất kỳ loại Smartphone nào có kết nối mạng viễn thông. Về cơ bản, một giải pháp MPOS bao gồm 3 thành phần cơ bản:
– Thiết bị đọc thẻ (card reader) được kết nối Smartphone qua các cổng audio/USB hoặc cổng thích hợp khác như bluetooth, wifi.
– Phần mềm ứng dụng cài đặt trên Smartphone cung cấp giao diện cho phép lựa chọn loại giao dịch thanh toán, giá trị giao dịch, mã PIN và các thông tin khác phục vụ cho việc gửi hóa đơn (số điện thoại đăng ký, email để nhận hóa đơn). Phần mềm này kết nối với hệ thống xử lý thanh toán của nhà cung cấp giải pháp MPOS.
Xem thêm: Công Nghệ Là Gì
– Hệ thống phần cứng, hạ tầng mạng và phần mềm trên máy chủ để tiếp nhận và tiền xử lý giao dịch thanh toán MPOS trước khi đi vào mạng thanh toán của ngân hàng và tổ chức thẻ quốc tế.Bất kỳ giải pháp MPOS nào cũng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm an toàn thanh toán trước khi được phép triển khai rộng rãi:
– An toàn cho ứng dụng thanh toán trên Smartphone: Dữ liệu trao đổi giữa ứng dụng trên Smartphone với hệ thống thanh toán của ngân hàng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, ngăn ngừa mọi sự can thiệp vào dữ liệu giao dịch. Đối với thẻ thanh toán quốc tế, ứng dụng phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn dữ liệu cho ứng dụng thanh toán (PA-DSS – Payment Application Data Security Standards) do Hội đồng tiêu chuẩn an toàn thanh toán thẻ (PCI-SSC – Payment Card Industry Security Standards Council) quy định.
– An toàn cho dữ liệu thu thập từ thiết bị đọc thẻ: Đối với thẻ thanh toán quốc tế, mọi thiết bị lưu trữ, truyền đưa và xử lý dữ liệu của chủ thẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn (PCI-DSS – Payment Card Industry Data Security Standards). Các giao dịch thẻ sẽ được mã hóa dữ liệu ngay trên thiết bị đọc thẻ và sau đó truyền đưa dữ liệu bảo mật này tới hệ thống thanh toán kết nối ngân hàng.
Với những ưu điểm vượt trội, giải pháp thanh toán MPOS có thể ứng dụng ở bất kỳ đâu có phát sinh giao dịch. Vì vậy, định hướng thị trường của MPOS sẽ tập trung vào 3 phân khúc chính:
– Phân khúc 1: Các đơn vị kinh doanh lớn nhưng có tính di động, số lượng nhân viên nhiều và việc tiếp cận POS khó khăn do đường truyền, thiết bị cồng kềnh. Ví dụ: Thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, taxi…
– Phân khúc 2: Các đơn vị chấp nhận thẻ hiện tại đã sử dụng dịch vụ POS truyền thống nhưng yêu thích công nghệ cao và mong muốn sử dụng MPOS vì nhưng ưu điểm vượt trội mà MPOS mang lại. Ví dụ: Nhà hàng, khách sạn, siêu thị…
– Phân khúc 3: Các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không đáp ứng yêu cầu đề triển khai POS. Điển hình của nhóm đối tượng này là các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng gia dụng, kinh doanh tại nhà, kinh doanh online…
Tốc độ phát triển theo cấp số nhân
Mặc dù MPOS chỉ nổi lên như một giải pháp thanh toán mới trong khoảng vài năm trở lại đây, song dịch vụ thanh toán MPOS toàn cầu đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức thẻ MasterCard, trong năm 2015, tốc độ phát triển các MPOS tăng trưởng 36% theo quý, đến nay có gần 20 triệu thiết bị MPOS đã triển khai và dự kiến sẽ đạt mức 38 triệu thiết bị vào năm 2017 và 54 triệu thiết bị vào năm 2019 trên toàn thế giới.
Xem thêm: Freak Out Là Gì – 10 Câu Văn Nói Hay Thấy Trong Phim Mỹ
Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thẻ phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, VietinBank đã triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ trên thiết bị di động MPOS từ tháng 3/2014 và trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai loại hình dịch vụ thanh toán này. Đến nay, VietinBank đã triển khai MPOS thành công tại nhiều loại hình kinh doanh như: Taxi, thanh toán tiền điện, nước, Internet, bảo hiểm, đồ ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn, đại lý du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị… Với việc triển khai thành công dịch vụ MPOS ra thị trường, VietinBank đã được Tổ chức thẻ quốc tế Visa trao tặng giải thưởng “Ngân hàng đi đầu về việc phát triển dịch vụ MPOS tại Việt Nam” và giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng .
Chuyên mục: Hỏi Đáp