COVID-19: CÂU CHUYỆN PHÁP LÝ VỀ FORCE MAJEURE, HARDSHIP VÀ VIỆC SỬ DỤNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI(Phần 1) Hiện nay, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 là vấn đề nóng hổi toàn cầu, với mức độ ảnh hưởng đa đối tượng, lĩnh vực. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh-thương mại đang chịu “đòn đả kích” không nhỏ, khi đa số các doanh nghiệp đang loay hoay tìm “phao cứu sinh” pháp lý để ứng phó với các hoạt động kinh doanh bị đình trệ. Liệu phương thức hòa giải thương mại có là phương án đáng cân nhắc của các doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 hay không? Việc kết hợp phương thức này với chiếc “Phao pháp lý” mới là Hardship liệu có thể là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp để tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp trong và hậu thời kỳ đại dịch?

*

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn “bấu víu” vào đặc điểm dịch bệnh Covid-19 trong tương quan với điều khoản Force majeure – “Bất khả kháng”: “Nếu doanh nghiệp bên tôi có chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng như chưa giao đủ hàng hay chậm trễ thời gian giao, thì bên tôi sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý nhé, vì Covid-19 mà!”

Ừ thì Covid-19 mà, nhưng có chắc rằng điều khoản “bấu víu” đó có thực sự là phương án tối ưu nhất cho các doanh nghiệp?

Chúng tôi xin mạn phép đưa ra vài phân tích như sau:

1. Covid-19 có phải là Force majeure không, câu trả lời tùy thuộc vào từng giao dịch hợp đồng cụ thể, không có khẳng định chung cho tất cả hợp đồng.

Bạn đang xem: Force majeure là gì

Trong một số trường hợp, việc kết luận về sự kiện bất khả kháng khá dễ dàng, ví dụ việc hạn chế xuất nhập cảnh chắc chắc sẽ khiến chuyên gia không thể sang Việt Nam làm việc; lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo sẽ khiến tất cả các hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam không thực hiện được; quyết định hoãn/hủy tổ chức các sự kiện sẽ khiến các hợp đồng kèm theo bị hoãn/hủy thực hiện.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, trước khi kết luận cần cân nhắc kỹ càng.

Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Điều kiện 1 và 2 thì dường như dễ được đáp ứng, nhưng còn điều kiện 3 “đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép chưa?” Cụ thể là, cần đặt ra các câu hỏi: Ảnh hưởng cụ thể của Covid-19 đến việc thực hiện hợp đồng là như thế nào? Có các giải pháp hay biện pháp gì để khắc phục không? Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp đó chưa và kết quả như thế nào?

Ví dụ, đối với các Hợp đồng thi công xây dựng, ảnh hưởng của Covid-19 có thể là: khó huy động nhân công, thiếu hụt lao động, thiếu hụt nguồn cung vật liệu, máy móc. Tuy vậy, hợp đồng vẫn có thể được thực hiện, vẫn thi công được trên công trường, chỉ có điều tiến độ sẽ chậm hơn, khó khăn hơn.

Đối với các hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, rất khó để nói rằng vì Covid-19, cụ thể là do lệnh cấm hoạt động kinh doanh (ví dụ nhà hàng) để nói rằng tôi sẽ không phải trả tiền thuê mặt bằng do bất khả kháng. Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của nhà hàng, nhưng sẽ chỉ ảnh hưởng gián tiếp đối với hợp đồng thuê mặt bằng của nhà hàng. Nhà hàng có thể có giải pháp khác, phương thức khác để hoạt động không, ví dụ như dịch vụ nấu và giao món về tận nhà cho cho khách hàng? Như vậy, hoạt động kinh doanh vẫn có thể thực hiện được, và vẫn có doanh thu để trả tiền thuê mặt bằng, chỉ có là doanh thu giảm sút mà thôi.

Điều kiện thứ ba này của bất khả kháng sẽ loại bỏ việc một số bên thiếu thiện chí lợi dụng đại dịch Covid 19 để né tránh trách nhiệm mà chẳng cần nỗ lực gì. Tóm lại, cần nhất vẫn là nỗ lực của các bên để vượt qua khó khăn, và chỉ khi đã nỗ lực rồi mà không vượt qua được thì mới được hưởng miễn trách nhiệm.

Ngoài ra, khi sử dụng công cụ pháp lý này thì cũng cần phải lưu ý một số điểm:

Bên muốn viện dẫn bất khả kháng phải thông báo về diễn biến của Covid-19 để hai bên cùng nắm được và có biện pháp khắc phục. Ví dụ khi có thông báo về tạm ngừng xuất khẩu gạo, DNXK Việt nam phải ngay lập tức thông báo cho đối tác để họ ngừng việc thực hiện hợp đồng (ví dụ như không mở L/C nữa, không thuê tàu nữa). Hành đồng thông báo này giúp đối tác giảm bớt thiệt hại. Nếu không thông báo kịp thời khiến bên kia thiệt hại phải bồi thường (Điều 295 Luật Thương mại 2005)Phải chứng minh sự ảnh hưởng của Covid-19 đến khả năng thực hiện hợp đồng của mình, chứng minh những biện pháp/nỗ lực của mình đã được thực hiện mà không vượt qua hay khắc phục được khó khănCần đọc kỹ điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng: điều khoản này có thể có các quy định và yêu cầu khác với các quy định của Bộ luật dân sự. Nếu đối tác nước ngoài, cần lưu ý đọc kỹ hợp đồng và xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Tên gọi của điều khoản liên quan có thể cũng sẽ khác : Act of God, unforeseen events, exceptions. Luật các nước có thể có các quy định khác với luật Việt Nam. Nếu các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có trụ sở/địa điểm kinh doanh tại các quốc gia thành viên của CISG (Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) thì cần tham khảo Điều 79 CISG.Cần đàm phán với đối tác hoặc dựa vào hợp đồng/luật để đưa ra cách xử lý: có 2 cáchMột là kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng tương ứng với thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cộng với thời gian khắc phục hậu quả của Covid-19. Việc kéo dài thời hạn theo Điều 296 Luật Thương mại năm 2005 có thể lên tới 8 tháng hoặc theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.Hai là chấm dứt hợp đồng nếu dịch Covid-19 và các lệnh cấm/hạn chế kéo dài quá một thời gian nào đó, ví dụ quá 15 ngày, 30 ngày hay 3 tháng… tùy vào từng hợp đồng.

Nếu hành động đúng như vậy thì sẽ giảm thiểu thiệt hại, tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp sau này.

2. “Force majeure” (Bất khả kháng) không phải là “chiếc phao pháp lý vạn năng” để giải quyết triệt để khó khăn mà các bên trong hợp đồng gặp phải. Lúc này, giá trị điều khoản Hardship (“Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”) theo Điều 420 Bộ Luật Dân sự 2015 mới thật sự được khẳng định.

Xem thêm: Disturbance Là Gì – Disturbance Trong Tiếng Tiếng Việt

Đây sẽ là công cụ rất hữu hiệu để giúp các bên thiết lập lại sự cân bằng của hợp đồng trong bối cảnh đại dịch, đặc biệt là giúp các bên duy trì, “cứu sống” hợp đồng của mình. Đây là sự lựa chọn tối ưu để các bên tiếp tục hợp tác cùng vượt qua khó khăn của đại dịch và những hậu quả của đại dịch sau này.

Nguyên lý của Hardship được thực hiện trên cơ sở thiện chí của cả hai bên: khi một bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, thì hai bên sẽ có nghĩa vụ “ngồi” lại với nhau, đàm phán để điều chỉnh hợp đồng, nhằm tái thiết lập sự cân bằng về lợi ích của hợp đồng như gia hạn thời hạn thực hiện, điều chỉnh giá của hợp đồng.

Ví dụ, trong hợp đồng thi công xây dựng, nhà thầu dù cố gắng hết sức vẫn không thể huy động được đầy đủ nhân công; khi đó các bên có thể điều chỉnh tiến độ thi công của hợp đồng. Trong hợp đồng thuê mặt bằng, các bên có thể đàm phán để giãn thời hạn thanh toán tiền thuê, hoặc là giảm tiền thuê. Đây là cách hợp tác, “chia sẻ khó khăn, rủi ro” bằng công cụ pháp lý là hợp đồng. Trên thực tế, nhiều đơn vị đã chủ động thực hiện điều này: Một số khách sạn đã cho phép khách hàng và các công ty du lịch được hủy phòng mà không mất phí; một số ngân hàng đã cơ cấu lại khoản nợ, thời gian trả nợ, miễn/giảm lãi cho khách hàng. Nếu chủ đầu tư, bên cho thuê mặt bằng, các khách sạn, hay các ngân hàng làm như vậy thì các hợp đồng sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện, đem lại lợi ích cho cả hai bên, mối quan hệ làm ăn giữa các bên lại bền chặt hơn trong và sau đại dịch. Hãy thử tượng tượng xem, nếu chủ đầu tư, bên cho thuê mặt bằng, các khách sạn, hay các ngân hàng không làm như vậy, và để đối tác tự gánh chịu và tự xoay xở khi gặp các khó khăn do Covid-19 gây ra, thì nguy cơ các đối tác bị phá sản, hợp đồng bị chấm dứt, nguy cơ tranh chấp, đổ vỡ mối quan hệ kinh doanh là khó thể tránh khỏi; và nếu như vậy, thiệt hại sẽ xảy ra với cả 2 bên.

3. Để giải quyết triệt để các vấn đề pháp lý do Covid-19 gây ra, cần vận dụng một sợi chỉ xanh xuyên suốt pháp luật hợp đồng, đó chính là nguyên tắc thiện chí (Điều 3, khoản 3 Bộ luật dân sự). Có lẽ chính sợi chỉ xanh lấp lánh này mới là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua đại dịch!

Nhưng bằng những cách thức nào?

Hãy ngồi lại cùng với nhau, bằng tinh thần thiện chí, để cùng bàn cách cùng vượt khó qua đại dịch. Hãy đặt mình ở vị trí đối tác để hiểu rằng khó khăn do đại dịch đang đặt ra cho tất cả mọi người. Lấy “tinh thần” của các điều khoản Force majeure và Hardship, kết hợp với một tinh thần thiện chí, hợp tác, chia sẻ để đàm phán giải pháp.

Nói thì dễ, nhưng làm hẳn là rất khó, khi mà:

– Mỗi bên phải chịu nhiều sức ép về nhiều mặt: doanh thu, thị trường, người lao động…

– Những lo lắng của mỗi bên có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình đàm phán

– Thiếu sự cân nhắc tổng thể các yếu tố pháp lý, thương mại, các yếu tố của quá khứ và tương lai để đưa ra quyết định.

Nếu các bên không thể tìm ra tiếng nói chung, các doanh nghiệp có thể nhờ đến dịch vụ hòa giải thương mại tại VICMC, nơi các hòa giải viên, với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, có thể hỗ trợ các bên tiến đến một giải pháp điều chỉnh hợp đồng sao cho cân bằng lợi ích của cả hai bên. Hòa giải viên sẽ:

– Bằng các phiên họp chung với các bên và phiên họp riêng với từng bên, tìm hiểu để thấu hiểu những lo lắng, sức ép của các bên;

– Hỗ trợ các bên kiểm soát cảm xúc trong quá trình hòa giải;

– Cùng với các bên cân nhắc tổng thể các yếu tố, trong đó có dự báo những khó khăn “hậu đại dịch” và cách thức để vượt qua

– Thúc đẩy các bên đi đến những giải pháp điều chỉnh hợp đồng đạt lợi ích chung của hai bên và giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên.

Xem thêm: Type Là Gì

Với tinh thần thiện chí của các bên, với sự hỗ trợ của hòa giải viên (cũng bằng một sợi chỉ xanh của sự tin cậy – như trong logo của VICMC), các bên có thể có được các giải pháp sáng tạo đề giải quyết các vấn đề hiện tại của hai bên cũng như những vấn đề trong tương lai “hậu Covid-19”.

Chuyên mục: Hỏi Đáp