Bài này sẽ giới thiệu chi tiết về danh từ như định nghĩa danh từ, vai trò của danh từ trong câu, các loại danh từ, cách chuyển từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều và cách sử dụng sở hữu cách với danh từ.Bạn đang xem: Noun là gì
DANH TỪ (Nouns)
I- ĐỊNH NGHĨA DANH TỪ VÀ VAI TRÒ CỦA DANH TỪ TRONG CÂU
1. Định nghĩa:
Danh từ (noun) là từ dùng để gọi tên hay xác định người, đồ vật, con vật, địa điểm, … thường được ký hiệu là: “N” hoặc “n”.
Ví dụ:
– table (n): cái bàn – cat (n): con mèo – sea (n): biển
2. Vai trò của danh từ trong câu:
* Làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ:
– My cat is grey. (Con mèo của tôi màu xám.)
S V Adj
Trong đó: S (subject): chủ ngữ
V (verb): Động từ
Adj (adjective): tính từ
Ta thấy trong câu này danh từ “cat” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
* Làm tân ngữ trong câu:
Ví dụ:
– We read books every day. (Chúng tôi đọc sách hàng ngày.)
S V O Adv
Trong đó: S (subject): chủ ngữ
V (verb): động từ
O (object): tân ngữ
Adv (adverb): trạng từ
* Làm bổ ngữ cho chủ ngữ:
Ví dụ:
– My mother is a teacher. (Mẹ tôi là một giáo viên.)
Ta thấy “a teacher” là một danh từ và được dùng làm bổ ngữ cho chủ ngữ “my mother”.
* Bổ ngữ cho giới từ
Ví dụ:
– I met him at the station yesterday. (Tôi đã gặp anh ấy tại nhà ga ngày hôm qua.)
Ta có: “at” là giới từ và “station” là danh từ -> Đây là một cụm giới từ chỉ địa điểm, nơi chốn.
* Bổ ngữ cho tân ngữ:
Ví dụ:
– They named their dog Kiki. (Họ đặt tên cho con chó của họ là Kiki.)
Ta thấy Kiki là danh từ chỉ tên riêng và nó đứng sau và làm bổ ngữ cho tân ngữ “the dog”.
* Làm bổ ngữ cho
II- CÁC LOẠI DANH TỪ
* Cách phân loại thứ nhất dựa vào tính chất đặc điểm: có 2 loại danh từ:
1. Danh từ cụ thể (Concrete nouns): Dùng để chỉ những đối tượng cụ thể có thể nhìn thấy được như con người, đồ vật, con vật, địa điểm,…)
Có hai loại danh từ cụ thể:
* Danh từ chung (Common nouns): Dùng để chỉ tên chung cho một loại đối tượng hay một loại vật dụng, nơi chốn …
Ví dụ:
– book (n): quyển sách zoo (n): sở thú man (n): người đàn ông
* Danh từ riêng (Proper nouns): Dùng để chỉ tên riêng (tên người, tên vật, tên địa điểm,..)
Ví dụ:
– His name is Peter: (Tên của anh ấy là Peter.) -> “Peter” là danh từ riêng chỉ tên người
– I live in Hanoi. (Tôi sống ở Hà Nội.) -> “Hanoi” là danh từ riêng chỉ tên địa điểm.
2. Danh từ trừu tượng (Abstract nouns): Chỉ những thứ trừu tượng không thể nhìn thấy được mà chỉ cảm nhận được như (cảm xúc, cảm giác, vị giác,…)
Ví dụ:
– happiness (n): hạnh phúc – sadness (n): sự buồn bã – spirit (n): tinh thần
* Cách phân loại thứ hai dựa vào số lượng ta cũng chia làm 2 loại danh từ:
1. Danh từ đếm được: là những danh từ có thể thêm trực tiếp số đếm vào trước nó.
Ví dụ:
– one student: một học sinh – two pens: 2 cái bút – five dollars: 5 đô la
Ta thấy “one”, “two” và “five” là số đếm. Và những danh từ theo ngay sau những số đếm này là gọi là các danh từ đếm được.
Có 2 loại danh từ đếm được:
+ Danh từ đếm được số ít:
– Đặc điểm: số lượng chỉ có 1. Thường đi đi sau “a/an” hoặc “one”. Không có dạng số nhiều (không có “s” hoặc “es” ở cuối từ.)
– Ví dụ: I have a computer. (Tôi có một cái máy vi tính.)
Ta thấy “một cái máy vi tính” là số ít và danh từ “computer” không có dạng số nhiều (không có “s” ở cuối từ).
+ Danh từ đếm được số nhiều:
– Đặc điểm: Số lượng từ 2 trở lên. Luôn ở dạng số nhiều (thường có “s” hoặc “es” ở cuối từ).
– Ví dụ: I have two computers. (Tôi có 2 cái máy vi tính.)
Ta thấy “hai cái máy vi tính” là số nhiều và danh từ “computers” ở dạng số nhiều và có “s” ở cuối từ.
2. Danh từ không đếm được: Là những danh từ không thể đếm trực tiếp hay nói cách khác không thể cho số đếm đứng ngay trước danh từ và thường phải có đơn vị cân, đo, đong đếm phía trước.
– Đặc điểm: không sử dụng số đếm trực tiếp phía trước, và không bao giờ có dạng số nhiều.
Ví dụ:
– sugar (n): đường
Chúng ta KHÔNG sử dụng: one sugar (một đường)
Ta thường sử dụng: one kilo of sugar (một cân đường) -> ta phải thêm đơn vị cân vào phía trước. và “sugar” không có dạng số nhiều.
Xem thêm: Compression Là Gì – Compressor Là Gì
III- CÁCH SỬ DỤNG A/AN TRƯỚC DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC SỐ ÍT VÀ CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ DANH TỪ SỐ ÍT SANG DANH TỪ SỐ NHIỀU
1. Cách sử dụng mạo từ “a”, “an” trước danh từ đếm được số ít.
– “a/an”: đều có nghĩa là “một”.
+Mạo từ “an”: được sử dụng trước một danh từ đếm được, số ít và được bắt đầu bằng một nguyên âm.
– Có 5 nguyên âm: a, e, I, o, u (cách nhớ: uể oải)
– Ví dụ: an apple (một quả táo) an umbrella (một cái ô) an orange (một quả cam)
+ Mạo từ “a”: được sử dụng trước một danh từ đếm được số ít và được bắt đầu bằng một phụ âm.
– Ngoài 5 nguyên âm kể trên thì còn lại sẽ là phụ âm.
Ví dụ: a book (n): một quyển sách a teacher (n): một giáo viên
2. Cách biến đổi từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều:
* Hầu hết ta thêm “s” vào sau danh từ:
Ví dụ:
– a finger (một ngón tay) -> fingers (nhiều/những ngón tay)
– a ruler (một cái thước kẻ) -> rulers (nhiều/những cái thước kẻ)
– a house (một ngôi nhà) -> houses (nhiều/ Những ngôi nhà)
* Những danh từ tận cùng bằng: S, SS, SH, CH, X, O + ES
Ví dụ:
– a bus (một chiếc xe buýt) -> two buses (2 chiếc xe buýt)
– a class (một lớp học) -> three classes (3 lớp học)
– a bush (một bụi cây) -> bushes (những bụi cây)
– a watch (một cái đồng hồ đeo tay) -> five watches (5 cái đồng hồ đeo tay)
– a box (một cái hộp) -> two boxes (2 cái hộp)
– a tomato (một quả cà chua) -> tomatoes (những quả cà chua)
TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ
Một số danh từ mượn không phải là tiếng Anh gốc, có tận cùng bằng “o” nhưng ta chỉ thêm “s” như:
– a photo (một bức ảnh) -> photos (những bức ản)
– a radio ( một cái đài) -> radios (những cái đài)
– a cuckoo (một con chim cu gay) -> cuckoos (những con chim cu gáy)
– a bamboo (một cây tre) -> bamboos (những cây tre)
– a kangaroo (một con chuột túi) -> kangaroos (những con chuột túi)
* Những danh từ tận cùng bằng “y”:
+ Nếu trước “y” là một phụ âm ta đổi “y” -> i+es
Ví dụ:
– a fly (một con ruồi) -> two flies (hai con ruồi)
Ta thấy danh từ “fly” tận cùng là “y”, trước “y” là một phụ âm “l” nên ta đổi “y” -> i+es
+ Nếu trước “y” là một nguyên âm (a,e,i,o,u) ta chỉ việc thêm “s” sau “y”
Ví dụ:
– a boy (một cậu bé) -> two boys (hai cậu bé)
Ta thấy danh từ “boy” tận cùng là “y”, trước “y” là một nguyên âm “o” nên ta giữ nguyên “y” + s.
* Những danh từ tận cùng bằng “f” hoặc “fe” ta biến đổi: f/fe -> v+es
Ví dụ:
– a leaf (một chiếc lá) -> leaves (những chiếc lá)
Ta thấy danh từ “leaf” tận cùng là “f” nên ta biến đổi “f” -> v+es
– a knife (một con dao) -> three knives (3 con dao)
Ta thấy danh từ “knife” tận cùng bằng “fe” nên ta đổi “fe” -> v+es
TRƯỜNG HỢP NGOẠI LÊ
– roofs : mái nhà – gulfs : vịnh – cliffs : bờ đá dốc – reefs : đá ngầm – proofs : bằng chứng – chiefs : thủ lãnh – safes : tủ sắt – dwarfs : người lùn – turfs : lớp đất mặt – griefs : nỗi đau khổ – beliefs : niềm tin
* Những danh từ từ số ít sang số nhiều đặc biệt:
– a tooth (một cái răng) -> teeth (những cái răng)
– a foot (một bàn chân) -> feet (những bàn chân)
– a person (một người) -> people ( những người)
– a man (một người đàn ông) -> men (những người đàn ông)
– a woman (một người phụ nữ) -> women (những người phụ nữ)
– a policeman (một cảnh sát) -> policemen (những cảnh sát)
– a mouse (một con chuột) -> mice (những con chuột)
– a goose (một con ngỗng) -> geese (những con ngỗng)
– an ox (một con bò đực) -> oxen (những con bò đực)
– a child (một đứa trẻ) -> children (những đứa trẻ)
– a fish (một con cá) -> fish (những con cá)
– a sheep (một con cừu) -> sheep (những con cừu)
– a deer (một con hươu) -> deer (những con hươu )
IV- CÁCH NÓI SỞ HỮU VỚI DANH TỪ
Ta cần phân biệt 2 thuật ngữ:
– Danh từ bị sở hữu: là đối tượng THUỘC về ai/cái gì, đối tượng BỊ sở hữu bởi ai/cái gì
– Danh từ sở hữu: là chỉ chủ thể sở hữu ai/ cái gì.
Khi muốn nói cái gì của ai/của cái gì ta có 2 cách nói:
1. Sử dụng “sở hữu cách”:
– Ta thêm “’s”vào sau danh từ sở hữu.
Ví dụ:
– My father’s car: Chiếc xe hơi của bố tôi
Trong đó: “my father” là danh từ sở hữu và “car” là danh từ bị sở hữu.
– Mary’s book: quyển sách của Mary
CHÚ Ý:
+ Với những danh từ sở hữu ở dạng số nhiều có tận cùng bằng “s” ta chỉ thêm dấu “ ’ ” mà không thêm “s” vào sau nữa.
Ví dụ:
– The Browns’ daughter: Con gái của gia đình nhà Brown
– The boys’ ball: quả bóng của các cậu bé
+ Với những danh từ số nhiều KHÔNG có tận cùng bằng “s” thì ta vẫn thêm “ ’s ” bình thường.
Ví dụ:
– The children’s books: Những quyển sách của bọn trẻ
– The men’s strength: Sức mạnh của những người đàn ông
+ Với hai hay nhiều danh từ cùng chung một sự sở hữu thì ta sử dụng sở hữu cách ở danh từ sau cùng.
Ví dụ:
– Lan and Hoa’s hair: Tóc của Lan và của Hoa
2. Cách nói sở hữu với “of”
Ta sử dụng cấu trúc: the + danh từ bị sở hữu + of + Danh từ sở hữu
Ví dụ:
– The four legs of the table: 4 cái chân của cái bàn (4 cái chân bàn)
Ta có: “legs” là danh từ bị sở hữu và “table” là danh từ sở hữu
– The rooms of the house: Các phòng của căn nhà
Ta có: rooms” là danh từ bị sở hữu và “table” là danh từ sở hữu.
Xem thêm: Lập Trình Kéo Thả Cho Các Dự án Iot Sử Dụng Node Red Là Gì
CHÚ Ý:
Khi DANH TỪ SỞ HỮU là một vật vô tri vô giác ta sử dụng cấu trúc với “of: the + danh từ bị sở hữu + of + Danh từ sở hữu chứ không sử dụng sở hữu cách với “ ’s ”. Ta thường sử dụng sở hữu cách “’s” khi chủ ngữ là người hay những sinh vật có tri giác.
Ví dụ:
Ta KHÔNG sử dụng: the book’s cover
Mà ta phải sử dụng: the cover of the book (bìa của cuốn sách)
Sub đăng ký kênh giúp Ad nhé !
Tải về
Chuyên mục: Hỏi Đáp