Biên lợi nhuận profit margin là gì? Đây là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay vì biên lợi nhuận là một trong những vấn đề rất cần được chú ý đến đối với 1 doanh nghiệp. Vậy biên lợi nhuận là gì? Có bao nhiêu loại biên lợi nhuận?
Hãy cùng thienmaonline.vn tìm hiểu dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
Bạn đang xem: Biên lợi nhuận là gì
Nội dung
1 Biên lợi nhuận Profit Margin là gì1.1 Vậy biên lợi nhuận có ý nghĩa gì?2 Lý do gì để doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?2.1 Tỷ số biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý3 Vậy biên lợi nhuận Profit Margin có những loại nào?
Biên lợi nhuận Profit Margin là gì
Biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận tiếng anh là Profit Margin, được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng thêm với các chi phí tiêu thụ của nó. Mức lãi gộp của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào thặng số tính bằng % chi phí xác định giá bán. Mức lãi gộp sẽ được biểu thị bằng tỷ lệ lợi nhuận hoặc doanh thu.
Vậy biên lợi nhuận có ý nghĩa gì?
Biên lợi nhuận chủ yếu được dùng để so sánh nội bộ. Rất khó để có thể so sánh được chính xác tỷ lệ lợi nhuận dòng của các thực thể khác nhau. Đơn giản là bởi vì việc sắp xếp các hoạt động tài chính của những doanh nghiệp cá nhân sẽ thay đổi rất nhiều bởi mức chi tiêu của những thực thể khác nhau không giống nhau. Vì thế nếu so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty không mang nhiều ý nghĩa.
Biên lợi nhuận thấp chỉ cho thấy sự an toàn không cao: Rủi ro sẽ cao hơn thuộc về doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cũng giảm dẫn tới sự thua lỗ của doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận Profit Margin, được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của 1 sản phẩm và chi phí sản xuất cộng thêm với chi phí tiêu thụ của nó
Biên lợi nhuận cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Biên lợi nhuận Profit Margin giữa các công ty thay đổi khi chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm khác nhau.
Ví dụNếu Nhà đầu tư kiếm được 10 USD doanh thu và mất 1 USD chi phí, sau khi anh ta trừ chi phí đi, anh ta sẽ còn lại số tiền là 9 USD. Tức là anh ta đã kiếm được 90% lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 1 USD.Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 5 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 50%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 50% từ khoản đầu tư với 5 USD ban đầu.Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 9 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 10%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 1 USD từ khoản đầu tư với 9 USD ban đầu
Bạn có thể tham khảo ví dụ về biên lợi nhuận profit margin qua những ví dụ dưới đây. Vậy tại sao một công ty cần xem xét biên lợi nhuận?
Lý do gì để doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?
Thu nhập ròng – Net Income là vấn đề đầu tiên mà một nhà đầu tư sẽ xem xét đối với 1 doanh nghiệp mà họ có ý định đầu tư và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Nếu như chỉ cần nhìn vào con số này là có thể nhìn ra được lợi nhuận mà công ty đó kiếm được?
Đây chắc chắn là điều tuyệt vời từ công dụng của giá trị thu nhập ròng. Tuy nhiên thu nhập ròng không phải là yếu tố để cung cấp cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về một công ty nào đó. Với các nhà đầu tư, sẽ thật sai lầm nếu chỉ nhìn vào giá trị đó.
Tỷ số biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý
Biên lợi nhuận là chỉ số tiếp theo mà một nhà đầu tư cần xem xét và đánh giá về doanh nghiệp đó. Tỷ số này có thể đem lại cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý. Tuy nhiên tỷ số biên lợi nhuận Profit Margin sẽ chỉ đo lường số tiền mà công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số.
Tỷ số biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý
Hiểu đơn giản hơn, chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng và cho phép nhà đầu tư so sánh về khả năng sinh lời của các công ty khác nhau. Thu nhập ròng là giá trị tuyệt đối nên không thể có sự so sánh được.
Ví dụ
Lấy 1 ví dụ để bạn hiểu lý do tại sao cần phải xem xét về tỷ số biên lợi nhuận profit margin dưới đây:
Một công ty B có thu nhập ròng là 749 triệu USD hàng năm, doanh số bán hàng khoảng 11.5 tỷ USD ở năm trước. Đối thủ cạnh tranh của công ty này là công ty A thu nhập ròng là 990 triệu USD, doanh số bán hàng đạt 19.9 tỷ USD. Qua con số đó cho thấy rõ ràng công ty A kiếm được nhiều tiền hơn so với công ty B.
Xem thêm: Chứng Thư Số Là Gì – chữ Ký Số Là Gì
Tuy nhiên con số này không cho bạn biết về khả năng sinh lời giữa 2 công ty này khác nhau ra sao. Nếu xét tới biên lợi nhuận thuần hay số tiền kiếm được từ mỗi 1 đô la đầu tư là doanh số bán hàng, bạn sẽ thấy công ty B thu được 6.5 cent trên mỗi USD doanh số còn công ty A được 5 cent. Từ đó lựa chọn hợp lý hơn sẽ là công ty B chứ không phải công ty A.
Vậy biên lợi nhuận Profit Margin có những loại nào?
Hiện tại, tỷ suất biên lợi nhuận profit margin được chia thành 3 loại gồm: Tỷ suất biên lợi nhuận gộp, hệ số biên lợi nhuận hoạt động & hệ số biên lợi nhuận ròng. Cụ thể:
Biên lợi nhuận profit margin được chia thành 3 loại gồm: Tỷ số biên lợi nhuận gộp, hệ số biên lợi nhuận hoạt động và hệ số biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận gộp – Gross profit margin
Biên lợi nhuận gộp sẽ cho chúng ta thấy được về lợi nhuận của 1 công ty thu được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng. Nói cách khác thì tỷ số này sẽ cho thấy hiệu suất sử dụng lao động cũng như vật tư trong quá trình doanh nghiệp thực hiện sản xuất.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp:
Gross profit margin = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu
Ví dụ: Doanh thu của 1 công ty là 1 triệu USD, tổng chi phí lao động + nguyên vật liệu = 600.000 USD.
Biên lợi nhuận gộp = 1 triệu USD – 600.000USD/1 triệu USD = 40%
Nếu một công ty có biên lợi nhuận gộp cao sẽ để dư được chi phí nhiều và chi được cho các hoạt động kinh doanh khác nhiều hơn. Chẳng hạn có thể dùng để chi cho hoạt động nghiên cứu, phát triển & tiếp thị sản phẩm.
Vì thế cần phải coi chừng sự đi xuống trong hệ số biên lợi nhuận qua thời gian vì đó là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề của công ty trong tương lai. Đối với những trường hợp chi phí lao động + nguyên vật liệu tăng nhanh thì biên lợi nhuận gộp sẽ giảm, tức là tỷ lệ nghịch với nhau. Trừ khi công ty có thể đẩy được loại chi phí đó cho khách hàng.
Biên lợi nhuận hoạt động – Operating profit margin
Bằng cách so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế cùng với doanh thu bán hàng, doanh nghiệp sẽ chỉ ra được mức độ thành công trong quản lý việc tạo ra được thu từ hoạt động kinh doanh. Người ta gọi đó là biên lợi nhuận hoạt động.
Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động:
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu
–> Xem cách tính lợi nhuận trước thuế
Biên lợi nhuận ròng – Net profit margin
Biên lợi nhuận ròng là lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm cả thuế. Nói theo cách khác thì tỷ lệ này sẽ có vai trò trong việc so sánh thu nhập dòng với doanh số bán hàng. Đây là con số tổng hợp thể hiện sát sườn nhất đối với hiệu quả quản lý của 1 doanh nghiệp.
Xem thêm: Valve Là Gì – Nghĩa Của Từ
Công thức để tính biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu
Ví dụ: Nếu 1 công ty mà tạo ra thu nhập sau thuế là 100 ngàn USD/ 1 triệu USD doanh số bán hàng thì biên lợi nhuận ròng sẽ đạt 10%.
–> Để hiểu và nắm chắc về các chỉ số sinh lợi trên hay tham khảo dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tphcm
Biên lợi nhuận ròng là lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm cả thuế
Lời kết
Trên đây chính là những điều bạn có thể tham khảo và tìm hiểu về biên lợi nhuận profit margin là gì. Nếu như bạn đang cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào, hãy liên hệ với thienmaonline.vn để được giải đáp theo:
Chuyên mục: Hỏi Đáp