Aneurysm, tạm dịch là động mạch nổi phình.Thành động mạch nổi phồng như bong bóng; tại nơi nổi phồng, thành (wall) động mạch mỏng hơn bình thường và dễ vỡ khi áp suất lên cao. Tình trạng bất thường này gọi là aneurysm. Động mạch là mạch máu đem máu chứa dưỡng khí (oxygen rich blood) từ tim đến những bộ phận khác trong cơ thể. Khi động mạch phình lớn, tại nơi thành động mạch nổi phình nên rất mỏng và dễ vỡ, và khi vỡ gây xuất huyết trong cơ thể, đưa đến tử vong.Hầu hết aneurysm xuất hiện tại động mạch chủ (aorta), động mạch lớn nhất trong cơ thể. Động mạch chủ bắt đầu từ tâm thất trái đi suốt cơ thể qua lồng ngực và bụng, aneurysm tại lồng ngực có tên là thoracic aortic aneurysm (TAA); aneurysm tại bụng có tên là abdominal aortic aneurysm (AAA). Aneurysm có thể xuất hiện tại bất cứ động mạch nào trong cơ thể, trong não bộ, tim, ruột, chân tay… Khi một aneurysm trong não bộ vỡ, gây xuất huyết tạo ra đột quỵ (stroke).Khoảng 15,000 người Hoa Kỳ chết mỗi năm vì vỡ aneurysm tại bụng; chứng xuất huyết này là nguyên nhân thứ 10 gây tử vong cho những nam nhân trong tuổi 50 trở lên. Nhiều trường hợp aneurysm có thể ngăn ngừa tử vong nếu chẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời. Trước khi một aneurysm nở lớn và tạo ra triệu chứng, bác sĩ cần tìm kiếm dấu vết của aneurysm trong những người có tỷ lệ (dễ bị bệnh) cao: Những nam nhân trong tuổi 65-75, hút thuốc lá trong cuộc đời (khoảng 100 điếu) cần được thử nghiệm để tìm kiếm aneurysm. Khi tìm thấy kịp thời, việc chữa trị aneurysm có thể bắt đầu bằng dược phẩm hoặc giải phẫu. Bác sĩ có thể dùng dược phẩm để giảm nhịp tim và giảm huyết áp. Việc giảm nhịp tim và huyết áp sẽ giảm cơ hội vỡ aneurysm. Một aneurysm lớn tại bụng nếu tìm thấy sớm, có thể chữa bằng giải phẫu, thay thế phần động mạch bị mỏng, kết quả rất khả quan.Các loại aneurysm: Có 3 loại chính, aortic aneurysm (mỏng động mạch chủ bao gồm cả aneurysm tại ngực và aneurysm tại bụng), cerebral aneurysm (mỏng động mạch não bộ), và peripheral aneurysm (mỏng động mạch ngoại biên như chân tay).Phình động mạch chủ (aortic aneurysm) bao gồm TAA và AAA.I.Phình động mạch chủ tại ngực -Thoracic Aortic Aneurysm (TAA)Khoảng 25% các loại aneurysm là TAA. Hầu hết TAA không gây triệu chứng, ngay cả khi aneurysm nở rất lớn. Khoảng 50% bệnh nhân nhận ra một vài triệu chứng. TAA được tìm thấy một cách tình cờ do việc sử dụng CT scan khi chẩn đoán các chứng bệnh khác.Trong loại TAA thường thấy, thành động mạch chủ trở nên mỏng và khoảng động mạch gần tim phình nở lớn. Vì thế, van aortic, nằm giữa tim và động mạch chủ, không thể đóng kín và máu dội ngược về tim thay vì theo động mạch chủ luân lưu đi khắp cơ thể. Hiếm hơn là loại TAA ở xa tim, loại aneurysm này thường do chấn thương tại ngực trong những tai nạn lưu thông. II.Phình động mạch chủ tại bụng – Abdominal Aortic Aneurysm (AAA)Có 4 loại phình động mạch chủ tại bụng (AAA). AAA có thể phình to mà gây không gây triệu chứng. Khoảng 20% các AAA bị vỡ.

Bạn đang xem: Aneurysm là gì

*


Hình A: động mạch chủ bình thường. Hình B: phình động mạch chủ tại ngực, TAA (nằm sau trái tim). Hình C: phình động mạch chủ tại bụng, AAA, bên dưới động mạch thận. III.Phình động mạch não bộ – Cerebral Aneurysm
Aneurysm xuất hiện tại động mạch trong não bộ gọi là cerebral aneurysms, đôi khi còn được gọi là: “berry aneurysms” vì những chỗ nổi phình này có kích thước của một trái dâu nhỏ (berry). Hầu hết các aneurysm tại não bộ không tạo triệu chứng cho đến khi phình lớn, bắt đầu rỉ máu, hoặc vỡ.

Xem thêm: Cát Tuyến Là Gì – Cát Tuyến Của đường Tròn Là Gì

*

Xem thêm: 2/9 Là Ngày Gì – ý Nghĩa Của Ngày Quốc Khánh 2/9

Hình trên minh họa hình ảnh thường thấy của aneurysm tại não bộ. Khi aneurysm vỡ, xuất huyết trong não bộ gây đột quỵ. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm cơn nhức đầu dữ dội xuất hiện thình lình, buồn nôn, ói mửa, cổ đông cứng, bại xuội một phần cơ thể, cấm khẩu không nói được, và ngay cả bất tỉnh, hôn mê hoặc tử vong. Sự nguy hiểm của aneurysm trong não bộ tùy thuộc vào kích thước, và vị trí tại não bộ, rỉ máu hay vỡ, và tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe toàn diện.IV.Mỏng động mạch ngoại biên – Peripheral AneurysmAneurysm xuất hiện tại những động mạch khác, ngoài động mạch vành và động mạch tại não bộ, được gọi là phình động mạch ngoại biên. Những aneurysm thường thấy là là động mạch nằm phía sau đùi, tại hốc đầu gối (popliteal artery), động mạch tại háng (femoral artery), và động mạch tại cổ (carotid artery). Phình động mạch ngoại biên không thường vỡ nhưng dễ bị đông máu (đóng cục). Khi máu cục theo dòng luân lưu đến động mạch nhỏ hơn sẽ gây nghẽn động mạch. Khi aneurysm ngoại biên nở lớn đủ để đè lên các cấu trúc lân cận như tĩnh mạch, thần kinh sẽ gây đau đớn, tê dại và sưng phù.Nguyên nhânAneurysm có thể do thành động mạch trở nên cứng và thu hẹp, atherosclerosis. Khi atherosclerosis tiếp diễn, thành động mạch trở nên dày, hư hoại và mất dần màng lót mạch máu. Phần động mạch hư hại này có thể bị kéo dài hoạt nổi phình dưới áp suất của dòng máu, tạo ra aneurysm. Aneurysm cũng có thể xuất hiện do sự cao huyết áp kinh niên.Chứng phình động mạch ngực có thể do chấn thương tại ngựcChứng Marfan, mô liên kết không hoạt động bình thường, cũng có thể gây aneurysmĐôi khi, do nhiễm trùng như bệnh giang mai cũng gây aneurysm, hoặc do viêm mạch máu, vasculitis. Ai là người dễ bị aneurysm?Nói chung, nam phái bị aneurysm với tỷ lệ cao gấp 5-10 lần so với nữ phái, và AAA là loại aneurysm thường thấy nhất. Tỷ lệ aneurysm gia tăng với tuổi tác, thường xuất hiện trong tuổi 60-80. Phình động mạch ngoại biên xảy trong tuổi 60-80, Phình động mạch não bộ có thể xảy ra trong tuổi 35-60 dù rất hiếm.Những yếu tố gia tăng tỷ lệ:•Atherosclerosis, gia tăng mảng mỡ đóng trên thành động mạch.•Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có tỷ lệ cao gấp 8 lần so với người không hút thuốc lá.•Mập phì. •Gia đình, thân nhân bị aneurysm, bệnh tim mạch hoặc những chứng bệnh về mạch máu. •Một số bệnh tật có thể làm “yếu” (mỏng) thành động mạch vành như : o Marfan syndrome (một chứng bệnh di truyền, mô liên kết không phát triển bình thường) o Bệnh giang mai không chữa trị (syphilis rất hiếm ngày nay) o Bệnh lao (tuberculosis, rất hiếm ngày nay) •Chấn thương như khi bị đập vào ngực (tai nạn hoặc đả thương). •Cao huyết áp trầm trọng và kinh niên trong tuổi 35-60.•Dùng các loại thuốc kích thích thần kinh như cocaine. Dấu hiệu và triệu chứng của aneurysm:Tùy theo loại, vị trí và tùy theo aneurysm đã vỡ, đã căng phồng tạo áp suất đè lên các cấu trúc chung quanh trong cơ thể. Aneurysm có thể hiện diện cả chục năm mà không gây triệu chứng nào; chỉ khi nổi phồng đủ lớn để tạo áp suất hoặc vỡ thì tạo ra các triệu chứng. Phình động mạch chủ tại bụng – Abdominal Aortic Aneurysm (AAA)Hầu hết mọi AAA đều tiếp diễn từ từ qua nhiều năm và không gây triệu chứng gì cho đến thành động mạch phình lớn đến mức trầm trong, tạo triệu chứng qua việc tạo áp suất đè lên các cấu trúc lân cận, rỉ máu hoặc vỡ. Đôi khi, bác sĩ có thể sờ nắn được một khối co thắt theo nhịp (pulsating) trong bụng trong khi khám bệnh. Khi có triệu chứng, triệu chứng có thể bao gồm:•Đau rất sâu tại lưng hoặc một bên hông.•Đau không dứt trong bụng, sự đau đớn kéo dài nhiều tiếng trong ngày, và nhiều ngày liên tục •Lạnh, tê dại hoặc như kim chích tại chân vì thiếu máu luân lưu đến đó. Khi AAA vỡ, triệu chứng có thể bao gồm cơn đau bụng, lưng đến thình lình, dữ dội; buồn nôn, ói mửa, lạnh tháo mồ hôi, chóng mặt, tim đập gấp rút khi đứng dậy. Xuất huyết trong bụng có thể gây kích xúc (shock). Kích xúc có thể đưa đến tử vong khi các bộ phận trong nội tạng không được máu nuôi dưỡng trong vài phút.Phình động mạch chủ tại ngực – Thoracic Aortic Aneurysm (TAA)TAA cũng không tạo ra triệu chứng cho đến khi khúc động mạch phình lớn đủ để rỉ máu hoặc sắp vỡ. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:•Đau tại quai hàm, cổ, vai hoặc phần trên của lưng, và ngực •Ho, khản giọng, khó thở Phình động mạch não bộ – Cerebral AneurysmKhi động mạch tại não bộ phình lớn, sẽ đè lên các cấu trúc lân cận, tao ra dấu hiệu và triệu chứng như sau: •Mí mặt sụp một bên •Quáng mắt: một hình ảnh nhìn ra hai hoặc mờ nhạt không rõ •Đau phía trên hoặc sau tròng mắt•Một đồng tử (con ngươi) nở lớn•Tê bại một bên thân mình hoặc một bên mặt Khi một động mạch tại não bộ bị vỡ, triệu chứng xuất hiện thình lình, cơn nhức đầu dữ dội đến bất chợt, buồn nôn, ói mửa, cổ tê cứng, bất tỉnh, và có thể hôn mê. Bệnh nhân có đủ các dấu hiệu của một trận đột quỵ (stroke). Dấu hiệu của đột quỵ giống in như dấu hiệu của vỡ aneurysm, nhưng cơn đột quỵ có những triệu chứng báo trước như hoa mắt, mất cảm giác trong vài phút rồi trở lại bình thường trong aneurysm không có triệu chứng báo trước. Tất cả mọi bệnh nhân có dấu hiệu này đều cần được cấp cứu.Phình động mạch ngoại biên – Peripheral AneurysmDấu hiệu và triệu chứng của chứng phình động mạch ngoại biên bao gồm:•Một khối co thắt theo nhịp tại cổ, tay hoặc chân. •Đau tại tay, chân hoặc cơ co thắt khi hoạt động (chạy, tập thể dục) •Vết lở đau đớn tại ngón chân hoặc ngón tay •Sâu quảng (gangrene, thịt da chết) do thiếu máu kinh niên tại tứ chi Một aneurysm tại động mạch đầu gối (popliteal artery nằm tại chỗ lõm sau đầu gối) có thể đè lên thần kinh gây đau đớn, và tê bại tại đầu gối và cảng chân.Máu có thể đóng cục tại chỗ nổi phình trong động mạch. Khi một phần của cục máu bể ra và theo dòng máu luân lưu có thể làm nghẽn các động mạch nhỏ. Aneurysm tại cổ có thể gây nghẽn mạch máu não tạo ra đột quỵ.Chẩn đoán Việc chẩn đoán chứng aneurysm có thể do tình cơ khi khám bệnh định kỳ và bác sĩ sờ nắn bụng. Thông thường hơn bác sĩ tìm thấy aneurysm khi chụp XRay, CT scan, siêu âm để tìm kiếm các chứng bệnh khác.Trong trường hợp AAA, bác sĩ có thể tìm thấy một khối co thắt theo nhịp (pulsating) trong bụng khi sờ nắn. Một aneurysm nở phình nhanh chóng có thể rất đau đớn khi sờ nắn. Bác sĩ cũng có thể nghe những âm thanh của máu chạy nhanh khi nghe bắng ống nghe tại bụng; âm thanh này khác với âm thanh của máu chảy bình thường.Các bác sĩ chuyên khoaBệnh nhân có thể được gửi đi khám nghiệm bởi các bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ giải phẫu ngực (cardiothoracic surgeon), bác sĩ giải phẫu mạch máu (vascular surgeon), bác sĩ giải phẫu não bộ (neurosurgeon) để chẩn đoán và chữa trị aneurysm. Bác sĩ giải phẫu ngực (cardiothoracic surgeon) giải phẫu tim, phổi, và các bộ phận khác trong lồng ngực kể cả động mạch vành. Bác sĩ giải phẫu mạch máu (vascular surgeon) chuyên về giải phẫu động mạch vành, và các mạch máu trong cơ thể. Bác sĩ giải phẫu não bộ (neurosurgeon) chuyên về giải phẫu não bộ bao gồm cả các mạch máu và các cấu trúc trong đầu, cột tùy sống kể cả thần kinh.Chẩn đoán và thử nghiệmBác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều cách thử nghiệm sau đây để chẩn đoán chứng phình thành động mạch:•Chụp x ray: Hình x- ray cho thấy thể dạng các bộ phận trong lồng ngực, tim phổi và các mạch máu. •Siêu âm: Tiệng động dội lại tạo hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể; đo kích thước một aneurysm, nếu hiện diện. Bác sĩ có thể dùng siêu âm để theo dõi sự tiến diễn về kích thước của aneurysm cứ mỗi vài tháng. •CT scan: CT scan cho hình ảnh và kích thước của các bộ phận trong cơ thể. Bác sĩ dùng CT scan để tìm kiếm TAA hoặc AAA. Đôi khi bác sĩ dùng thuốc nhuộm (contrast, dye) chích vào tĩnh mạch; thuốc nhuộm theo máu luân lưu đến các mạch máu khiến thể dạng mạch máu trở nên rõ ràng hơn và kích thước của một TAA hoặc AAA được đo chính xác hơn trên CT scan. •MRI: MRI dùng từ trường và song điện từ để tạo hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể, kích thước, vị trí của aneurysm được thấy rất rõ trên MRI.•Angiography: Angiography là hình ảnh của mạch máu được “nhuộm” bằng thuốc nhuộm, mặt trong của mạch máu và mức độ nghẽn được đo lường một cách chính xác. •Aortogram: Aortogram là angiogram của động mạch vành với những chi tiết về vị trí, kích thước độ nghẽn của các động mạch chia nhánh từ động mạch vành. Chữa trị Mục đích của việc chữa trịMột số aneurysms, những aneurysn tại các động mạch nhỏ thường không gây đau đớn, và bác sĩ chỉ cần theo dõi xem chứng bệnh có tiến diễn hay không mà không cần chữa trị. Những aneurysm khác cần được chữa trị để ngăn ngừa biến chứng. Mục đích của việc chữa trị là để ngăn ngừa aneurysm phình lớn hơn, ngăn ngừa biến chứng, hoặc chữa trị những hư hại tại những bộ phận lân cận. Các cách chữa trịThuốc men và giải phẫu là hai cách chữa trị chính. Bác sĩ có thể dùng dược phẩm thay cho giải phẫu, để hạ huyết áp, làm giãn thành động mạch, do đó giảm nguy cơ vỡ mạch máu. Beta blocker và calcium channel blockers là các loại thuốc thường được sử dụng.Giải phẫu được sử dụng khi aneurysm khá lớn và có nguy cơ vỡ sớm.Cách chữa trị tùy thuộc thể loại của aneurysm.Phình động mạch chủ – Aortic AneurysmTùy theo kích thước mà bác sĩ chọn cách chữa trị hoặc theo dõi.•Nếu đường kính của động mạch chủ dưới 3 cm và bệnh nhân không có triệu chứng nào, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, thử nghiệm mỗi 5 năm. •Nếu động mạch chủ có đường kính khoảng 3- 4 cm, bệnh nhân cần đi khám bệnh và thử nghiệm bằng siêu âm mỗi năm để đo lường sự diễn tiến, nếu có.•Nếu động mạch chủ có đường kính 4- 4.5 cm, thử nghiệm mỗi 6 tháng.•Nếu động mạch chủ có đường kính lớn hơn 5 cm hoặc nở lớntrên 1 cm mỗi năm, bác sĩ và bệnh nhân cần thảo luận về một cuộc giải phẫu càng sớm càng tốt.•Có hai loại giải phẫu để chữa phình động mạch chủ: mổ bụng hoặc lồng ngực để vá động mạch (open chest/abdominal repair) hoặc sửa chữa trong mạch máu (endovascular repair). Cách chữa trị thông thường nhất là cuộc giải phẫu mở lồng ngực / bụng để “vá” động mạch chủ. Phần động mạch nở phình được cắt bỏ và thay thế bằng một mảnh vá nhân tạo, chế tạo bằng Dacron® hoặc Teflon®. Cuộc giải phẫu kéo dài khoảng 3-6 tiếng và bệnh nhân ở lại bệnh viện trong thời gian 5-8 ngày. Bệnh nhân cần khoảng 1 tháng để hồi phục trước khi trở lại cách sinh hoạt cũ. Cách giải phẫu này đã được sử dụng từ 50 năm nay, và 90% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Cuộc giải phẫu sửa chữa trong mạch máu: khúc động mạch nở phình được giữ nguyên, nhưng một mảnh vá được ghép vào khúc động mạch này để giúp thành động mạch dẻp dai hơn, chịu được áp suất. Loại giải phẫu này, bác sĩ bỏ một ống bằng plastic dẻo vào động mạch vành và khâu ghép; không cần phải mở lồng ngực hay khoang bụng. Bác sĩ chuyển ống (catheter) qua động mạch đùi, chuyển lên động mạch chủ, đến khúc động mạch nở phình. Dùng quang tuyến để theo dấu, bác sĩ giải phẫu chuyển mảnh vá (còn gọi là stent graft) và ghép tại nơi nở phình.

Chuyên mục: Hỏi Đáp