Một người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu khi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể không nhận đủ lượng hồng cầu cần thiết. Các chuyên gia đánh giá tình trạng sức khỏe này là dạng rối loạn máu phổ biến nhất.

Bạn đang xem: Anemia là gì

Theo thống kê từ một bài báo được đăng tạp chí y khoa The Lancet, khoảng 1/3 dân số thế giới mắc bệnh thiếu máu. Sự suy giảm lưu lượng tế bào hồng cầu này thường phát triển từ việc:

Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tế bào hồng cầu khỏe mạnhTỷ lệ hồng cầu “chết” cao hơn tỷ lệ sản sinh tế bào mới bởi nhiều yếu tố khác nhau

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thiếu máu, qua bài viết này, Hello Bacsi sẽ giải thích chi tiết về các loại thiếu máu, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 

Bệnh thiếu máu là gì?

Theo các chuyên gia, bệnh thiếu máu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng lưu lượng hồng cầu của một người thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường. 

Bên cạnh đó, một người cũng có thể bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu của người đó không mang đủ hemoglobin (huyết sắc tố) thiết yếu. Đây là một loại protein giàu chất sắt, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô tế bào khác trong cơ thể. Thiếu hụt hemoglobin có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy yếu, dễ chóng mặt và nhức đầu. 

Những nguyên nhân gây thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ phân loại tình trạng sức khỏe này thành ba nhóm chính gồm: 

1. Thiếu máu do mất máu

Xuất huyết là một trong những nguyên nhân thiếu máu phổ biến. Mặc dù tình trạng này diễn ra rất chậm nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Bệnh thiếu máu do xuất huyết có khả năng bắt nguồn từ: 

Biến chứng của chấn thương vật lý hoặc phẫu thuật

2. Bệnh thiếu máu do tế bào hồng cầu suy yếu hoặc suy giảm số lượng

Tủy xương là mô mềm, xốp đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh tế bào máu. Các tế bào gốc sinh ra ở tủy xương có thể phát triển thành hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. 

Một số bệnh lý có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động tủy xương, chẳng hạn như:

Bệnh bạch cầu (leukemia)

Tình trạng này được xếp vào nhóm ung thư, có thể kích thích cơ chế sản xuất bạch cầu hoạt động mạnh hơn bình thường, gây cản trở các tế bào hồng cầu non được sinh ra. 

Thiếu máu bất sản

Một dạng thiếu máu khác liên quan đến rối loạn chức năng tủy xương là thiếu máu bất sản, xảy ra khi tủy xương không thể sản sinh hoặc sản sinh rất ít tế bào gốc. 

Tan máu bẩm sinh (thalassemia)

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết luận một người mắc bệnh thiếu máu khi các tế bào hồng cầu của người đó không phát triển bình thường. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là chứng tan máu bẩm sinh, được xếp vào nhóm thiếu máu mang tính di truyền.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

*
*
*
*

Bệnh thiếu máu thường rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, đối với trường hợp thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, bạn có thể ngăn chặn, thậm chí là khắc phục vấn đề này bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại vitamin đa dạng cùng khoáng chất vi lượng khác nhau, ví dụ như: 

Sắt: các loại thịt đỏ (bò, heo, cừu…), hải sản, gan động vật, rau xanh sẫm màu (cải bó xôi, súp lơ xanh…), đậu lăng, hạt bí, đậu hũ và trái cây khô là những nguồn thực phẩm giàu chất sắt bạn có thể cân nhắc để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

Xem thêm: In Vitro Là Gì – Nuôi Cấy Mô Và Nhân Giống In Vitro

Folate (axit folic): loại dưỡng chất này thường tìm thấy nhiều ở trái cây (đặc biệt là chuối), rau xanh sẫm màu, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.Vitamin B12: sữa và các chế phẩm làm từ sữa là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 dồi dào. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung loại vitamin này bằng cách thay đổi thực đơn với ức gà, cá hồi, nghêu, trứng, ngũ cốc nguyên hạt. Vitamin C: sự hiện diện của vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt hơn. Trái cây họ cam quýt, dưa hấu và quả mọng là những nguồn thực phẩm giàu nhóm dưỡng chất quan trọng này. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Cohort Là Gì – Nghĩa Của Từ Cohort

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp