Một người từ khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm

Ngoài các chủ thể như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,… thì bị can là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Bị can có thể trở thành bị cáo, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án của Tòa nên việc xác định bị can có ảnh hưởng lớn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cuối cùng.

Vậy bị can là ai? Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về bị can như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được lý giải qua nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Bạn đang xem: Bị can là gì

*

Bị can là gì?

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này, theo Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

– Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.”

*

Bình luận và phân tích quy định về bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

– Theo khoản 1 Điều luật đang bình luận, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Một người từ khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Nếu bị can bị khởi tố về những tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ những tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

– Bị can là người tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.

– Theo khoản 2 Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự bị can có các quyền sau:

+ Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì;

+ Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

+ Quyền trình bày lời khai;

+ Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật yêu cầu;

+ Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

+ Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

+ Quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Khoản 3 Điều luật đang bình luận quy định bị can phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Đó là bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Xem thêm: As Of Là Gì – As Of Thành Ngữ, Tục Ngữ, Slang Phrases

– Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự có những sửa đổi bổ sung nhất định. Các quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn; có những quy định mới về quyền và nghĩa vụ của bị can.

Giải thắc thắc mắc luật hình sự nhanh chóng qua Tổng đài 1900 6557

Pháp luật hình sự nói chung, bảo gồm cả các nội dung về tội phạm trong Bộ Luật hình sự và quá trình tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật tố tụng hình sự, gồm những quy định tương đối phức tạp để hiểu đúng, hiểu đủ. Do đó, để thực hiện pháp luật hình sự đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý chuyên ngành. Do đó trong các quan hệ xã hội xuất hiện hành vi có dấu hiệu hình sự, không ít người lúng túng không biết phải làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân, của người thân, cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Hiểu được điều này, Luật Hoàng Phi đem đến giải pháp nhanh chóng giúp Quý khách hàng tiếp cận được các quy định pháp luật hình sự – đó chính là tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006557.

Tại sao nên liên hệ đến Tổng đài tư vấn bị can 1900 6557?

Tổng đài tư vấn 19006557 tư vấn về các vấn đề hình sự qua phương thức trao đổi thông tin qua điện thoọa giúp loại bỏ những e ngại so với phương thức tư vấn trực tiếp truyền thống, nội dung yêu cầu, những thông tin khách hàng cung cấp được chúng tôi bảo mật tuyệt đối.

Tổng đài 19006557 gồm các chuyên viên, tư vấn viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm, qua đào tạo bài bản về các lĩnh vực pháp luật do đó đảm bảo tính chính xác về nội dung tư vấn, chúng tôi kết hợp kinh nghiệm thực tiễn khi tư vấn giúp khách hàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp hơn cho mình.

Liên hệ Tổng đài tư vấn bị can 19006557 như thế nào?

Quý vị có thể sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động và thực hiện thao tác đơn giản là bấm gọi số 19006557, chọn nội dung lĩnh vực muốn tư vấn, Quý vị sẽ được kết nối nhanh chóng với tư vấn viên. Tổng đài chúng tôi làm việc trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần để hỗ trợ khách hàng.

Xem thêm: 089 Là Mạng Gì – Vì Sao Sim 089 Lại Là đầu Số đẹp

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp