Dân trí

Khác với văn hóa Việt Nam, người thầy thường nói tốt cho trò, còn các giáo sư Mỹ chỉ nói “sự thật và chỉ sự thật” thông tin của các học trò cho nhà tuyển dụng. Thầy hướng dẫn sẽ nói đầy đủ về “kiến thức, kỹ năng, thái độ” trên quan điểm “khách quan”.

Bạn đang xem: Ncs là gì

*

Tiến sỹ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học có thể đạt được. Để sở hữu tấm bằng “tiến sỹ”, đa phần nghiên cứu sinh (NCS) phải bỏ ra 3-5 năm liên tục cho học tập và nghiên cứu, một số khác có thể ít hơn hoặc lâu hơn.

Trong giai đoạn “khổ hạnh” (gian khổ mà hạnh phúc) này, đồng hành cùng với mỗi NCS là những người thầy, giáo sư hướng dẫn (GSHD). Họ đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành công và chất lượng chuyên môn của NCS trong quá trình làm tiến sỹ.

Trong bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích 03 khía cạnh: học thuật, kinh tế và xã hội thông qua một số ví dụ ở Việt Nam (một nước có nền giáo dục chưa cao) và Mỹ (là nước có nền giáo dục tiên tiến) để làm rõ hơn vị thế và vai trò của người thầy này.

Đề cao vai trò học thuật

Vai trò học thuật (hỗ trợ học thuật) được thể hiện chủ yếu thông qua quá trình thực hiện đề tài/luận án bao gồm: việc chọn lựa tên đề tài, dẫn dắt giám sát, thúc đẩy NCS đi đúng con đường nghiên cứu và hoàn thành chương trình tiến sỹ đúng tiến độ.

Ở Việt Nam, ý tưởng đề tài nghiên cứu do NCS đề xuất hoặc có thể do gợi ý của GSHD, hoặc được hình thành khi NCS tham gia vào dự án nghiên cứu cùng người thầy. Công việc viết đề xuất nghiên cứu thường được làm ngay từ giai đoạn đầu tiên dưới sự hỗ trợ của GSHD và được góp ý bởi các thầy cô trong bộ môn. Sau đó, nhà trường ra quyết định công nhận.

Ở Mỹ, công việc chọn đề tài nghiên cứu với đa số NCS thường diễn ra muộn hơn. NCS chưa có bằng thạc sỹ thường phải mất 2-3 năm để hoàn thành yêu cầu học khoảng “72 tín chỉ coursework” và kỳ thi “preliminary exam”. Các năm tiếp theo GSHD sẽ hỗ trợ NCS để xây dựng đề cương nghiên cứu, giám sát thúc đẩy sinh viên thực hiện nghiên cứu, xuất bản các công trình khoa học trên các tập san quốc tế có bình duyệt và hoàn thành viết luận án.

Nhìn chung, vai trò học thuật của GSHD tại Mỹ lớn hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người hướng dẫn đối với NCS.

Mỗi trường đại học lại có quy định tốt nghiệp tiến sỹ rất khác nhau. Trường càng uy tín, tính tự chịu trách nhiệm của GSHD càng cao. Người thầy chịu trách nhiệm toàn bộ “chuyên môn” trước khoa và trường đối với NCS của ông ấy. Đa phần NCS muốn tốt nghiệp vẫn phải bảo vệ luận án trước hội đồng học thuật của Khoa tuy nhiên một số khác lại không cần phải qua bước này. GSHD đồng ý NCS tốt nghiệp là sinh viên được tốt nghiệp và ngược lại.

Tôi có một người bạn làm tiến sỹ tại đại học UC Berkeley (đây là ngôi trường danh giá thuộc top 20 trường đại học hàng đầu nước Mỹ). Trong quá trình làm tiến sỹ, NCS này đã xuất bản 3 công trình khoa học. Sau đó nộp cho thầy hướng dẫn bản tóm tắt các sản phẩm nghiên cứu trên và được tốt nghiệp luôn không cần bảo vệ.

Đây là ví dụ chân thực để cho thấy “vai trò học thuật” của giáo sư đại học Mỹ lớn như thế nào. Hay nói cách khác, chỉ cần biết GSHD là biết chất lượng của NCS đó và ngược lại biết NCS đó là biết “tầm” của GSHD. Uy tín khoa học thể hiện ngay ở chỗ đó.

Xem thêm: Autodesk Desktop App Là Gì, To Uninstall The Autodesk Desktop App

Bố trí nguồn tài chính hỗ trợ NCS

Vai trò kinh tế (hỗ trợ tài chính) được thể hiện qua sự hỗ trợ tài chính cho NCS trong quá trình học tập và làm nghiên cứu. Vai trò này của GSHD ở Mỹ thường thể hiện rõ hơn nhiều so với GSHD ở Việt Nam.

Ở Mỹ, việc GSHD cấp học bổng cho sinh viên làm tiến sỹ là rất phổ biến. Khi một giáo sư nhận hướng dẫn một nghiên cứu sinh, cố nhiên người thầy đã phải bố trí đủ nguồn tài chính hỗ trợ như (1) tiền hỗ trợ ăn ở hàng tháng, (2) tiền học phí, (3) tiền nghiên cứu, (4) tiền xuất bản khoa học, (5) tiền hội nghị hội thảo, (6) phòng làm việc, (7) phòng lab thí nghiệm…

GSHD sẽ tính toán để làm sao NCS của mình có thể tốt nghiệp được theo lịch trình. Nguồn tiền này thường chủ yếu có từ những dự án nghiên cứu hiện có của thầy hướng dẫn. Ví dụ: Để nhận được sự hỗ trợ tài chính hàng tháng của GSHD, NCS phải ký hợp đồng làm với khoa với mức thời lượng quy định cứng không quá 20 giờ/tuần.

Có 02 dạng công việc chính: (1) công việc hỗ trợ giảng dạy, hay còn gọi là trợ giảng (teaching assistance), (2) công việc hỗ trợ nghiên cứu (research assistance). Đổi lại, sinh viên sẽ nhận được khoản tiền hàng tháng của GSHD với mức phổ biến dao động từ $1,500-$1,800 trước thuế.

Trái ngược với môi trường tại Mỹ, các giáo sư ở Việt Nam chưa có điều kiện để làm tốt “vai trò hỗ trợ tài chính” cho sinh viên của mình. Có chăng, thì một số NCS may mắn được tham gia vào đề tài nghiên cứu của GSHD và sử dụng số liệu phục vụ đề tài của mình. Số còn lại phải “tự túc” toàn diện.

Chỉ nói sự thật về học trò đối với nhà tuyển dụng

Vai trò xã hội (hỗ trợ quan hệ xã hội) được thể hiện qua việc kết nối “các mối quan hệ xã hội” hỗ trợ NCS trong quá trình học và sau khi ra trường.

Vai trò này của GSHD ở môi trường Việt Nam được thể hiện “đậm nét” hơn so với GSHD ở Mỹ. Lý do là ở Việt Nam “văn hóa” trọng “tình” của thầy và trò đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt. Người thầy thường “nói tốt” về trò của mình mỗi khi ai đó xin ý kiến đánh giá nhận xét. Vì thế các cơ hội việc làm hoặc cơ hội nghề nghiệp tốt hơn… cũng từ đó mà ra.

Ở Mỹ, vai trò này cũng rất quan trọng thông qua lá thư giới thiệu “LOR” của GSHD. Chất lượng của LOR có ý nghĩa “then chốt” cho ai đó muốn xin vào một vị trí “postdoc” hay “job position”.

Khác với văn hóa Việt Nam, người thầy thường nói tốt cho trò, các giáo sư hướng dẫn của Mỹ luôn nói “sự thật và chỉ sự thật” thông tin của các học trò cho nhà tuyển dụng. GSHD sẽ nói đầy đủ về “kiến thức, kỹ năng, thái độ” trên quan điểm “khách quan”.

Uy tín của GSHD cũng được thể hiện qua lời giới thiệu này. Hay nói cách khác, khi học tập tại môi trường giáo dục của Mỹ, nếu bạn không nỗ lực cao trong quá trình học tập và nghiên cứu thì không hy vọng các thầy hướng dẫn nói “những điều hay” cho bạn, kể cả người thầy đó là người nước mình.

Nói tóm lại, dù là môi trường giáo dục tiên tiến ở Mỹ hay nền giáo dục chưa cao ở Việt Nam, vai trò của người thầy hướng dẫn đối với học viên là rất lớn. GSHD tại Mỹ thể hiện nhiều hơn vai trò học thuật và vai trò kinh tế nhưng lại ít hơn ở vai trò xã hội so với các đồng nghiệp ở Việt Nam.

Xem thêm: Oasis Là Gì – Nghĩa Của Từ Oasis

Sự khác nhau này có thể là do sự khác biệt trong văn hóa, thể chế chính trị, điều kiện kinh tế và hệ thống giáo dục của hai nước.

Chuyên mục: Hỏi Đáp