AI: Viết tắt của cụm từ Artificial Intelligence, có thể gọi là machine intelligence, là trí thông minh do máy móc thực hiện. Nó bao gồm bất kỳ các hành động được tạo ra bởi các thiết bị nhận thức được môi trường và tiến hành hành động nhằm đạt được các mục tiêu của nó.
Bạn đang xem: Singularity là gì
AGI: Viết tắt của cụm từ Artificial general intelligence, được hiểu là trí thông minh giả định của một cỗ máy có khả năng hiểu hoặc học bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể thực hiện. Nó là mục tiêu chính của các nghiên cứu về AI, và là 1 chủ đề xuyên suốt trong các vấn đề viễn tưởng và tương lai.
QUẢNG CÁO
ASI: Siêu trí tuệ nhân tạo, viết tắt của cụm từ Artificial Superintelligence, được hiểu là bất kỳ trí thông minh nào vượt qua khả năng nhận thức của con người trong hầu hết các lĩnh vực. Việc nó có thể được sinh ra hay không, gắn liền với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo và liên quan mật thiết tới Singularity Point của thế giới công nghệ nói chung, và Singularity Point của AI nói riêng.
Bối cảnh công nghệ cao
Chúng ta đang sống trong 1 thời đại 4.0, mà ở đó những thành tựu về công nghệ, về trí thông minh nhân tạo, về con người luôn diễn ra ở tốc độ chóng mặt, và dường như chúng ta đang vô hình chung đang đứng trước và chuẩn bị bước vào 1 cuộc cách mạng thông tin (Tôi gọi là cách mạng công nghệ 4.0 phẩy) được kích hoạt và thúc đẩy bởi chính công nghệ AI, sự tác động của nó khác hoàn toàn so với các cuộc các mạng công nghệ đã diễn ra trước đó. Do vậy, tốc độ xuất hiện các ý tưởng, đổi mới và phát minh nhờ trí tuệ nhân tạo về cơ bản đang phá vỡ mọi thứ trong hệ sinh thái của con người.
QUẢNG CÁO
Ngày nay, ngày càng có nhiều các thảo luận liên quan tới sự phát triển của AI sẽ đạt tới 1 ngưỡng mà người ta gọi là Singularity Point (Điểm kỳ dị). Đó là 1 thời điểm giả định mà tại đó, sự phát triển của nó trở nên không thể kiểm xoát, không thể đảo ngược và hậu quả dẫn tới là không lường trước được đối với nên văn minh của Nhân Loại.
Ý tưởng về 1 điểm kỳ dị trong công nghệ này, đã được manh nha và chú ý tới từ những năm 1950 bởi John von Neumann. Và trong những năm gần đây, khái niệm này lại ngày càng được chú ý khi mà tốc độ phát triển của AI ngày càng lớn và dần trở thành 1 câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học về tương lai của nhân loại.
Sự tiến hóa của thông tin và AI Singularity Point
Nếu các bạn chú ý, thì ngay tại thời điểm hiện tại, các cỗ máy AI đã đi trước sự nhận thức của con người ở 1 số lĩnh vực rất cụ thể. Suy nghĩ đơn giản là con người đã không thể chiến thắng được AI tại các tựa game trí tuệ như cờ vua, hay game điện tử starwar… Nhưng không phải vì thế mà chúng ta nói, AI đã hoàn toàn vượt trội bộ não của con người, với cấu trúc đặc biệt và số lượng neron khủng khiếp tham gia vào quá trình vận động của não bộ là nguyên nhân lớn cho thấy 1 số hành động là rất đơn giản đối với chúng ta nhưng lại là thách thức đối với các cỗ máy AI.
Xem thêm: Wear Là Gì
Khi mà chúng ta đang liên tục thay đổi, nâng cấp các hệ sinh thái xung quanh chúng ta 1 cách nhiều lần thì những cỗ máy AI sẽ được kỳ vọng để thay đổi, mở rộng hệ sinh thái của con người theo những cách chưa từng có. Điển hình nhất, sự phát triển không ngừng của máy tính, của thông tin, của truyền thông, công nghệ số và internet… về cơ bản đã làm gián đoạn và thay đổi quá trình thông tin do con người tạo ra, dẫn tới kỷ nguyên về thông tin. Như chúng ta thấy sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ phụ thuộc vào các thuật toán về dữ liệu, mà dữ liệu và thông tin thì lại ở xung quanh chúng ta. Chúng thay đổi, khi chúng ta thay đổi hay upgrade các dữ liệu và thông tin kỹ thuật số đó, và do đó ở 1 thế giới liên tục phát triển ở khía cạnh dữ liệu và thông tin kỹ thuật số sẽ cho phép các cỗ máy AI ngày càng hoàn thiện hơn, thông minh hơn. Qua đó làm mờ đi ranh giới của múi giờ, chính trị, hệ tư tưởng, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa.
Mặt khác, sự phát triển không ngừng của các thuật toán học máy cũng là 1 yếu tố cộng hưởng giúp cho khả năng thông minh của 1 cỗ máy được cải thiện và nâng cao lên rất nhiều. Và khi chúng ta tạo ra được những bộ máy có thể mô phỏng thật sự bộ não của con người, và trường hợp chúng tự sinh được ý thức, tự mô phỏng và học tập cách chúng ta thu thập thông tin, xử lý dữ liệu theo cách của cố máy đó thì không thể nghi ngờ gì khi sự tính toán và thông minh của cỗ máy đó sẽ nhanh chóng vượt qua được khả năng của bộ não, tiệp cận tới AI singularity point (Điểm kỳ dị) và nhanh chóng hình thành nên siêu trí tuệ nhân tạo (ASI) và giới hạn của chúng vẫn là 1 thứ chưa thể đong đếm được.
Túm lại thì AI Singularity Point là thời điểm mà khi 1 AI ở cấp độ con người, có thể tự nhân bản hoặc tạo ra 1 AI khác thông minh hơn và rồi lại lặp lại quy trình và tiếp tục tạo ra 1 nhân thể khác thông minh hơn các phiên bản trước, chúng có thể tự cải thiện định kỳ và tăng tốc tới thời điểm vượt qua được sự nhận thức của con người. Và những gì chúng làm được sẽ là không thể lường trước đối với tất cả. Khi điều này sảy ra, sự kết thúc của loại người rất có thể sẽ đến giống như chính các phát biểu của các nhà khoa học nổi tiếng như Stephen Hawking (Chia sẻ trên BBC năm 2014), bởi lẽ con người, bị giới hạn bởi những tiến hóa sinh học chậm, không thể cạnh tranh và khó có thể thay thế.
AI có thật sự tồn tại ?
Liệu AI có thật sự tồn tại hay không ? Hay chỉ là những khái niệm mô phỏng cho 1 cỗ máy có khả năng tính toán. Đây từng là 1 trong những câu hỏi có nhiều ý kiến trái chiều trong suốt khoảng thời gian dài. Và hiện tại, vẫn là 1 mối quan tâm sâu sắc của các trường phái nghiên cứu khác nhau trong khoa học và xã hội.
Nếu giả định rằng máy tính là yếu tố then chốt của việc tạo ra Trí tuệ nhân tạo, và trong 1 hoàn cảnh nào đó không phù hợp với chức năng mà cố máy thông tin được tạo ra ở trên, thì trường hợp này Trí tuệ nhân tạo không tồn tại. Nhưng nếu nó phát sinh ý thức và bằng 1 cách nào đó, nó có phản ứng lại với môi trường, tự tìm nguồn năng lượng, tự sửa chữa, tự tồn tại, tự sống sót … mà không đòi hỏi sức tác động của chúng ta, thì đúng là đã tới lúc cần tập trung suy nghĩ về vấn đề này.
Như thế, có thể nói trí thông minh nhân tạo thực ra là tồn tại, và vẫn có những môi trường phát triển của riêng nó, cho dù nó là những cỗ máy bình thường cho tới những hệ thống thông minh phức tạp. AI là AI, chúng ta không thể nhân hóa chúng hoặc coi chúng là 1 bản sao của con người, nhưng cũng không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của chúng trong cuộc sống của chúng ta, và tác động to lớn đến cách chúng ta nhận thức AI.
Điều gì sẽ sảy ra khi các cỗ máy tiệm cận AI Singularity Point!
Như đã biết, sự thay đổi đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình phát triển và thay đổi không ngừng của thế giới công nghệ. Bắt nguồn từ các cuộc cách mạng công nghệ khác nhau xuyên suốt các chiều dài lịch sử loại người, chúng ta đã tạo ra được các bộ máy ngày càng thông minh hơn, hỗ trợ cho con người nhiều hơn trong cuộc sống… và hiện nay, sự phát triển của các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển và cải thiện mục đích của chúng ta.
Thuật ngữ điểm kỳ dị phản ánh 1 điều rằng sự thay đổi đó có thể diễn ra 1 cách đột ngột và rất khó để dự đoán thế giới mới sẽ vận hành như thế nào, nó có thể là bước ngoặt dẫn tới sự diệt vong của loài người hoặc các thảm họa toàn cầu khác không thể phục hồi được. Hiện chúng ta không rõ thời điểm chính sác mà các điểm kỳ dị sảy ra, các AI vượt qua loài người về trí thông minh, hình thành nên các siêu trí tuệ nhân tạo, thì khả năng kiểm soát của con người sẽ trở nên thực sự khó khăn. Và ở đây AI đang đóng vai trò then chốt gây ra rủi ro điểm kỳ dị. Khả năng sảy ra các loại kịch bản như thế này đang được tranh luận ngày càng rộng rãi, những ý tưởng có chăng chỉ xuất hiện trên những bộ phim khoa học viễn tưởng thì nay lại trở thành những lo ngại thực sự của thế giới nói chung và các nhà khoa học máy tính nói riêng.
Ở 1 góc nhìn khác chúng ta thấy, hầu như bất kỳ công nghệ nào cũng có thể gây hại nếu cho vào tay kẻ xấu, nhưng với 1 hệ thống siêu trí tuệ nhân tạo chúng ta gặp 1 vấn đề mới là, bàn tay kẻ xấu có thể thuộc về chính công nghệ.
Một cỗ máy siêu thông minh sẽ xa lạ với chúng ta như chính cách chúng ta xa lạ với các loại vật đáng ghét như Gián. Nó có thể mang lại lợi ích cho con người, cũng có thể quan tâm tới các phúc lợi của chúng ta, nhưng mặt khác nó cũng có thể thực hiện các mục tiêu mà xung đột với các giá trị cơ bản của chúng ta, khi đó chúng sẽ gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho loài người hoặc chí ít cũng tạo ra các thảm họa không thể tưởng tượng, trừ khi chúng cho các giống loài khác nhau cùng tồn tại, mà điều này chúng ta vẫn chưa biết trước được.
Xem thêm: Rơ Le Là Gì – Cấu Tạo Chức Năng Và Công Dụng
Tương lai sẽ là gì ?
Chúng ta đang được định vị trong 1 nghịch lý khi những thành tựu của trí tuệ nhân tạo đang định hình hệ sinh thái cho loài người với nhiều nguy cơ và cơ hội quý giá hơn bao giờ hết, cho dù hệ quả của nó có là như thế nào trong tương lai. Cho dù chúng ta có tin rằng có tồn tại hay không 1 điểm kỳ dị như thế trong hệ thế giới phức hợp của AI thì chính suy nghĩ này, đã đặt ra những câu hỏi về mọi mặt cho tương lại của loài người, buộc chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về những gì chúng ta muốn với tư cách là 1 loài.
Chuyên mục: Hỏi Đáp