Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 hay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khác hoàn toàn với ba cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ chỉ thay đổi cách thức hoạt động của ngành công nghiệp, cuộc CMCN lần này dấy lên rất nhiều câu hỏi cho nhân loại về vị trí và vai trò của con người trong thế giới.
Bạn đang xem: Công nghệ 4.0 là gì ví dụ
Công nghệ 4.0 là gì?
Nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Công nghệ 4.0 là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Intevạn vật và hệ thống mạng Internet. Nếu định nghĩa như vậy, nhiều người có thể cho rằng, đây chỉ là một phần mở rộng của của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (Cách mạng kỹ thuật số). Tuy nhiên, thực tế là do những ảnh hưởng to lớn với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống, cùng tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là một kỷ nguyên khác biệt.
Cuộc cách mạng này dự kiến sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, khởi nguồn của cuộc cách mạng kể trên, Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc, các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Hệ thống điều khiển nhà máy thông minh cho ta khả năng trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và, thậm chí có thể đưa ra quyết định một cách tự chủ.
Những hứa hẹn của thời đại công nghệ 4.0
Trên thực tế, một trong những kì vọng lớn nhất của thời đại công nghệ 4.0 là tiềm năng cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao mức thu nhập cho dân số thế giới, với sự chuyển dịch dần cơ cấu lao động, từ lao động chân tay sang lao động trí óc. Hiện tại, đối với một số quốc gia phát triển, một vài mô hình đầu tiên ứng dụng thành quả của cuộc CMCN lần thứ 4 đã được ứng dụng trong thực tế và chứng minh được hiệu quả.
Đã có rất nhiều câu chuyện về ứng dụng công nghệ 4.0 để cải thiện quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, như Siemen, Hugo Boss,…. Không chỉ áp dụng riêng cho những doanh nghiệp sản xuất, đối với khối dịch vụ, môi trường làm việc và cách thức quản lý, tổ chức cũng đang dần trở nên ‘thông minh hơn’. Khi máy móc và con người bắt đầu giao tiếp với nhau, người ta ghi nhận được những hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, các công nghệ của CMCN lần thứ tư thậm chí có thể giúp con người chuẩn bị tốt hơn cho các thảm họa tự nhiên và cũng có khả năng hoàn tác một số thiệt hại do các cuộc CMCN trước đây gây ra như cải thiện môi trường, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới, giảm thiểu bất bình đẳng trong cơ cấu việc làm,….
Xem thêm: Hàm Số Là Gì – Bài 1 : Khái Niệm Hàm Số
Những lo ngại xung quanh cuộc CMCN lần thứ 4
Đối với một biến chuyển mới mang tính nhân loại, việc dấy lên nhiều nghi ngại là hệ quả tất yếu. Những thách thức phổ biến dành cho các nhà chức trách toàn cầu là:
Căng thẳng xã hội leo thang do thay đổi bước ngoặt của nền kinh tế trong thời đại Công nghệ 4.0Thị trường việc làm tách biệt giữa lao động không có trình độ và lao động trình độ caoGia tăng khoảng cách kinh tế giữa những ông lớn có khả năng tài chính để đầu tư phát triển công nghệ mới với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính – công nghệ yếu hơnMột bộ phận người dân (người già, thậm trí tầng lớp trung niên hoặc dân số nông thôn) không theo kịp được sự phát triển của công nghệ
Để chuẩn bị tốt nhất cho thời đại công nghệ 4.0, chúng ta cần làm gì?
Như đã nói ở trên, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tác động tới tất cả mọi khía cạnh và mọi người trên thế giới. Vì thế, với mỗi người, mỗi vai trò khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau để chuẩn bị thật tốt cho thời đại số này.
Xem thêm: Kích Là Gì
Đối với những người bình thường, bạn nên và cần phải định hình được vị trí của mình ở đâu trong thời đại số: Con người hoàn toàn làm chủ công nghệ bởi, nó được con người chế tạo ra để phục vụ cho đời sống. Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, các công ty nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khả năng phân tích dữ liệu của mình. Tất cả các doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển dịch, áp dụng công nghệ để trở thành các tổ chức thông minh, được kết nối hoặc họ sẽ sớm tụt hậu so với đối thủ.
Ngay cả đội ngũ lãnh đạo các quốc gia cũng cần trau dồi các kỹ năng để quản lý các tổ chức thông qua nền tảng công nghệ mới. Hệ thống giáo dục và đào tạo cũng cần thích nghi để chuẩn bị tốt hơn cho thế hệ tương lai với sự linh hoạt và kỹ năng tư duy phê phán sẽ cần cho công việc tương lai. Đối với đội ngũ chuyên gia công nghệ, ngay từ bây giờ cần nắm bắt sự thay đổi và nhận ra rằng những công việc của chúng ta ngày nay có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tương lai không xa.
Chuyên mục: Hỏi Đáp