1. Tìm hiểu về polyp túi mật
Polyp túi mật xảy ra khi có sự xuất hiện các u nhú mọc ra từ niêm mạc túi mật, vì thế nên còn được gọi là u nhú niêm mạc túi mật. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ đều tương đương nhau, rơi vào khoảng 5 – 9% trong cộng đồng. Đa số u nhú ở túi mật đều là lành tính, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh dễ chuyển sang dạng ác tính và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe người mắc.
Bạn đang xem: Polyp túi mật là gì
Polyp túi mật là dạng bệnh lý xuất hiện các u nhú ở túi mật
Tùy theo tính chất của polyp và nguyên nhân gây ra chúng, có thể chia polyp túi mật thành các loại sau:
Polyp Cholesterol: Là loại polyp phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% các trường hợp polyp ở túi mật. Loại này đường kính thường nhỏ khoảng 2 – 10mm, hình thành các đốm vàng trên niêm mạc túi mật.
Polyp cơ tuyến túi mật: Loại này phổ biến thứ hai sau polyp Cholesterol, chiếm 25% trường hợp và có kích thước lớn hơn (khoảng 10 – 20 mm).
Polyp viêm: chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh. Dạng này thường là những u nhú đơn độc, đường kính 5 – 10mm, được cấu tạo từ các tế bào viêm, mô xơ, mô hạt.
Polyp tuyến: Loại này thường hiếm gặp, chỉ chiếm 5% các trường hợp polyp ở túi mật, thường mọc đơn độc.
Một số dạng khác: Các mô dị hình, khối u mỡ, u hạt, u xơ,…
Hình ảnh túi mật bị polyp Cholesterol
2. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán polyp túi mật
Đa số trường hợp polyp túi mật là lành tính và không gây hại, cản trở đến cơ năng của cơ thể. Tuy nhiên vẫn có trường hợp polyp ở túi mật là ác tính, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ di căn đến nhiều hệ cơ quan khác. Vậy căn bệnh này do đâu mà có? Triệu chứng và chẩn đoán như thế nào?
Nguyên nhân:
Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sự hình thành các u nhú ở tuyến mật có liên quan đến một số yếu tố như: chức năng gan kém hoặc các bệnh về gan do virus, quá trình chuyển hóa Cholesterol bất thường, mỡ máu, thói quen ăn uống thiếu khoa học, béo phì,…
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh là:
Bệnh nhân trên 60 tuổi và có tiền sử mắc các bệnh, hội chứng về gan.
Bệnh nhân bị béo phì, chỉ số mỡ máu, đường máu cao.
Thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên dung nạp lượng lớn chất béo, Cholesterol vào cơ thể.
Bệnh nhân có tiền sử mắc sỏi mật, viêm đường mật nguyên phát.
Triệu chứng:
Phần lớn các trường hợp polyp túi mật đều không có triệu chứng nào rõ ràng vì thường là lành tính, không gây các biến đổi bệnh lý cho cơ thể. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể thấy buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng. Tuy nhiên những dấu hiệu này thường chung chung nên cũng khó phát hiện.
Xem thêm: Tải Về – Danh Bai Doi Thuong
Trường hợp khám sức khỏe, khi bác sĩ ấn nhẹ vào vùng hạ sườn phải thì có thể có cảm giác đau tức nhẹ.
Bệnh nhân có thể bị đầy bụng, khó tiêu
Chẩn đoán:
Các phương pháp chẩn đoán polyp túi mật bao gồm:
Chụp cắt lớp vi tính túi mật. Nếu chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang để xác định polyp lành hay ác thì tỷ lệ chính xác lên đến 90%.
Chụp cộng hưởng từ: cho kết quả hình ảnh tăng tín hiệu ở thì T2 nếu là polyp ác tính.
Các xét nghiệm sinh hóa: đánh giá chức năng gan mật, đánh giá chức năng thận, test virus viêm gan,…
Siêu âm là biện pháp tốt nhất để phát hiện và theo dõi polyp túi mật
3. Điều trị polyp túi mật như thế nào?
Điều trị polyp túi mật có thể theo hai hướng: điều trị bảo tồn hoặc cắt bỏ túi mật. Túi mật có chức năng quan trọng đối với cơ thể, là một phần của hệ thống đường dẫn mật và tiêu hóa mỡ. Vì thế chỉ nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật khi thực sự cần thiết.
Điều trị bảo tồn:
Trên 90% polyp ở túi mật đều lành tính. Vì thế nếu khối polyp nhỏ và không gây ảnh hưởng đến cơ thể thì có thể theo dõi sự tiến triển của khối polyp bằng siêu âm, kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị khác như thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt,…
Những thực phẩm mà bệnh nhân nên kiêng:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thức ăn chiên xào, rán, mỡ động vật, thức ăn nhanh,…
Hạn chế thực phẩm giàu Cholesterol như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, phomai,…
Hạn chế thức ăn nhiều đường, tinh bột.
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh:
Hoa quả, trái cây giàu vitamin B, C, D, E, giàu chất khoáng như cam, táo, lê,… giúp nâng cao sức khỏe gan mật.
Rau xanh, củ quả giàu chất xơ như su hào, cà rốt, cải bắp,… giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế đầy bụng, khó tiêu.
Các chất béo thực vật: dầu oliu, dầu đậu nành, lạc, hướng dương,…
Sữa không đường hoặc ít đường, ít chất béo cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.
Rau củ quả tốt cho người bệnh
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật:
Các trường hợp khối polyp có kích thước lớn hơn 1cm hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ tiến triển thành polyp ác tính thì cần chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Các dấu hiệu polyp tiến triển thành ác tính như: tốc độ phát triển nhanh, chân lan rộng, hình dạng không đều đặn, có dấu hiệu ăn lan ra phần khác, gây các triệu chứng lâm sàng nặng cho bệnh nhân như sốt hồi quy, đau bụng,…
Hiện nay phẫu thuật cắt bỏ túi mật đã được cải tiến bằng phương pháp nội soi, ít xâm lấn. Bệnh nhân có thể phục hồi nhanh và hầu như không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm: Dock Leveler Là Gì – Khái Niệm Về Sàn Nâng Dock Leveler
Có thể thấy rằng polyp túi mật phần lớn đều lành tính và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bệnh tiến triển xấu và có khả năng gây ung thư. Vì thế hãy có một lối sống khoa học để góp phần bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900565656 để được hỗ trợ giải đáp những thắc mắc về sức khỏe.
Chuyên mục: Hỏi Đáp