Gần đây có nhiều khóa học, cũng như bài viết về sketchnote, mình cũng ham hố tìm hiểu, thực hành, vì quả thật nó là một phương thức ghi chép mới, thú vị, đặc biệt là hợp với kiểu người thích “ngứa tay” vẽ bậy như mình. Trong bài này mình với tư cách là một người ham hố sketchnote chia sẻ lại phương thức mà mình – thanh niên 31 tuổi tự học và áp dụng, hi vọng hữu ích cho các bạn.

Bạn đang xem: Sketchnote là gì

Sketchnote là cái gì nhỉ?

Sketchnote chỉ đơn giản là cách ghi chép mới, trình bày nội dung ghi chép thành các hình vẽ, kí hiệu biểu tượng, font chữ, kẻ khung, đánh dấu… một cách màu mè trực quan nhất để vừa dễ xem, dễ nhớ, lại dễ hiểu. Ngoài ra lúc trình bày màu mè thì những người đọc cũng cảm thấy cool hơn thay vì bài trình bày dày đặc chữ.

Ơ mà đừng nhầm là sketchnote là phải vẽ, phải có con mắt mỹ thuật… Sketchnote không cần cái đó. Nếu anh em ko có hoa tay hoặc hoa tay nhưng không giỏi vẽ vời cũng không lo, vì cách thức vẽ vời, trình bày sketchnote chỉ sử dụng những đường nét hết sức cơ bản mà ai cũng có thể làm được. Mình còn làm được cơ mà 😀

Sketchnote nên làm lúc nào ?

Khi nghe sketchnote là phương pháp ghi note, nghĩa là vừa nghe, vừa ghi. Nhưng thực ra mới bắt đầu sketchnote thì cực khó khi mà vừa phải nghe bài, nghe nội dung thảo luận, họp hành, lại vừa nghĩ cái này minh họa như thế nào, cái kia vẽ ra sao… rất dễ bỏ sót các nội dung trong cuộc họp.

Vì vậy như mình lúc mới bắt đầu thì họp hành, nghe bài training, vẫn phải ghi chép nội dung theo cách truyền thống, trong đó có highlight các ý chính. Sau đó mới vẽ thành sketchnote, lúc đó có thời gian để trình bày, vẽ vời, tô son dặm phấn.

Sau này quen tay thì có thể vừa nghe nội dung họp hành, training, khi nội dung người trình bày chậm lại, ngắt nhịp thì lúc đó mình có thể vẽ phác họa một số nét, một số biểu tượng cơ bản, còn về nhà thì sẽ vẽ thêm màu mè vào sau.

Vẽ sketchnote cần cái gì?

Với mình, vẽ vời hay làm gì thì đầu tiên là phải có cảm hứng, và cảm hứng trước tiên đến từ đồ dùng tử tế 😀 Vẽ lên giấy sổ ghi chép kẻ dòng bằng bút bi cảm giác nó không “sướng”

Với mình thì mình thích ghi chép, vẽ vời với mấy cái đồ sau:

Một quyển sổ nhỏ để khi họp hành thì ghi chép ý chính vào đó, đến khi vẽ sketchnote mở sổ ra coi 😀

Có mấy cái này để trước mặt, cảm hứng vẽ vời hơn hẳn luôn. Bạn cứ thử vẽ bằng bút bi thường và cái bút marvy mà xem, cảm giác nó khác nhé.

Các bước vẽ sketchnote

Để ra được một “bài” trình bày kiểu sketchnote thì mình thường có một số bước như sau:

Bước 1: Lắng nghe, và ghi chép lại vào 1 cuốn sổ nhỏ. Hãy tưởng tượng đang học, đang training … thời gian không đủ nhiều để bạn có thể ngồi suy tư, vẽ cái này, tô màu cái kia. Tốt nhất là hãy nghe, ghi chép các ý đầy đủBước 2: Tông hợp nội dung: không phải ý nào cũng cần vẽ lên, cũng như bạn làm slide powerpoint, không phải cứ bôi đầy 1 slide toàn chữ, từ cái ghi chú cũng phải thêm vào…sau đó chả ai thèm đọc vì quá rối mắt. Mục tiêu của sketchnote là để dễ nhớ, dễ đọc và dễ hiểu, có thể chỉ cho bạn, nhưng cũng có thể cho những người khác, có thể dùng làm presentation (như mình) sau này, nên cần tổng hợp nội dung và các ý cần nói.Bước 3: Lên layout để vẽ sketchnote: dựa vào các ý chính bạn đã tổng hợp, và yêu cầu cần trình bày (VD giấy A3-A4, 1 tờ hay 2 tờ…) lúc đó phải lên layout, chia ô, chia khoảng trên giấy để trình bày cho phù hợp. Ví dụ như mình thích nội dung 1 buổi training, 1 buổi họp ngắn gọn trên 1 tờ A4 để sau này đọc lại cho dễ. Nếu phần nội dung họp có 6 ý lớn, thì sẽ chia tờ giấy thành 7 phần: 1 phần tiêu đề nhỏ và 6 phần cho nội dung các ý. Nhiều người mình thấy có xu hướng bỏ qua phần này mà sẽ viết, vẽ thẳng lên giấy các nội dung, và cứ chỗ nào trống thì viết vào. Ok, không sao, nhưng nếu đó là cho bạn tự đọc, chứ nếu để trình bày cho người khác xem, hoặc đọc lại thì hãy cẩn thận. Vì có nhiều nội dung cần có logic, thứ tự, nếu trình bày kiểu ngẫu nhiên sẽ khó đọc, không thấy được sự liên kết, hoặc đến đoạn cần nhiều thông tin thì không đủ chỗ mà trình bày.Bước 4: Vẽ minh họa từng phần nội dung: Để minh họa nội dung thì có một số “thành phần” có thể được sử dụng để làm cho tác phẩm của bạn sinh động:– Văn bản, chữ ở các kiểu font, các kích cỡ, màu sắc khác nhau– Các hình dạng cơ bản như vuông, tròn, tam giác, hình thang, chữ nhật ….– Các đường nối: đường thẳng, mũi tên …– Các biểu tượng: hình người, oto, xe máy, xe đạp, mặt trời, đồng hồ, hình bong bóng nói chuyện….– Các hình vẽ khác: tùy vào khả năng vẽ vời của bạn, kiểu như hình chim, cá, sâu bọ, nhân vật hoạt hình…

Layout để vẽ sketchnote

Như mình có trình bày bên trên, để sketchnote thì bước số 3 rất quan trọng là layout sketchnote, chia tờ giấy thành các phần để trình bày nội dung. Có người sẽ nghĩ, ồ có gì đâu, chỉ là chia tờ giấy thành các phần để viết nội dung thôi mà, sau đó các bạn sẽ chia thành các phần theo thứ tự từ TRÊN xuống DƯỚI.

Ồ, thực ra nhiều cái hay hơn nhiều, bạn không nhất thiết phải layout kiểu bài văn (mở thân kết) như vậy, cách thức layout phải tùy thuộc nội dung bạn muốn trình bày hoặc đối tượng của bạn, làm thế nào để dễ hiểu, dễ xem. Có một số kiểu layout như thế này mà bạn có thể cân nhắc:

*

Kiểu layout cơ bản nhất mà mình hay gặp: TOP-TO- BOTTOM: là kiểu trình bày từ trên xuống dưới, đúng kiểu bài văn

Kiểu WAVY: uốn lượn con sóng, có thể dùng để trình bày về những thứ liên quan đến thời gian, kiểu timeline, chu trình các bước

Kiểu Central idea: mình hay dùng khi cần mô tả nội dung dạng “các ý nhỏ” độc lập tạo nên ý chính. Thứ tự mà người xem cái sketchnote dạng này cần tập trung nhất là cái ý chính ở giữa trước, sau đó mới phát triển ra các phần nhỏ, và từng phần này không quan trọng cái nào trước, cái nào sau.

Kiểu Spiral – xoắn ốc: mình hay áp dụng với dạng nội dung kiểu timeline, có liên quan đến các mốc thời gian.

Xem thêm: Chuẩn Đầu Ra Là Gì – Về Chuẩn Đầu Ra Và Các Khái Niệm Liên Quan

Kiểu đường chéo: kiểu này mình áp dụng với nội dung dạng roadmap, sử dụng kiểu này có thể trình bày, minh họa xen kẽ ở hai phía đường chéo, nên làm phần sketchnote trông khá là thú vị.

Kiểu modular: kiểu này mình thường dùng khi chia nội dung 1 bên văn bản, 1 bên hình- biểu tượng minh họa, và dùng xen kẽ nhau: Ví dụ nội dung cần trình bày có 6 ý chính, ý chính đầu tiên sẽ trình bày: chữ bên trái – hình minh họa bên phải, ý thứ hai sẽ là chữ phải – hình bên trái, cứ như vậy… đọc nó sẽ thấy như kiểu đọc truyện tranh 😀

Một số điểm mình nghĩ là quan trọng khi layout nội dung: Cái này suy nghĩ mãi vì không biết viết thế nào, viết vào phần nào của bài viết này, nhưng thôi mình cứ ghi ra đây để mọi người chú ý:

Hầu hết mọi người đều đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và từ lớn đến nhỏ, do đó khi trình bày nội dung bạn cần chú ý để đảm bảo mọi người hiểu đúng cái mà bạn đang trình bày.Khi trình bày thì ý lớn phải được ghi to nhất (nếu sử dụng chữ-văn bản) và làm nổi bật bằng màu sắc, các ý nhỏ sẽ ghi bé hơn.Đảm bảo các ý lớn thì đều có cùng dạng font chữ, cỡ chữ hoặc biểu tượng để người đọc họ hiểu các ý này có tầm quan trọng ngang nhau.Ngoài ra khi trình bày nội dung, vẽ thêm các mũi tên chỉ hướng để người đọc biết đọc cái gì trước, cái gì sau cũng rất hữu ích.

Minh họa nội dung sketchnote

Thực ra để vẽ được sketchnote thì bạn không cần hoa tay, chỉ cần vẽ được những nét cơ bản như đường thẳng, hình tròn, vuông, tam giác, bầu dục… biết cách sử dụng bút màu để tô là được. Phần này mình sẽ nói một số hình minh họa phổ biến cho sketchnote. Để thành thạo và thuần thục, chắc chắn bạn cần rèn luyện. Và một kinh nghiệm nữa là bạn nên tìm trên Pinterest những bản sketchnote hoặc những hình minh họa liên quan đến sketchnote, lưu vào điện thoại, khi nào cần minh họa 1 ý mà không biết làm thế nào, có thể bỏ ra xem. Ví dụ mình hay lưu các doodle, các hình vẽ minh họa ngôi nhà cái cây… các hình người que ở đủ tư thế, cần thì bỏ ra xem rồi copy.

Văn bản

Phần text- hay văn bản là những thứ rất quan trọng, ví dụ tiêu đề sketchnote, tên của từng mục, diễn giải các ý phải dùng text rồi, hình vẽ có thể làm cho phần mô tả sinh động hơn, nhưng không thể thiếu text trong sketchnote. Một số kiểu chữ mà mình thấy hay ho khi minh họa sketchnote bạn tham khảo như dưới đây nhé

*
*

Một số kiểu đơn giản, chỉ cần viết chữ in hoa, sau đó dùng bút vẽ thêm 1 nét song song với 1 cạnh của kí tự, hoặc tô màu 1 cạnh của kí tự là được

*

Các đường nối, mũi tên chỉ hướng

Là các thành phần rất quan trọng để kết nối các phần nội dung, làm cho người đọc biết đọc cái nào trước, cái nào sau.

*

Các đường nối, mũi tên cũng có thể sáng tạo ra như thế này

*

Đánh dấu từng mục

Có thể dùng các dạng như thế này để làm nổi bật tiêu đề của từng mục

*
*

Khung viền – frame

Sử dụng frame để viền xung quanh một khối nội dung, để tách biệt, tránh lẫn với những nội dung khác. Frame có thể ở dạng khung viền kiểu khung ảnh, cuốn thư, quyển sổ hoặc có thể ở dạng các bong bóng hội thoại như truyện tranh

*

Biểu tượng, hình vẽ

Biểu tượng hình vẽ là những thứ đơn giản bạn có thể thêm vào để sketchnote của mình thêm sinh động , kiểu như thế này này:

*

Hình người que

Người que là dạng biểu tượng dễ vẽ mà lại hiệu quả minh họa cao, bạn có thể thêm vào nội dung của mình để diễn đạt ý rất hiệu quả, sinh động. Mình thường dùng khi làm sketchnote nội dung họp

*
*
*

Một số hình vẽ khác

Ngoài một số hình vẽ bên trên, còn có một số hình vẽ khác, được gọi là doodle, bạn có thể thêm để làm cho sketchnote sinh động. Cứ search trên pinterest doodle là ra cả đống luôn.

*

Tổng hợp lại các phần trên, ta có một sketchnote

*

*

Cái này là của mình khi mới tập vẽ

Làm sao để vẽ sketchnote tốt hơn

Để sketchnote tốt hơn thì cần luyện tập nhiều thôi, không có cách khác. Bạn luyện tập nhiều để luyện cách tổng hợp nội dung, tổng hợp kiến thức, và cũng luyện cách trình bày sketchnote làm sao để dễ đọc dễ hiểu.

Để tham khảo vẽ như thế nào, tìm ý tưởng vẽ thì pinterest là nguồn thông tin mà mình thấy hữu ích nhất, bạn cứ google từ khóa sketchnote là ra cả đống luôn. Để tìm hiểu xem vẽ như thế nào, có thể google “how to draw – từ khóa”. Ví dụ người que thì google “how to draw stick figure”.

Ngoài ra để lưu lại lâu dài, sau khi vẽ xong bạn có thể scan phần vẽ của mình vào máy tính và chỉnh sửa trên các phần mềm sửa ảnh, đồ họa. Bên cạnh vẽ sketchnote trên giấy, bạn có thể vẽ bằng ipad kèm bút apple pencil, có phần mềm concept có thể hỗ trợ bạn vẽ (mình không rõ lắm, chỉ google phần này).

Xem thêm: Kính Vạn Hoa Là Gì – Bộ Kính Vạn Hoa Tự Làm

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về sketchnote. Hi vọng hữu ích cho bạn. Mình có tổng hợp những thứ mình mua để thực hành sketchnote như dưới này nhé để bạn tham khảo.

Chuyên mục: Hỏi Đáp