Cứ tưởng chỉ có đồ chơi sắc nhọn, tròn nhỏ mới gây nguy hiểm cho các bé, mấy ai ngờ rằng còn có một loại đồ chơi dạng mềm dẻo làm từ mút xốp cũng độc hại và nguy hiểm không kém.

Bạn đang xem: Squishy là gì

Trong thế giới đồ chơi cho trẻ nhỏ, chắc hẳn các bậc phụ huynh không mấy xa lạ với loại đồ chơi có tên Squishy. Đây là loại đồ chơi dẻo được làm từ mút xốp khá mềm, thiết kế đa dạng thành những món đồ dễ thương như chú vịt, mèo con hay những chiếc bánh gato, bánh bao to đùng với nhiều màu sắc vô cùng bắt mắt. Đồ chơi dẻo đã và đang ngày càng trở thành loại đồ chơi được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích và ưa chuộng hiện nay.

Tại Việt Nam, đồ chơi dẻo Squishy cũng là món đồ chơi được trẻ em vô cùng yêu thích và bán rất phổ biến trên mạng cũng như các cửa hàng đồ chơi. Hình thức bắt mắt, phong phú và giá thành món đồ chơi này chỉ khoảng vài chục nghìn đồng.

*

*

Squishy dùng để chỉ những món đồ chơi dẻo được làm từ bọt xốp vô cùng mềm dẻo, có nhiều hình thù và màu sắc hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

Thế nhưng vấn đề đặt ra là liệu loại đồ chơi dẻo này có thực sự an toàn với trẻ nhỏ hay không? Bởi trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ cứ tưởng chỉ có đồ chơi sắc nhọn, tròn nhỏ mới gây nguy hiểm cho các bé, mấy ai ngờ rằng loại đồ chơi dạng mềm dẻo làm từ mút xốp cũng độc hại và nguy hiểm không kém.

Đồ chơi dẻo có mùi thơm đặc trưng của… hóa chất

Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về mức độ độc hại mà đồ chơi dẻo gây ra cho sức khỏe của trẻ. Tổ chức này đã tiến hành thử nghiệm với 12 loại đồ chơi dẻo trên thị trường, và kết quả là tất cả 12 loại này đều có chứa hóa chất độc hại. Ngay lập tức, Bộ đưa ra khuyến cáo tới các bậc phụ huynh không nên cho trẻ chơi loại đồ chơi này. Các cửa hàng bán đồ chơi tại đây cũng cho phép phụ huynh đổi trả nếu đã mua sản phẩm trước đó và không muốn sử dụng nữa.

Bộ trưởng là ông Jakob Elleman-Jensen cho biết: “Các hóa chất độc hại có trong đồ chơi dẻo có thể gây kích thích lên niêm mạc đường hô hấp của trẻ, tác động xấu lên mắt, có thể gây hắt xì, các triệu chứng sung huyết kết mạc, làm tổn thương gan và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của trẻ. Những loại đồ chơi độc hại và có thể gây nguy hiểm cho trẻ được bày bán tràn lan như vậy là không thể chấp nhận được. Ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em phải có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm mà họ bán là hợp pháp và không có hóa chất độc hại”.

Việc hít, ngửi mùi thơm nhân tạo lâu ngày từ loại đồ chơi dẻo, trẻ có thể bị kích ứng, gây bong tróc niêm mạc, chảy máu mũi, suy giảm khả năng nhanh nhạy của khứu giác (Ảnh minh họa).

Khi tiếp xúc với nhiệt, bọt xốp nóng chảy thành chất có thể ăn mòn da

Một tai nạn trong khi chơi đồ chơi dẻo đã xảy ra với cô bé người Anh Cara Rose, 9 tuổi. Theo lời kể của gia đình bé thì trong lúc đang cầm và bóp món đồ chơi dẻo trên tay thì bỗng dưng món đồ phát nổ và bên trong chảy ra dịch lỏng. Điều đáng nói là chất lỏng này chảy vào tay của bé khiến các ngón tay của bé Rose bị rát và bắt đầu phồng rộp lên. Mẹ bé, chị Lisa Marie đã vội vã đưa con đến bệnh viện, tại đây các bác sĩ cho biết các nốt phồng rộp, mụn nước này là do bé bị bỏng chất hóa học. Bé Rose được băng bó các ngón tay và ở lại bệnh viện theo dõi cho đến khi sức khỏe ổn định. Chị vẫn không khỏi bàng hoàng khi kể lại: “Nếu chất lỏng đó không may bắn vào mắt hay mặt con thì có thể sự việc sẽ tồi tệ hơn nhiều. Các bậc cha mẹ cần nâng cao nhận thức và chú ý đến đồ chơi của con mình hơn nữa”.

Xem thêm: Dispense Là Gì – Nghĩa Của Từ Dispense

*

*

Tay của bé gái bị phồng rộp sau khi tiếp xúc với chất lỏng chảy ra từ món đồ chơi dẻo mềm mẹ đặt mua từ trên mạng.

Tuy nhiên, một hãng chuyên sản xuất đồ chơi thì phản biện rằng đồ chơi dẻo không thể tự phát nổ trong điều kiện bình thường trừ khi chúng được tiếp xúc với nhiệt. Nhưng ai có thể biết được mối hiểm họa luôn rình rập con em chúng ta ngay từ món đồ chơi tưởng an toàn nhưng thực chất lại tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng và ăn mòn làn da non nớt của các bé như vậy.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ chơi đồ chơi

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ mà vẫn giúp trẻ vui với món đồ chơi của mình, cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau đây:

– Lựa chọn và mua cho bé những loại đồ chơi thông thường, chính hãng, không lựa chọn những sản phẩm có mùi thơm lừng, màu sắc quá sặc sỡ, lòe loẹt.

– Chọn đồ chơi được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, bông hữu cơ, len hoặc cao su tự nhiên.

– Không mua hoặc cho con dùng đồ chơi bằng nhựa cũ – những thứ được sản xuất trước năm 2010 – ngay cả khi chúng có có giá thành rẻ hơn trên thị trường hoặc bé yêu thích đến mấy.

– Đồ chơi bằng nhựa an toàn thường được dán nhãn PVC-free và BPA-free. Nếu nhãn có kí tự “Số 3”, “Số 7” hoặc “V” thì không nên mua cho con.

– Không để trẻ cắn, nhai hay gặm đồ chơi.

Xem thêm: Xd Là Gì – Xd Nghĩa Là Gì

– Ngoài ra, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ biết thêm những kiến thức về an toàn khi chọn và sử dụng đồ chơi, giúp bé tự giác thực hiện quy tắc an toàn khi vui chơi.

Để con gái tự chế đồ chơi “chất nhờn ma quái” mà nhiều đứa trẻ mê mẩn, bà mẹ hốt hoảng khi thấy tay con phồng rộp bỏng nặng

Chuyên mục: Hỏi Đáp