Nhân phẩm và danh dự được cho là phẩm chất và giá trị của một con người. Chính vì thế mà nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa bao hàm cả việc mình nhìn nhận về bản thân và người khác nhìn nhận mình. Để có thể hiểu rõ hơn về nhân phẩm và danh dự, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây!
Khái niệm Danh dự và Nhân phẩm
Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau. cho xã hội.
Bạn đang xem: Danh dự là gì
Nhân phẩm là gì?
Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm.
Vậy:
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Người có nhân phẩm là người có lương tâm,có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ, bị tố cáo và lên án.
Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm giữ gìn nhân phẩm của mình nhưng vẫn có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của người khác, có suy nghĩ và hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng
Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải
Có lương tâm trong sáng.Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.
Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Cập Nhật Lmht, Cập Nhật Thủ Công Lmht Qua Garena Pc
Abraham Lincoln là ví dụ điển hình về người có danh dự và nhân phẩm
Danh dự là gì?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.
Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức khác nhau nhưng lại có quan hệ lẫn nhau
Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.
Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.
Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.
Xem thêm: Openal Là Gì – Opendoc Là Gì
Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng ta đánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó là yếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập và làm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Đó mới là niềm vui là l
Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành. Bài viết tới đây là kết thúc. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại dưới phần bình luận. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Chuyên mục: Hỏi Đáp