Định nghĩa dystopia

Dystopia (phản địa đàng) là từ gốc hy lạp, dùng để chỉ các xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Dịch thô ra, dystopia là “nơi không tốt.” Các xã hội dystopia xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm lấy bối cảnh tương lai. 1984 và Brave New World là hai tác phẩm dystopia nổi tiếng nhất. Đặc trưng của các tác phẩm thuộc dòng dystopia là thể hiện sự phi nhân tính, chế độ độc tài, thảm hoạ môi trường, và các yếu tố liên quan đến sự thoái hoá xã hội khác. Các xã hội dystopia xuất hiện trong rất nhiều dòng viễn tưởng và thường dùng để nói về các vấn đề đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ, chẳng hạn như về môi trường, chính trị, kinh tế, tôn giáo, tâm lý, đạo đức, khoa học và/hoặc công nghệ, những vấn đề nếu không được giải quyết sẽ đưa xã hội đến một tương lai dystopia.

Bạn đang xem: Utopia là gì

*

Nguồn gốc từ dystopia

Dystopia là một biến thể của từ utopia. Utopia là phiên âm tiếng Anh của từ οὐτόπος (ou-topos), tức “nơi không tưởng” trong tiếng Hy Lạp, lần đầu sử dụng bởi Thomas More trong tác phẩm cùng tên xuất bản năm 1516. Ban đầu utopia chỉ có nghĩa là “nơi không tồn tại,” nhưng về sau âm ou- (tức “không“) bị lẫn với âm eu- (tức “tốt đẹp”), và utopia trở thành “nơi hoàn hảo.” Dystopia thay tiền tố οὐ- (tức “không tồn tại”) bằng tiền tố δυσ- (tức “xấu xa”), tạo thành từ mang nghĩa “nơi xấu xa,” từ trái nghĩa của utopia. Từ này lần đầu được dùng bởi J. S. Mill trong bài phát biểu quốc hội năm 1868.

*

Lịch sử ra đời

Năm 1818, nhiều thập niên trước khi từ dystopia xuất hiện, Jeremy Bentham đã đề nghị sử dụng từ cacotopia (dùng tiền tố κακόs-, tức “đồi bại, ghê tởm” để thay cho tiền tố οὐ-) để làm từ trái nghĩa với utopia. Mặc dù sau này dystopia trở nên thịnh hành hơn hẳn, cacotopia vẫn đôi khi được nhắc tới, chẳng hạn như Anthony Burgess, tác giả A Clockwork Orange, đã nói rằng từ Orwell dùng từ này trong 1984 thì hợp hơn vì “nghe nó mạnh hơn dystopia.”

Theo từ điển Oxford, từ dystopia lần đầu tiên được John Stuart Mill dùng trong bài phát biểu trước Hạ Nghị Viện Anh năm 1868. Trong bài nói của mình, Mill lên án chính sách đất đai của chính phủ: “Có lẽ nói chúng nghe như utopia thì hơi quá, chúng phải bị gọi là dys-topia, hoặc caco-topia. Thứ thường được gọi là utopia sẽ quá hoàn hảo để có thể đưa vào thực tế; nhưng những chính sách này quá tệ hại để đưa vào thực tế.”

Những chủ đề thường có trong dystopia

Chính trịTrong utopia, các nguyên tắc chính trị mang màu sắc lý tưởng hoá và mang lại những kết quả tốt đẹp cho người dân. Ở dystopia, các nguyên tắc chính trị đôi khi cũng dựa trên những lý tưởng của utopia, nhưng lại dẫn tới hậu quả tiêu cực cho người dân vì các nguyên tắc ấy có tối thiểu một yếu điểm chết người.Kinh tế: Hệ thống kinh tế trong các tác phẩm dystopia có muôn hình vạn trạng, thường liên quan trực tiếp đến nguồn gốc khiến xã hội trở thành dystopia. Tuy nhiên, vẫn có những mô típ kinh tế thường gặp.Một trong những mô típ hay xuất hiện nhất là kinh tế dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của chính phủ chẳng hạn như trong Anthem của Ayn Rand và The Iron Standard của Henry Kuttner. Một số tác phẩm dystopia khác, chẳng hạn như 1984, cho thêm sự xuất hiện của chợ đen để mua bán hàng hoá cấm và/hoặc nguy hiểm, hoặc các nhân vật trong truyện luôn phải sống nơm nớp sợ hãi trong nền kinh tế thiếu tự do.

Xem thêm: Tha Thu Là Gì – Tìm Hiểu Về

Xem thêm: Porn Là Gì

Những hệ thống kinh tế như vậy thường thiếu hiệu quả, gây ra những hậu quả nguy hiểm. Chẳng hạn như trong Riders of the Purple Wage của Philip Jose Farmer, một hệ thống an sinh xã hội quá phát triển đã khiến con người không còn bất cứ thứ trách nhiệm nào nữa, và tầng lớp dưới thường xuyên có những hoạt động phá hoại xã hội. Player Piano của Kurt Vonnegut mô tả một thế giới dystopia với hệ thống kinh tế tập trung khiến nguyên vật liệu trở nên dồi dào, nhưng đồng thời lại khiến phần lớn loài người không được làm những công việc có ý nghĩa; gần như mọi công việc đều rất hèn mọn, không mang lại giá trị tinh thần, và chỉ một nhóm nhỏ có học thức được đưa vào tầng lớp tinh hoa và thực hiện những công việc tinh hoa.Phân hoá xã hộiCác tác phẩm dystopia thường thể hiện sự tương phản giữa các đặc quyền của tầng lớp thống trị và đời sống thê lương của tầng lớp lao động.Trong tác phẩm Brave New World do Aldous Huxley viết năm 1931, việc phân tầng xã hội được thực hiện ngay từ trước khi con người sinh ra, với các tầng lớp là Alphas, Betas, Gammas, Deltas, và Epsilons. Những tầng lớp cấp thấp bị làm thui chột chức năng não bộ và được điều chỉnh để họ cảm thấy sung sướng với địa vị hiện tại.Gia đìnhMột số tác phẩm dystopia, chẳng hạn như Brave New World và 451 độ F, đã xoá bỏ hoàn toàn khái niệm gia đình và không ngừng tìm cách ngăn ngừa nó được tái thiết lập. Trong Brave New World, trẻ em được chế tạo trong nhà máy, “ba” và “mẹ” bị coi là những từ tục tĩu. Trong một số tác phẩm khác, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị căng thẳng hoá. Chẳng hạn như 1984, trẻ em bị bắt phải do thám bố mẹ mình.Tôn giáoTrong Do Androids Dream of Electric Sheep?, con người trên Trái Đất theo đạo Mercer, sử dụng các “hộp cảm thông” để gắn kết với nhau và nâng cao nhân tính của mình, đồng thời thể hiện sự tách biệt với rô-bốt, những tạo vật không có khả năng cảm thông.Bản ngãTrong cuốn We do Yevgeny Zamyatin xuất bản năm 1921, con người chỉ được phép ra nơi công cộng hai lần một tuần, mỗi lần một tiếng và phải gọi nhau bằng số hiệu chứ không phải tên.Trong một số tác phẩm dystopia, chẳng hạn như Harrison Bergeron của Kurt Vonnegut, xã hội ép các cá nhân phải tuân theo chủ nghĩa bình đẳng cực đoan, ngăn cấm, cản trở các thành tựu hay thậm chí thể hiện tài năng vì nó sẽ gây ra bất bình đẳng.Bạo lựcThiên nhiênÔ nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tự nhiên cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm dystopia, ví dụ như các phim Avatar, Robocop, Wall-E, và Soylent Green. The Punishment of Luxury của Michael Carson và Riddley Walker của Russell Hoban là những truyện mang thông điệp cảnh tỉnh người đọc hãy bảo vệ môi trường. Trong số đó, quyển Riddley Walker lấy bối cảnh là hậu chiến tranh hạt nhân.Công nghệ: Nếu những tác phẩm utopia coi công nghệ là phát minh có lợi về mọi mặt cho nhân loại, dystopia tập trung chủ yếu vào những ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ.Công nghệ làm bộc lộ và khuyến khích những bản tính xấu xa nhất của con người. Jaron Lanier, một trong những người đi tiên phong trong công nghệ kỹ thuật số, đã trở thành chuyên viên phân tích công nghệ theo hướng dystopia. “Ôi, do máy làm đấy chứ, phải tôi đâu.’ ‘Tàng lớp trung lưu biến mất rồi à? Ôi, phải tôi đâu, do máy làm đấy chứ’” Lanier đưa ra ví dụ.Công nghệ có những hệ quả không lường được. Trong tác phẩm I Have No Mouth, and I Must Scream của Harlan Ellison, một siêu máy tính được tạo ra để giúp con người tiến hành chiến tranh hiệu quả hơn, nhưng rồi đột nhiên siêu máy tính đó trở nên có nhận thức và quay sang huỷ diệt toàn bộ loài người.Công nghệ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong tác phẩm Funscreen của Craig A. Falconer, công nghệ đã phát triển quá cao khiến hàng triệu người không có việc làm; nhân vật chính hàng ngày phải xem quảng cáo và đánh giá quảng cáo để kiếm tiền, và vì công nghệ theo dõi đánh giá sắc mặt và độ chú ý quá tối tân, nhân vật chính buộc phải tập trung vào từng mẩu quảng cáo một, không được rời măt.Công nghệ mới không thể giải quyết vấn đề của công nghệ cũ, hoặc gây ra nhiều vấn đề hơn. Trong tác phẩm The Fold của Peter Clines, các nhà khoa học phát minh ra hệ thống dịch chuyển tức thời, nhưng hệ thống ấy lại khiến xáo trộn các chiều không gian và tạo ra những vấn đề rất nguy hiểm.Công nghệ huỷ diệt môi trường. Trong The Road của Cormac McCarthy, vũ khí hạt nhân đã tàn phá toàn bộ thế giới, và để lại một vùng đất cằn cỗi, nơi con người không thể sinh sống được.

20 tiểu thuyết Dystopia hay nhất ai cũng nên đọc

Chuyên mục: Hỏi Đáp