Hãy thử dùng rubric trong lần tới bạn giao dự án, bài tập, bài luận…cho học sinh. Công cụ này giúp giáo viên tránh được những sai sót trong chấm điểm với nhiều cấp độ, số lượng tiêu chí… Đồng thời học sinh sẽ có cơ sở để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Bạn đang xem: Rubric là gì
By Nguyễn Hữu Long Last updated Th3 24, 2019
Giáo viên chúng ta từng cảm thấy mình thật ‘cool’ khi lần đầu tiên được chấm điểm học sinh. Cảm giác như có một sức mạnh hừng hực trong mình, phải không? Tuy nhiên, nhiệm vụ này mỗi lúc một trở nên nhàm chán. Không giáo viên nào thích việc phải chấm mãi một dạng bài tập, một chủ đề bài luận,… nhưng đó là một phần lớn công việc cơ bản hàng ngày mà giáo viên chúng ta phải làm.
Vậy thì tại sao lạ không làm cho công việc này trở nên có ý nghĩa hơn? Tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn rằng: công cụ kiểm tra đánh giá hiệu quả nhất chính là rubric. Tôi đã từng giảng dạy hơn 10 năm mà không sử dụng rubric, khăng khăng với suy nghĩ “tôi biết bài làm này đạt mấy điểm mà không cần dùng rubric”, “dùng rubric chỉ vẽ thêm việc cho tôi thôi”, hoặc “rubric quá phức tạp”. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng rubric để đánh giá bài làm của học sinh, tôi đã thực sự nhận thấy: rubric có thể đưa đến những phản hồi vô giá cho tôi, cho Học sinh của tôi và thậm chí cho cả phụ huynh của các em.
* Giáo viên sử dụng rubric sẽ:
– Đưa ra được hướng dẫn và mong đợi rõ ràng ngay khi bắt đầu năm học.
– Giúp học sinh có trách nhiệm với bài làm của chúng theo một cách xác định.
– Giúp Học sinh biết được phần nào các em cần tập trung nhiều hơn trong những bài làm tương tự lần sau.
Xem thêm: Resin Là Gì – đặc điểm
– Quan sát được sự tiến bộ của học sinh
* Giáo viên không sử dụng rubric thì:
– Không đưa ra được hướng dẫn rõ ràng cho những kĩ năng mà học sinh cần nâng cao.
– Không cung cấp cho học sinh bằng chứng xác thực về những thiếu sót trong bài làm của các em.
– Không mang lại những chỉ dẫn đầy đủ về những gì học sinh cần làm ngay từ đầu.
Về cơ bản, học sinh không nhận được rubric trước khi bắt đầu bài tập cảm thấy khá hoang mang, vì chúng không biết những tiêu chí đánh giá cụ thể. Một lẽ tự nhiên là con người chúng ta luôn muốn biết chính xác cái gì đang chờ đợi mình khi bắt đầu làm một việc gì đó. Những chỉ dẫn rõ ràng sẽ giúp Học sinh hiểu chúng cần làm những gì và, sau đó, là chúng đã làm gì, điều gì còn chưa làm tốt.
Tôi đã gặp rất nhiều giáo viên muốn sử dụng rubric nhưng họ không biết rubric bao gồm những gì. Tất nhiên nó phụ thuộc vào khối lớp bạn dạy, môn học và dạng bài tập cụ thể. Tuy nhiên, giáo viên nên nhớ một số điều sau khi tạo rubric:
Nhất quán. Bạn nên nói rõ mong muốn của mình cho học sinh ngay từ buổi học đầu tiên, bằng cách đưa luôn cho các em những tiêu chí bạn sẽ đánh giá trong suốt năm học. Nói với học sinh ngay từ đầu là chúng có thể làm như thế nào để đáp ứng được mong đợi của bạn.Dựa trên kĩ năng. Một kỉ niệm về sự học vẹt của học sinh có thể làm ví dụ cho việc học sinh có kĩ năng ‘trình diễn’ như thế nào trong môn học. Ngày xửa ngày xưa, tôi là một bà cô dạy tiếng Tây Ban Nha luôn yêu cầu học sinh của mình nhớ thì của động từ mà không gắn với ngữ cảnh. Rất nhiều học sinh nhớ được và thể hiện tốt trong bài kiểm tra nhưng lại không biết cách áp dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thực tế. Bây giờ, tôi yêu cầu học sinh sử dụng ngôn ngữ trong những trường hợp thực tế cụ thể và dùng rubric để đo lường sự tiến bộ trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh. Tôi kiểm tra những kĩ năng cụ thể như: khả năng sáng tạo với ngôn ngữ, khả năng vận dụng thành thạo trong các tình huống khác nhau, khả năng đọc hiểu, và nhiều thứ khác nữa. Tôi không hỏi học sinh một cách cụ thể kiểu: dùng 5 câu có thì quá khứ, 10 từ mới… Thay vào đó, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ tôi giao bằng việc sử dụng những gì chúng đã biết từ các bài học trước thậm chí mức độ ngôn ngữ chúng đã học trước đó.Dùng từ ngữ rõ ràng. Nếu bạn dùng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành giáo dục trong bảng rubric, đương nhiên bạn không thể trông đợi học sinh hiểu được nó. Phải nói cho học sinh hiểu một cách chính xác chúng cần làm gì, và kĩ năng nào bạn sẽ kiểm tra. Tôi cũng có gợi ý là, trước khi sử dụng rubric để cho điểm Học sinh, chúng ta sẽ cho học sinh đánh giá một bài kiểm tra mẫu với rubric tương tự bản rubric chúng ta sẽ dùng để đánh giá bài làm của các em. Như vậy có thể giúp Học sinh làm quen với kĩ năng mà ta đang yêu cầu.Có tính tích cực. Thông thường, học sinh sẽ làm tốt ở một, hai hoặc vài mục nào đó trong số những tiêu chí bạn đưa ra trên rubric. Nếu Học sinh đạt điểm thấp, chúng sẽ không chỉ thấy trên trang giấy con số ‘70’ một cách mất tự tin, mà sẽ nhận được những lời phản hồi có tính động viên. Tôi luôn cố gắng để lại một lời nhắn có tính xây dựng nào đó trên bài làm của các em.Chừa khoảng trống cho sự sáng tạo. Tôi hay gọi đó là “yếu tố Wow”. Tất cả các bảng rubric của tôi đều có một tiêu chí “vượt trên mong đợi”. Điều này rất quan trọng nếu bạn là người đưa ra một kế hoạch dạy học theo dự án. Học sinh không nên chỉ được đòi hỏi “đạt mong đợi”. Nếu Học sinh muốn có điểm tối đa, chúng phải tự thúc đẩy mình tìm kiếm những cách làm sáng tạo, vượt trên những gì Gv mong chờ. Điều này đưa Học sinh ra khỏi “vùng an toàn” của các em và khuyến khích sự sáng tạo. Việc xoay xở xử lý đó sẽ giúp Học sinh rất nhiều trong công việc sau này của các em.
Xem thêm: Phẩm Chất Là Gì – Khái Niệm Phẩm Chất đạo đức
Thế nào, bạn vẫn chưa bị thuyết phục ư? Hãy thử dùng rubric trong lần tới bạn giao dự án, bài tập, bài luận…cho Học sinh. Bạn thậm chí có thể dùng một công cụ thông minh là Roobrix. Công cụ này giúp giáo viên tránh được những sai sót trong chấm điểm bằng rubric. Bạn có thể nhanh chóng cài đặt cấp độ, số lượng tiêu chí… và Roobrix sẽ ngay lập tức đưa ra cho bạn số điểm của Học sinh chỉ bằng một cú click. Ngay khi bạn nhận thấy rằng phản hồi bạn đưa cho Học sinh giúp các em tiến bộ hơn trong học tập, tôi bảo đảm là bạn chẳng muốn quay lại cách chấm điểm cũ nữa đâu.
Chuyên mục: Hỏi Đáp