Mặt kính là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn mua một chiếc đồng hồ ưng ý. Các đồng hồ đa số sử dụng mặt kính khoáng Mineral Crystal. Cùng điểm qua 4 lý do vì sao nên mua đồng hồ dùng kính khoáng để biết tại sao loại kính này lại thông dụng đến vậy!
1Kính khoáng Mineral Crystal là gì?
Kính khoáng Mineral Crystal hay còn có tên gọi khác là kính cứng Mineral Glass là loại kính cường lực với cấu tạo từ soda-lime glass (thủy tinh vôi), quá trình tạo ra loại kính này bằng cách tôi luyện thủy tinh với soda lime (vôi xút) cùng một số phụ gia khác tùy nhà sản xuất.
Bạn đang xem: Mineral là gì
Kính khoáng đồng hồ thuộc loại kính tôi an toàn, có độ cứng cao và khi vỡ tạo thành các mảnh nhỏ vụn không gây sát thương. Độ cứng của kính khoáng đạt khoảng hơn 6 điểm trên thang độ cứng Mohs (550-700 HV), con số này ở Hardlex Crystal (kính cứng độc quyền của Seiko) là khoảng 7.5 còn tinh thể Sapphire nguyên khối là 9.
2Ưu điểm của kính khoáng Mineral Crystal
Phổ biến và giá thành rẻ
Hầu hết các loại đồng hồ nằm trong phân khúc tầm trung trở xuống (dưới 10 triệu đồng) đều sử dụng kính khoáng vì giá thành của chúng rẻ hơn do vật liệu phổ biến và dễ sản xuất.
Chi phí thay kính cứng mới khi cần cũng chỉ dao động khoảng 200.000 – 600.000 đồng, trong khi kính Sapphire mất khoảng 400.000 – 1.200.000 đồng, còn kính Hardlex thì phải dùng đồng hồ Seiko mới có. Chính vì lí do giá thành kính khoáng rẻ cùng chất lượng đủ tốt nên nhà sản xuất có thể tập trung hơn cho tính năng khác của đồng hồ.
Cân bằng giữa đẹp và bền
Kính khoáng có độ cứng khá, chịu lực tốt nên chúng ít bị trầy xước nếu va quẹt không quá mạnh và cũng ít nứt vỡ khi bị va đập vừa phải. Có thể nói, trên cùng một độ dày thì kính Sapphire nguyên khối dễ vỡ hơn nhiều so với kính khoáng, kính khoáng cũng rất dễ đánh bóng nếu trầy, điều này cho phép chúng có thể đẹp-bền rất lâu dài.
Giá thành rẻ khiến nhiều người nghĩ rằng kính khoáng không tốt, nhưng thực chất chúng là chất liệu kính cường lực rất được trọng dụng trong cuộc sống, dễ dàng bắt gặp ứng dụng trong kính cửa sổ, kính ô tô… do có rất nhiều ưu điểm trên toàn diện, cực ít có mặt yếu kém.
Xem thêm: Seo Onpage Là Gì – Kỹ Thuật Nào Cho Hiệu Quả
Mặt kính dễ tạo hình dạng đặc biệt
Nhờ đặc tính dễ tạo hình của chất liệu thủy tinh vôi mà các nhà sản xuất dễ dàng tạo hình nên những chiếc mặt kính đồng hồ có hình dạng đặc biệt vừa đẹp vừa có khả năng chịu lực tốt với giá thành rẻ.
Trong khi đó, quy trình sản xuất, chế tác Sapphire hay Hardlex yêu cầu kỹ thuật cao đồng thời cũng rất cứng nên chắc chắn khâu định hình sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí khiến giá thành tăng cao hơn nhiều lần.
Dễ đánh bóng khi bảo dưỡng
Không phải chất liệu kính nào cũng đánh bóng được hay đánh bóng với chi phí thấp: các loại kính có độ cứng quá cao như Sapphire hay Hardlex muốn đánh bóng phải dùng bột kim cương và mất nhiều thời gian, kính giòn (Sapphire) hoặc mỏng thì việc đánh bóng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng do làm mỏng kính đi.
Trong số tất cả các loại mặt kính đồng hồ gồm kính nhựa, kính khoáng, kính Hardlex, kính Sapphire thì kính khoáng là loại phù hợp với đánh bóng nhất. Chỉ cần vết trầy không quá sâu hay đã được đánh bóng nhiều lần thì các vết trầy xước xấu xí đều sẽ bị đánh bay và kính đẹp bóng như mới.
Xem thêm: Báo điện Tử Tiếng Anh Là Gì, Báo Chí điện Tử Tiếng Anh Là Gì
3Nên mua kính khoáng hay kính Sapphire
Ưu điểm dễ thấy của kính khoáng đồng hồ là giá rẻ hơn nhiều so với kính Sapphire nên hầu như mọi mẫu đồng hồ giá bán từ tầm trung cho đến giá rẻ đều sử dụng. Nói cách khác, kính cứng chính là kính thường, kính tiêu chuẩn để phân biệt các loại kính khác như Sapphire chống trầy, Hardlex chịu lực.
Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ có mặt kính sang trọng, cứng cáp bền bỉ, dễ đánh bóng khi bảo dưỡng với giá thành không quá cao thì mặt kính khoáng đáp ứng tốt những mong muốn của bạn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp