Hộ kinh doanh hay còn gọi là hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh hộ gia đình với quy mô nhỏ, thường là trong gia đình, dưới 10 lao động. Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không? Hộ kinh doanh có mã số thuế không?. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể như thể nào? Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu vê mô hình kinh doanh này nhé.

Bạn đang xem: Hộ kinh doanh cá thể là gì

*

Hộ kinh doanh cá thể

Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Danh mục ngành nghề kinh doanh hộ cá thể là gì? Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết này để giải đáp những thắc mắc trên nhé.

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được ĐKKD tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

*

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể chỉ có thểsử dụng từ 10 lao động trở xuống, trên 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.Hộ kinh doanh không có con dấu tròn như doanh nghiệp.

1.1 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể

Các đặc điểm đặc trưng của mộ hình hộ kinh doanh các thể là:

Chủ thể của hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình. Quy mô doanh nghiệp nhỏ, đăng ký địa điểm kinh doanh cố định như: nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được phép xuất nhập khẩu. Tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động kinh doanh của mình. Chủ hộ chịu trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước. Số lượng lao động giới hạn từ 10 người trở xuống. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình. Hộ kinh doanh không thể góp vốn nếu không phải là cá nhân hoặc thành viên thuộc hộ gia đình, trừ khi thành lập doanh nghiệp.

1.2 Ưu điểm của mô hình hộ kinh doanh cá thể

Ngày nay, mô hình hộ kinh doanh cá thể ngày một được lựa chọn nhiều tại Việt Nam bởi lẻ:
Quy mô kinh doanh nhỏ, gọn, không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư. Vốn vận hành không cao, tự vận hàn theo bản thân. Chế độ sổ sách kế toán đơn giản. Vấn đề thủ tục, pháp lý đơn giản, nhẹ nhàng, không quá phức tạp giúp chủ thể hoàn toàn an tâm kinh doanh. Phù hợp với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, các star-up mới thành lập với vốn ít…

1.3 Nhược điểm của mô hình hộ kinh doanh cá thể

Tuy nhiên mô hình hộ kinh doanh cá thể cũng còn những mặt hạn chế nhất định như sau:
Không có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ Phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh Không xuất hóa đơn cho khách hàng hoặc hóa đơn trực tiếp chứ không phải hóa đơn VAT. Số lượng lao động giới hạn, trên 10 thành viên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1.4Các quy định pháp luật về danh mục ngành nghề hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định như sau:
Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hộ kinh doanhđược phép kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật cho phép được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.Đồng thời, hộ kinh doanh cá thể cũng được phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện nếu đáp ứng được các điều kiện của nhà nước.
a) Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế không?
Trà lởi:
b) Hộ kinh doanh có con dấu không?
Trả lời: Hộ kinh doanh không có con dấu tròn, chỉ có dấu vuông
c) Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn đỏ được không?

Trả lời: Không, hộ kinh doanh cá thể chỉ xuất được hóa đơn bán hàng.

2. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thực hiện như thế nào?

Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh là đơn vị chuyên đăng kýhộ kinh doanh cá thểvới thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Bạn làcá nhân, tổ chức khi làm thủ tục đăng ký phải tuân thủ những điều kiện quy định về hộ kinh doanh cá thểsau đây:

*

Địa điểmthành lậphộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty.
Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở). Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập HKDĐối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh nhất định. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan ĐKKD cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

2.3 Đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên HKD bao gồm hai thành tố sau đây:
Loại hình “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.

Xem thêm: Branch Là Gì – Làm Thế Nào Sử Dụng Git Branch

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho HKD.Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các bước sau

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồmhồ sơ và các bước đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm:
Giấy đề đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ như CMND/CCCD/Hộ Chiếu. Tờ khai đăng ký thuế (để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng lúc với Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh) Bản sao biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu từ 2 thành viên trở lên) Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của các cơ quan, tổ chức có thầm quyền (nếu có)

3.2 Quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Các bước đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Có 2 cách đăng ký thành lập chi nhánh như sau:
Nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Chủ động đăng ký, thời gian và địa điểm thoải mái. Tiết kiệm thời gian. Theo dõi cả quá trình xử lý hồ sơ qua mạng tiện lợi.
Đối với người mới thì tốn khá nhiều thời gian tiềm hiểu về quy trình, thủ tục. Gặp khó khăn trong trường hợp hồ sơ bị sửa đổi hoặc bổ sung. Thời gian có thể tốn nhiều hơn so với việc nộp trực tiếp nếu không biết quy trình. Khi nhận kết quả đăng ký bằng phương pháp kê khai thì cá nhân, tổ chức vẫn phải đến trực tiếp đơn vị đăng ký để nộp hồ sơ cứng và nhận kết quả.

*

b) Bước 2: Đợi giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận sẽ tiến hành xử lý hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, thì cá nhân sẽ được hướng dẫn bổ sung hồ sơ và nộp lại theo yêu cầu.
c) Bước 3: Trả kết quả đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Tùy vào cách thức đăng ký hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng, bạn sẽ được hướng dẫn nhận lại những hồ sơ sau khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể thành công.

3.3 Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?

Có thể nói câu hỏi hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh và thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh cá thể không được quyền xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra mà chỉ xuất hóa đơn bán thàng.Còn đối với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể không có hạn chế loại hóa đơn được sử dụng khi nhập hàng hóa, dịch vụ. Và dựa vào các quy định pháp luật hiện hành, việc hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải có hóa đơn khi mua các hàng hóa dịch vụ, trừ các trường hợp sau đây:

Hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn nhưng sẽ phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào nếu thực hiện mua hàng hóa với các mặt hàng là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra. Khi mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên (đay, cói, tre, mây, vỏ cây dừng, sọ quả dừa, rơm, lá,….) hoặc các nguyên liệu khác được tận dụng sử dụng từ sản phẩm nông nghiệp do người sản xuất thủ công không thực hiện trực tiếp kinh doanh bán ra. Các vật liệu đất, đá, cát sỏi do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác mà không vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên trực tiếp bán ra; là phế liệu – những sản phẩm hay vật liệu thu lại từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để tái sử dụng. Các đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ do cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra; là hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh có mức doanh thu một năm dưới 100 triệu đồng. Đặc biệt: khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có giá trị thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp là người nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu lập và giao hóa đơn.

4. Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

*

Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác. Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi. Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian. Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà. Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

5.Các lưu ý trong quá trình hoạt độnghộ kinh doanh cá thể

Các thủ tục hành chính có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh cá thể như sau:

5.1 Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đã đăng ký theo trình tự, thủ tục như sau:HKD gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.Cơ quan ĐKKD cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy CN ĐK HKD cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.Khi được cấp Giấy CN ĐK HKD mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký HKD, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy CN ĐK HKD cũ.Trường hợp HKD chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi HKD đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới.Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp HKD do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia HKD hoặc người đại diện hộ gia đình.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy CN ĐK HKD trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho HKD, cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi HKD đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan ĐKKD nơi trước đây HKD đã đăng ký.

5.2 Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, HKD phải thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đã ĐKKD và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.HKD tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi HKD đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.Cơ quan ĐKKD cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của HKD. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKKD cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc HKD đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho HKD.

5.3 Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, HKD phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy CN ĐK HKD cho cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

Xem thêm: Faint Là Gì

5.4 Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy CN ĐK HKD trong các trường hợp sau:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo. Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐK HKD. Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đăng ký. Kinh doanh ngành, nghề bị cấm. HKD do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập. Không báo cáo về tình hình kinh doanh của HKD theo quy định. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký HKD là giả mạo, cơ quan ĐKKD cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của HKD và ra quyết định thu hồi Giấy CN ĐK HKD. Trường hợp HKD không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐK HKD hoặc ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đăng ký hoặc không báo cáo về tình hình kinh doanh theo quy định thì cơ quan ĐKKD cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu đại diện HKD đến cơ quan ĐKKD cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến báo cáo thì cơ quan ĐKKD cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy CN ĐK HKD. Trường hợp HKD kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan ĐKKD cấp huyện ra Thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy CN ĐK HKD.

5.5 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Đăng ký nhận báo giá
Tp. Hồ Chí MinhTp. Hà NộiTP Hải PhòngĐà NẵngHà GiangCao BằngLai ChâuLào CaiTuyên QuangLạng SơnBắc CạnThái NguyênYên BáiSơn LaPhú ThọVĩnh PhúcQuảng NinhBắc GiangBắc NinhHải DươngHưng YênHòa BìnhHà NamNam ĐịnhThái BìnhNinh BìnhThanh HóaNghệ AnHà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịHuếQuảng NamQuảng NgãiKon TumBình ĐịnhGia LaiPhú YênĐăk LăkKhánh HòaLâm ĐồngBình PhướcBình DươngNinh ThuậnTây NinhBình ThuậnĐồng NaiLong AnĐồng ThápAn GiangBà Rịa – Vũng TàuTiền GiangKiên GiangCần ThơBến TreVĩnh LongTrà VinhSóc TrăngBạc LiêuCà Mau

Chuyên mục: Hỏi Đáp