Trượt giá (slippage) là một điều phổ biến trong giao dịch ngoại hối, tuy nhiên các nhà đầu tư thường hiểu sai về trượt giá. Những khái niệm về trượt giá sẽ được khám phá trong bài viết này, để làm sáng tỏ cơ chế trượt giá trong thị trường ngoại hối, cũng như giúp cho các nhà giao dịch có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó.

Bạn đang xem: Trượt giá là gì

*

Hiểu rõ về trượt giá trong giao dịch ngoại hối có thể cho phép nhà giao dịch giảm thiểu mức trượt giá tiêu cực, ngược lại có thể tối đa hóa khi có trượt giá tích cực.

TRƯỢT GIÁ (SLIPPAGE) LÀ GÌ?

Trượt giá là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa mức giá dự kiến được khớp của một lệnh giao dịch và mức giá mà tại đó lệnh được thực hiện. Sự trượt giá thường xảy ra trong giai đoạn thị trường biến động rất mạnh, hoặc khi có sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa bên mua và bên bán dẫn đến việc không thể khớp được mức giá mong muốn.

*

Trong thị trường ngoại hối, xu hướng nhìn nhận sự trượt giá thường theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, khi trượt giá xuất hiện trong thị trường bình thường có thể là một điều tích cực cho các nhà giao dịch. Khi các lệnh giao dịch ngoại hối được đẩy lên sẽ được thực hiện bởi các nhà tạo lập thanh khoản hoặc các ngân hàng, những lệnh này sẽ được thực hiện ở mức giá tốt nhất hiện có cho dù giá thực hiện cao hơn hoặc thấp hơn giá yêu cầu. 

Để hiểu rõ hơn về khái niệm trượt giá, hãy cùng xem ví dụ:

Giả sử, bạn muốn mua EUR/USD với tỷ giá thị trường hiện tại là 1.3650. Khi lệnh được thực hiện, có ba kết quả tiềm năng: không có trượt giá, trượt giá tích cực và trượt giá tiêu cực. Cụ thể như sau:

Ví dụ về trượt giá trong thị trường ngoại hối:

Kết quả 1: Không có trượt giá

Lệnh giao dịch đã được đẩy lên và giá mua tốt nhất hiện có đang được cung cấp là 1.3650 (chính xác như yêu cầu), lệnh được thực hiện ở mức giá 1.3650

Kết quả 2: Trượt giá tích cực

Lệnh giao địch được đẩy lên và giá mua tốt nhất hiện có đang được cung cấp đột nhiên thay đổi thành 1.3640 (thấp hơn 10 pip so với mức giá yêu cầu). Như vậy, lệnh được thực hiện ở mức giá tốt hơn 1.3640

Kết quả 3: Trượt giá tiêu cực

Lệnh giao địch được đẩy lên và giá mua tốt nhất hiện có đang được cung cấp đột nhiên thay đổi thành 1.3660 (cao hơn 10 pip so với mức giá yêu cầu). Như vậy, lệnh được thực hiện ở mức giá cao hơn 1.3660 này.

Chỉ cần lệnh giao dịch được thực hiện ở mức giá khác với giá yêu cầu trên phiếu lệnh, khi đó có sự trượt giá.

NGUYÊN NHÂN CỦA TRƯỢT GIÁ VÀ LÀM THỂ NÀO CÓ THỂ HẠN CHẾ SỰ TRƯỢT GIÁ?

Trượt giá trong giao dịch ngoại hối xảy ra như thế nào và tại sao các lệnh giao dịch không thể thực hiện ở mức giá yêu cầu? Tất cả quay trở lại những điều cơ bản về thị trường đó là cung – cầu, người mua và người bán. Đối với bên mua tại một mức giá và quy mô giao dịch cụ thể, thì phải có bên bán tương ứng có cùng mức giá và quy mô giao dịch. Khi mất cân bằng giữa bên mua hoặc bên bán, thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến thay đổi giá.

Xem thêm: Bespoke Là Gì – Nghĩa Của Từ Bespoke

Với tư cách là nhà giao dịch ngoại hối, nếu chúng ta muốn mua 100,000 EUR/USD ở mức 1.3650, nhưng bên bán không có đủ người (hoặc không có ai) sẵn sàng bán Euro với mức giá 1.3650 USD, khi đó lệnh của chúng ta sẽ cần xem xét các mức giá tốt nhất hiện có và mua Euro với mức giá cao hơn, tạo ta mức trượt giá tiêu cực.

Ngược lại, nếu có rất nhiều người muốn bán Euro khi lệnh giao dịch được đẩy lên, có thể tìm thấy bên bán sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn cả mức giá chúng ta yêu cầu ban đầu, khi đó tạo nên mức trượt giá tích cực.

Sự trượt giá trong giao dịch ngoại hối cũng có thể xảy ra đối với lệnh Stop Loss thông thường, theo đó mức cắt lỗ không áp dụng. Tuy nhiên, một số sàn giao dịch có chức năng Stop Loss đảm bảo khác với lệnh Stop Loss thông thường. Mức Stop Loss sẽ được thực hiện ở mức quy định bởi sàn giao dịch bất kể trường hợp nào trên thị trường cơ sở. Vể cơ bản, sàn giao dịch sẽ chịu bất kỳ tổn thất nào do trượt giá gây ra. Tuy nhiên khi sử dụng lệnh Stop Loss đảm bảo, các nhà giao dịch sẽ phài trả cho sàn giao dịch một khoản phí.

TRƯỢT GIÁ THƯỜNG HOẶC ÍT XẢY RA Ở CẶP TIỀN NÀO?

Trong điều kiện thị trường bình thường, các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn sẽ ít bị trượt giá như EUR/USD và USD/JPY.

Tuy nhiên, khi thị trường biến động, như trước và trong khi phát hành dữ liệu quan trọng, thì ngay cả những cặp tiền tệ thanh khoản cao cũng có thể dễ bị trượt giá.

Xem thêm: Atm Là Gì – Máy Rút Tiền Tự động

Tin tức và các sự kiện, dữ liệu có thể làm tăng sự biến động. Để chuẩn bị tinh thần cho những thị trường biến động này, hãy đọc Kiến thức đào tạo của Dubaotiente có hành trang chuẩn bị cho những giao dịch các cặp tiền tệ biến động.

Chuyên mục: Hỏi Đáp