Phụ gia thực phẩm mì chính được xem là một chất gây “nghiện”, đến nỗi các nhà hàng Trung Quốc cũng cam kết không sử dụng loại gia vị này trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, bạn có biết mì chính là gì, sử dụng mì chính thế nào cho hợp lý và mì chính có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Mì chính là gì?Tác hại khi ăn đồ chứa quá nhiều mì chínhLời đồn mì chính nguy hại cho sức khỏe người sử dụng?
Mì chính là gì?
Mì chính hay còn gọi là bột ngọt – một chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Bột ngọt có tên tiếng anh là monosodium glutamate hay seasoning glutamate (viết tắt là MSG), công thức hóa học là C5H8NO4Na. Về tính chất vật lý, bột ngọt là loại tinh thể màu trắng, không dính vào nhau, không mùi, dễ tan trong nước và không tan trong cồn. Việt Nam là quốc gia có văn hóa sử dụng bột ngọt, mì chính được dùng để nêm nếm các món ăn từ thịt, cá, hải sản, rau củ… trong hầu hết các phương pháp chế biến món ăn.
Bạn đang xem: Mì chính là gì
Mì chính được phát hiện từ năm 1860 bởi các nhà khoa học người Đức. Ở Nhật, người đầu tiên phát hiện rabột ngọt từ việc tách các axit glutamic từ rong biển và thu được natri glutamat là Ikeda. Ajinomoto là thương hiệu sản xuất bột ngọt đầu tiên tại Nhật và hiện nay đang có cơ sở tại Việt Nam. Ngày nay, mì chính trở thành gia vị không thể thiếu trong hầu hết các gia đình.
Mì chính được làm từ nguyên liệu gì?
Bột ngọt được làm chủ yếu từ các nguyên liệu như: rỉ đường mía, tinh bột sắn, củ cải, bột ngô… theo nhiều phương pháp như: phương pháp lên men, phương pháp thủy phân, phương pháp hóa học, phương pháp tổng hợp… tùy vào từng nguyên liệu mà áp dụng phương pháp sản xuất phù hợp.
Mì chính có tác dụng giúp món ăn ngon hơn nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Một số tác hại nghiêm trọng phải kể đến là làm chậm sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến tiêu hóa, hệ thần kinh và gây ra nhiều triệu chứng khác… Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu sử dụng quá nhiều bột ngọt sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của con.
Thành phần cấu tạo
Năm 1908, giáo sư Kikunae Ikeda của Đại Học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện ra mì chính, chất tạo nên vị ngọt như thịt hay còn gọi là vị umami.
Đây được xem là 1 trong 5 vị cơ bản mà chúng ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày bên cạnh vị ngọt (đường); chua (giấm, chanh); mặn (muối); đắng ( mướp đắng).
Thành phần chính của bột ngọt là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên chất đạm (protein) trong cơ thể sống.
Axit amin được tạo ra một cách tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm kể cả cà chua, pho mát, nấm khô, xì dầu và có trong các loại rau, quả khác.
Tinh thể bột ngọt rắn dạng hình que, không màu, không mùi, tan dễ dàng trong nước và có vị ngọt thịt đặc biệt.
Tác hại khi ăn đồ chứa quá nhiều mì chính
Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu… Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng bột ngọt.
Nhiều người sau 30 phút sử dụng quá nhiều mì chính sẽ bị nhiều biểu hiện khác nhau như căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ, những cơn bốc nóng sau gáy bất thường…
Ngoài ra, những người có thể trạng nhạy cảm hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa; người mắc bệnh hen suyễn, cao huyết áp, thận, tim và trẻ em không nên sử dụng bột ngọt vì cơ thể sẽ có những diễn tiến xấu.
Còn trẻ em ăn mì chính sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện bột ngọt khi không có gia vị này, trẻ sẽ không ăn, vô tình gây độc cho não của các bé.
Một số điều cấm kỵ khi dùng bột ngọt mọi người cần biết:
Không cho bột ngọt vào các món có giấm
Trong món ăn có giấm thường có vị chua, khi món ăn có độ chua nhất định rồi thì không nên tiếp tục nêm mì chính. Bởi vì trong môi trường axit, bột ngọt không thể hòa tan, vị của món ăn sẽ càng trở nên chua hơn do nồng độ axit cao sẽ không làm cho bột ngọt tan chảy được.
Thêm mì chính vào chỉ làm mất đi hương vị bạn đầu của món ăn. Cần lưu ý nguyên tắc này để đảm bảo món ăn không trở thành món độc gây hại cho cơ thể.
Không cho bột ngọt vào đồ ăn nguội
Mì chính khi chưa hòa tan cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì thế nếu bạn muốn dùng bột ngọt cho những món ăn nguội thì nên hòa tan trước vào nước ấm rồi trộn với thức ăn.
Không cho bột ngọt khi đang nấu ở nhiệt độ cao
Nếu bổ sung thêm bột ngọt vào lúc đang nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra biến mì chính thành natri pyroglutamic acid. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Các thí nghiệm khoa học đã chỉ ra thời điểm tốt nhất để nêm bột ngọt khi nấu là ở nhiệt độ 70-90 độ C.
Mì chính kỵ hải sản
Đây chính là điều cấm kỵ khi dùng bột ngọt. Không nêm bột ngọt vào món ăn liên quan đến cá, tôm, các loại thủy hải sản có vỏ cứng như ngao, sò, ốc, hến… vì sẽ gây đau bụng, tiêu chảy.
Xem thêm: Vba Excel Là Gì – Chúng Ta Có Thể Làm được Gì Với Vba
Bột ngọt không cho vào trứng
Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế, không cần cho bột ngọt vào trứng, nếu cho vào sẽ gây nên tình trạng thừa mì chính và gây hại cho sức khỏe.
Không cho trẻ ăn nhiều bột ngọt
Các bác sĩ dinh dưỡng đã khuyến cáo, vị giác của trẻ dưới 2 tuổi đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Do đó, bột ngọt không thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này bởi sử dụng không đúng cách, quá lượng khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, cơ thể non nớt, chưa phát triển toàn diện sẽ rất hại cho trí não của trẻ.
Ngoài ra, những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với bột ngọt cũng nên hạn chế và không nên sử dụng bột ngọt.
Mì chính kỵ món ăn khô
Đặc điểm của bột ngọt là phải hòa tan trong nước, đặc biệt là nước ấm. Vì vậy, tất cả các món ăn khô đều không nên nêm bột ngọt, vì nếu không hòa tan, ăn mình chính nguyên hạt sẽ bị lợm miệng, buồn nôn.
Nếu vẫn muốn cho mì chính vào các món ăn này, chị em nhớ phải hòa tan với một chút nước ấm trước khi nêm vào món ăn.
Cấm kỵ với món rán
Không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, vì mì chính rất khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày.
Mì chính kỵ món ăn lạnh
Nhiệt độ tốt nhất để món bột ngọt phát huy tác dụng là ở nhiệt độ 80 ℃ – 100 ℃. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc các món ăn lạnh, mì chính hầu như không phát huy tác dụng làm nổi bật hương vị của món ăn. Thậm chí còn làm cho món ăn trở nên trái vị, khó ăn, gây độc hại đến hệ tiêu hóa và khẩu vị.
Không cho mì chính vào thức ăn có vị chua
Bổ sung mì chính vào các món có vị chua là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi nấu nướng. Bởi mì chính không dễ hòa tan trong môi trường axit nên có thể làm mất đi hương vị ban đầu của món ăn, thậm chí làm chúng trở nên chua hơn. Hơn nữa có thể khiến mì chính bị thay đổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lời đồn mì chính nguy hại cho sức khỏe người sử dụng?
Theo BBC, tiếng xấu về mì chính bắt đầu vào năm 1968 khi tiến sỹ Ho Man Kwok viết một lá thư cho Tạp Chí Y Khoa New England nêu rõ một hội chứng mà ông thường mắc phải mỗi khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc. Đó là cảm giác tê tê ở sau cổ, sau đó lan xuống cánh tay và lưng, cũng như bị cơ thể bị yếu đi và mạch đập nhanh. Và ông xác định nguyên nhân là do các nhà hàng Trung Quốc cho quá nhiều mì chính vào món ăn.
Từ đó, một làn sóng cho rằng mì chính không tốt cho sức khỏe đã lan tỏa với tốc độ chóng mặt trong xã hội khiến cho nhiều người đã từ bỏ hẳn mì chính. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi các nhà hàng Trung Quốc phải quảng cáo là họ không sử dụng mì chính trong các món ăn.
Không những thế, một số nhà khoa học còn thực hiện các thí nghiệm trên chuột. Và kết quả cho thấy khi tiêm những liều rất lớn mì chính vào dưới da chuột con mới đẻ sẽ xuất hiện các đốm tế bào chết ở não chuột. Khi lớn lên, chúng lại bị béo phì, và một số trường hợp còn mất khả năng sinh sản.
Thói quen sử dụng bột ngọt trong chế biến thức ăn
Sử dụng mì chính trong nấu nướng, chế biến thức ăn trở thành thói quen không thể thiếu của rất nhiều người không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Loại gia vị này giúp các món ăn trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, không ít người đã nghiện mì chính.
Ước tính tổng sản lượng mì chính trên thế giới khoảng 3 triệu tấn/năm, trong đó ít nhất 80% được tiêu thụ ở châu Á.
Người châu Á (đặc biệt là người Trung Quốc) thường có thói quen sử dụng nhiều mì chính, còn người châu Âu không dùng, song lại sử dụng bột gia vị. Trong đó cũng có thành phần là bột ngọt.
Giải oan cho mì chính
Trước tình hình đó, vào năm 1995, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu Hiệp Hội Các Công ty Mỹ Về Sinh Học Thực Nghiệm làm rõ tác hại của bột ngọt với sức khỏe người sử dụng. Tổ chức này phát hiện với những người khỏe mạnh sử dụng 3 gram (hoặc nhiều hơn) bột ngọt đi kèm với nước, không có thức ăn cùng một lúc sẽ có phản ứng phụ. Tuy nhiên, theo FDA, trên thực tế đa số chúng ta dùng khoảng 0,55 gram mì chính/ngày và được trộn lẫn trong thức ăn.
Ngoài ra, glutamate là hết sức thấp về độc tố. Một con chuột có nguy cơ chết vì ngộ độc glutamate nếu hấp thụ 15-18 gram/1 kg trọng lượng. Nên những con chuột sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác động của mì chính.
Xem thêm: Tâm Sinh Tướng Là Gì, Tâm Sinh Tướng Có Thật Không
Vì vậy, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) kết luận bột ngọt cho lẫn vào thức ăn ‘nhìn chung được công nhận là an toàn’. Còn Liên minh châu Âu (EU) xếp loại bột ngọt là phụ gia thực phẩm với mã là HS29224220 và E621.
Các tìm kiếm liên quan đến mì chính là gì
Mì chính làm từ gìMì chính tiếng Anh là gìThành phần của bột ngọt AjinomotoĂn bột ngọt có tốt hay khôngHạt nêm làm từ gìTác hại của mì chínhCách làm bột ngọt tại nhàTác dụng của bột ngọt
Nội dung liên quan:
Chuyên mục: Hỏi Đáp