Pikachuuu

*
*


Tham gia: 26/12/2016
Tổng số bài viết (27)
Số điểm: 1680
Cảm ơn: 24
Được cảm ơn 21 lần

*

Đang đọc Tuổi trẻ cười, em thấy có bản so sánh cách dùng từ giữa “nguyên” và “cựu” nhưng không rõ ràng, lên hỏi bác GG thì bác cũng nhiệt tình cho ra cả tá ý kiến. Và có một đặc điểm chung đều là “Chưa có căn cứ”, chỉ là nói thế thôi. Nhân đây, em có tổng hợp lại một số cái nổi bật, mời mọi người cho ý kiến:

– Ý kiến thứ nhất (theo Tuổi trẻ cười):

+ “Cựu” dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa.

Bạn đang xem: Nguyên là gì

+ “Nguyên” dùng để chỉ những người trước đây từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã chuyển công tác và giữ chức vụ khác (nói chung là còn làm việc, chưa nghỉ).

*

– Ý kiến thứ 2 

Hai từ “nguyên” và “cựu” có ý nghĩa giống nhau; chỉ một nhân vật đã từng đảm đương chức vụ (cao nhất) nào đó. Tuy nhiên cách dùng lại có chút phân biệt:
 
+ “Nguyên” : (=vốn là) mô tả (hoạt động) của nhân vật trước đây khi đang đương chức.
 
+ “Cựu” : (=đã cũ) mô tả (hoạt động) của nhân vật khi đã rời chức vụ.

Ví du: (Xin phép được dùng danh xưng ông/bà trước khi sử dụng từ nguyên/cựu cho nhân vật trong ví dụ)

Ở đây sẽ đề cập đến Ông Võ văn Kiệt với 2 thời điểm: lúc đương chức thủ tướng ra lệnh xây đường dây cao áp Bắc – Nam, và lúc nghỉ hưu nói về hòa giải dân tộc.

* Nguyên Thủ tướng Võ văn Kiệt đã lệnh xây dựng đường lưới điện 500 KV Bắc – Nam với lời hứa: “Nếu đóng điện không thành công thì tôi xin từ chức”.
 
>>> Lý giải: Công trình đường lưới điện 500 KV Bắc – Nam (đã) được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công vào ngày 5/4/1992. Bây giờ khi ông đã rời chức vụ (và đã đi xa), thuật lại chuyện của ông về thời điểm đó, ta dùng từ “nguyên”, để chỉ rõ vốn khi ông đương chức, ông đã nói thế.
 
* Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt đã công khai đặt vấn đề hòa hợp – hòa giải dân tộc. Ông phát biểu: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.”
 
>>> Lý giải: Trả lời phỏng vấn BBC năm 2001 (lúc đã rời chức), ta dùng từ “cựu”, để chỉ rõ ông nói câu đó sau khi hết làm thủ tướng.

– Ý kiến thứ 3

Nguyên và cựu nhìn chung là giống nhau, chỉ người đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ. Khác biệt cơ bản là ai đó đang đương chức bị cách chức thì sau đó ko thể gọi là nguyên mà chỉ là cựu.
 
Ví dụ:  Một bộ trưởng bị cách chức trong quá khứ thì đương nhiên sẽ ko được Đảng và nhà nước gọi là nguyên, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu được.
 
Tóm lại nguyên cách gọi của Đảng và nhà nước ta cho những người trong Đảng đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ, còn dân dã thì gọi là cựu. Nếu ông ấy bị cách chức thì Đảng và nhà nước khi nhắc đến tên ông ấy sẽ ko gọi nguyên nữa, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu
 
Cập nhật bởi Pikachuuu ngày 12/10/2017 02:01:58 CH
Bài viết liên quan:
Tags: nguyên hay cựu
 
128375 | Báo quản trị |  
5 thành viên cảm ơn Pikachuuu vì bài viết hữu ích NGCBQLCSGD (26/01/2020) ,  quang89huy (18/12/2017) ,  thongoc3105 (30/10/2017) ,  Khongtheyeuemhon (26/10/2017) ,  ntdieu (12/10/2017)
Like thienmaonline.vn để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.
2 Trang 1 2 >
Thảo luận
#470576   12/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
minhlong3110

*
*
*

Lớp 3
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 20/03/2014
Tổng số bài viết (249)
Số điểm: 4125
Cảm ơn: 84
Được cảm ơn 148 lần

*

Theo tài liệu mình tham khảo thì hai từ đó giống nhau ở chỗ chỉ 1 người trước đây đã từng làm gì (thường nói về chức vụ cao nhất). Nhưng chúng khác nhau ở chỗ sau khi rời chức vụ đó thì người ta làm gì.
Chữ Cựu là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó của mình thì về hưu luôn, không còn làm chức vụ khác nữa.
Chữ Nguyên là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó nhưng không về hưu mà vẫn tham gia một số chức vụ khác nữa.

Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

  Báo quản trị |  
#470648   12/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
ntdieu

*
*
*

Dân Luật bậc 1
Đồng Nai, Việt Nam
Tham gia: 11/02/2009
Tổng số bài viết (14655)
Số điểm: 101510
Cảm ơn: 3358
Được cảm ơn 5205 lần

*
*

Chẳng biết lý do cụ thể thế nào, nhưng mà khi nói tới ông Nguyễn Tấn Dũng thì hay thấy dùng từ Nguyên Thủ tướng, còn ông Thaksin Shinawatra thì được gọi là “Cựu Thủ tướng”, mặc dù cả hai ông cùng nghỉ sau khi rời chức vụ Thủ tướng

*

  Báo quản trị |  
#470650   12/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
truongvandung1220

*
*

Lớp 2
Tham gia: 10/05/2017
Tổng số bài viết (195)
Số điểm: 3999
Cảm ơn: 79
Được cảm ơn 52 lần

*

Bạn pikachuuu cho mình hỏi một vấn đề đơn giản liên quan tới cái này nhé, đó là chức vụ có ảnh hưởng đến việc gọi “Nguyên” hay “cựu” không đối với ý kiến thứ 2?

“+  “Nguyên” : (=vốn là) mô tả (hoạt động) của nhân vật trước đây khi đang đương chức.

 
+ “Cựu” : (=đã cũ) mô tả (hoạt động) của nhân vật khi đã rời chức vụ.”

Ví dụ: Khi một sinh viên sau khi đã tốt nghiệp về trường tham dự hội nghị người ta thường giới thiệu “kính mời ông A, cựu sinh viên…” nhưng khi giới thiệu một sinh viên trong trường chỉ sử dụng từ sinh viên mà không sử dụng từ nguyên.

Xem thêm: Lễ Phục Sinh Là Gì

Thứ hai, tại sao trong trường hợp trên ta không thể sử dụng từ “nguyên là học sinh…”khi giới thiệu?

Bạn có thể giúp mình không?

 

Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 12/10/2017 09:11:19 CH
  Báo quản trị |  
#472246   25/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
hkhduy

*
*
*

Lớp 5
Cần Thơ, Việt Nam
Tham gia: 23/11/2014
Tổng số bài viết (304)
Số điểm: 7238
Cảm ơn: 186
Được cảm ơn 137 lần

*

Cách phân biệt của bạn cũng khá hợp lý, mình thì thấy đối với các nhân vật Việt Nam báo chí đa phần dùng từ “nguyên” đối với các chức vụ một người đã từng đảm nhiệm, còn nhân vật nước ngoài thì dùng từ “cựu”. Mình thấy còn một từ nữa cũng chỉ chức vụ của một người từng kinh qua, đó là từ “cố”. Nhưng khác với hai từ kia, từ “cố” dùng cho người đã qua đời.

  Báo quản trị |  
#472264   25/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
Sensen93

*
*
*

Lớp 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 10/05/2017
Tổng số bài viết (291)
Số điểm: 3005
Cảm ơn: 265
Được cảm ơn 153 lần

*

Bình thường mình cũng thường nhầm lẫn về cách dùng giữa hai từ này với nhau. Cơ mà trong số các cách phân biệt mà chủ thớt đưa ra thì mình thấy cách hiểu này là hợp lý nhất: “nguyên” để chỉ một người từng giữ 1 chức vụ nào đó rồi sau đó chuyển sang giữ chức vụ khác còn “cựu” dùng để chỉ một người giữ chức vụ đó nhưng sau đó nghỉ hẳn không đảm nhận chức vụ khác nữa.

Everything happens for a reason…

  Báo quản trị |  
#472270   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
MewBumm

*
*
*

Lớp 6
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 26/09/2017
Tổng số bài viết (1159)
Số điểm: 7429
Cảm ơn: 14
Được cảm ơn 160 lần

*

Theo như mình tìm hiểu Từ điển Tiếng Việt thì:

– “nguyên” trong nguyên + chức danh là “cái gốc, cái vốn có từ ban đầu”, nhấn mạnh tính chất “đã” giữ chức vụ nào đó (nhấn mạnh về chức danh, không quan trọng người đó còn sống hay đã chết).

– “Cựu” là “cũ”, nhấn mạnh tính chất “đã từng tại vị, nay không còn tại vị nữa” (gần với “nguyên” nhưng nhấn mạnh rõ hơn ở yếu tố “không còn tại vị”) Chỉ dùng với người còn sống.

Bên cạnh đó còn có từ “Cố” cũng hay dùng trước tên của người:

– “Cố” là “đã chết” dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố “một người giữ chức vụ cao đã qua đời”, không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.

  Báo quản trị |  
#472276   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
ntdieu

*
*
*

Dân Luật bậc 1
Đồng Nai, Việt Nam
Tham gia: 11/02/2009
Tổng số bài viết (14655)
Số điểm: 101510
Cảm ơn: 3358
Được cảm ơn 5205 lần

*
*

Nghe tất cả các giải thích nhưng vẫn không thể hiểu tại sao người ta gọi là Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Cựu thủ tướng Thanksin Shinawatra

*

  Báo quản trị |  
#472278   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
lamthanhtruc

*
*
*


Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 10/05/2017
Tổng số bài viết (278)
Số điểm: 2015
Cảm ơn: 42
Được cảm ơn 64 lần

*

Mình cũng không thể nào phân biệt thế nào là nguyên, thế nào là cựu. Qua những ý kiến nêu trên của chủ thớt mình có thể phân biệt được 2 khái niệm này và sử dụng như thế nào cho đúng. Đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. 

  Báo quản trị |  
#472293   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
Khongtheyeuemhon

*
*
*

Lớp 8
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 19/05/2010
Tổng số bài viết (770)
Số điểm: 10139
Cảm ơn: 690
Được cảm ơn 811 lần

*
*

Cả 2 từ này đều là từ Hán – Việt. Và để giải thích ngọn ngành thì phải chuyên sâu về ngôn ngữ học. Thực tế hiện nay, mình thấy đa phần là dùng theo cảm tính và tùy vào ngữ cảnh của người dùng. Từ “cựu” nó có dấu “.” nên nghe nặng nền hơn từ “nguyên” và thường dùng mang tính chất tiêu cực hơn. 

Tại sao lại là “Tống cựu nghinh tân” chứ không phải là “Tống nguyên nghinh tân”? Cựu là cũ, nguyên cũng là cũ nhưng cựu là cái cũ tiêu cực, nguyên là cái cũ tốt đẹp. Chắc thế ka ka. 

Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu…

  Báo quản trị |  
1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích dkra_phaply (25/09/2020)
#472310   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
huynhthu95

*
*
*

Lớp 8
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 05/06/2017
Tổng số bài viết (1021)
Số điểm: 10904
Cảm ơn: 61
Được cảm ơn 152 lần

*

Mình thấy vấn đề này cũng nan giải nè. Bình thường cứ nghĩ nếu người đó không giữ chức đó nữa thì dùng “nguyên” hay dùng “cựu” gì cũng được.

Mấy vấn đề này chắc phải hỏi các cơ quan trung ương thì mới có câu trả lời chính xác nhất. Chứ thấy rối quá

 

  Báo quản trị |  
#472357   26/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
thuongkp2708

*
*

Lớp 3
Tham gia: 03/05/2017
Tổng số bài viết (650)
Số điểm: 4199
Cảm ơn: 187
Được cảm ơn 102 lần

*

Mình thì cũng không phân biệt được thế nào được gọi là nguyên và trường hợp nào được gọi là cựu, nhưng qua bài viết của bạn thì mình cũng biết được sơ sơ vấn đề

*

. Trên thực tế thì mình thấy từ nguyên hay được sử dụng hơn từ cựu. Thấy trên báo đài hay tivi hay nhắc nguyên thủ tướng, nguyên chủ tịch…
  Báo quản trị |  
#472565   27/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
Trantranglong

*
*
*


Nghệ An, Việt Nam
Tham gia: 18/05/2017
Tổng số bài viết (292)
Số điểm: 1970
Cảm ơn: 30
Được cảm ơn 51 lần

*

Mình đồng tình theo ý kiên thứ 3, tuy có cách phân biệt nhưng nó chị rõ sự khác nhau giữa vị thế của những người được sử dụng với những từ trên. 

Từ nguyên được sử dụng khi một người đã về hưu trong tâm thế một người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Còn từ cựu được sử dụng vs những người không hoàn nhiệm dụ được giao, và phải hạ cánh giữa đường, bị cách chức kỷ luật hoặc trong một số trường hợp buộc phải về hưu.

  Báo quản trị |  
#472853   30/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
vytran92

*
*

Lớp 2
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 08/06/2016
Tổng số bài viết (440)
Số điểm: 3190
Cảm ơn: 32
Được cảm ơn 71 lần

*

Theo mình thấy bây giờ cách sử dụng của chúng ta về hai từ “Nguyên” và “Cựu” có vẻ theo tính cảm hứng chứ không có sự phân biệt cách sử dụng rạch ròi. Mình thì thích dùng “Nguyên” hơn vì khi sử dụng thấy có tính nhẹ nhàng, trang trọng còn “Cựu” thấy có phần nặng nề hơn.

  Báo quản trị |  
#472878   30/10/2017
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
maithanhloivn

*
*
*


Bình Định, Việt Nam
Tham gia: 14/07/2014
Tổng số bài viết (267)
Số điểm: 1833
Cảm ơn: 35
Được cảm ơn 42 lần

*

Trước đây mình thật sự có những thắc mắc trong đầu khi nghe giới thiệu về các nhân vật trong một phiên họp, hay một buổi lễ nào đó. Rất khó hình dung. và mình cũng đã tìm hiểu. Và với bản thân mình thì mình nghiên về ý kiến thứ 2:
 
+ “Nguyên”: (=vốn là) mô tả (hoạt động) của nhân vật trước đây khi đang đương chức.
 
+ “Cựu”: (=đã cũ) mô tả (hoạt động) của nhân vật khi đã rời chức vụ.

Xem thêm: Bị Thủy đậu Tắm Lá Gì, Tốt Các Loại Lá Thường Sử Dụng

  Báo quản trị |  
#498053   29/07/2018
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
ngothanhphuong310

*
*
*

Chồi
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tham gia: 27/05/2018
Tổng số bài viết (201)
Số điểm: 1154
Cảm ơn: 3
Được cảm ơn 11 lần

*

Câu ” Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả không sai, có nhiều cách dùng, cách xử lý và cả cách hiểu khi sử dụng câu chữ Việt Nam; đối với trường hợp cụ thể này thì quan điểm cá nhân là nguyên sử dụng khi nhân vật còn đương nhiệm trong, cựu sử dụng khi nhân vật đã không còn đương nhiệm chức vụ. 

  Báo quản trị |  
#499772   15/08/2018
Cảm ơn bạn đã đánh giá
Đánh giá
TruongMinhToan

*
*
*

Lớp 7
Bình Dương, Việt Nam
Tham gia: 05/01/2016
Tổng số bài viết (565)
Số điểm: 9874
Cảm ơn: 170
Được cảm ơn 187 lần

*

Theo mình, từ “nguyên” và “cựu” có ý nghĩa sử dụng giống nhau, nhưng từ nguyên thường được sử dụng với ý nghĩa trang trọng, dành cho người từng giữ một chức vụ, chức danh nào đó, còn từ cựu cũng chỉ người từng làm việc, đảm nhận vị trí nào đó nay không còn làm nữa, nhưng trong trang trọng như từ “nguyên”.

 

 

Chuyên mục: Hỏi Đáp