Chàm da (tên y học gọi là eczema) là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nó chiếm đến ¼ trên tổng số các bệnh ngoài da và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ của những bệnh nhân mắc bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm da để có biện pháp chữa trị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng.

Bạn đang xem: Chàm là gì

ĐỪNG BỎ LỠ: Giải pháp khắc phục chàm da – Eczema hiệu quả không lo tái phát

Bệnh Chàm – Eczema là gì?

Bệnh chàm(hay còn gọi là Eczema) là một dạng viêm da mãn tính, có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh lý này gây ra tổn thương có hình thái đa dạng, phụ thuộc phần lớn vào thể bệnh và giai đoạn phát triển. Trong đó tổn thương điển hình nhất là sự xuất hiện của các mảng da đỏ, ngứa, nổi mụn nước, khô ráp và dày sừng.

*

Hình ảnh bệnh chàm da Eczema

Eczema có nguyên nhân phức tạp, bao gồm yếu tố nội giới và ngoại giới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát mà không thể xác định được nguyên nhân và yếu tố thuận lợi.

Chàm là bệnh ngoài da có triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, khó chịu, tính chất mãn tính và dễ tái phát. Hiện nay các biện pháp điều trị được áp dụng chỉ giúp cải thiện triệu chứng, giảm thương tổn da và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó bệnh chàm nói chung và các thể eczema đều không thể chữa trị dứt điểm.

Các thể bệnh chàm da và hình ảnh nhận biết

Bệnh chàm được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại chàm lại có yếu tố kích thích và triệu chứng riêng biệt.

Viêm da dị ứng (Atopic eczema/Atopic dermatitis):

Dạng phổ biến nhất của bệnh chàm là viêm da dị ứng. Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sẽ nhẹ hơn hoặc biến mất khi trưởng thành. Viêm da dị ứng cùng với sốt cỏ khô và hen suyễn tạo thành bộ ba dị ứng gây bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh khởi phát do khả năng bảo vệ tự nhiên của da kém, da không thể chống chọi được với các chất gây kích ứng, dị ứng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, môi trường, da khô, hệ thống miễn dịch suy giảm,… có mối liên hệ với bệnh viêm da dị ứng. Bệnh được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

Xuất hiện nốt ban ở nếp gấp (đầu gối, khuỷu tay,…) Vùng da bị tổn thương có màu sáng/tối hoặc dày hơn Nếu gãi/cào có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện chất lỏng, nhiễm trùng Nốt ban thường xuất hiện ở má, da dầu nếu là trẻ em

Các bài tư vấn sức khỏe liên quan hữu ích cho bạn:

Nổi Mề Đay,Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà,Viêm Da Cơ Địa,Trị Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà

BẠN ĐANG GẶP TRIỆU CHỨNG CHÀM DA – CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

*

Bệnh chàm tiếp xúc (Contact eczema/Contact dermatitis):

Chàm tiếp xúc khởi phát do tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều chất gây dị ứng, xuất hiện phản ứng miễn dịch và da bị tổn thương. Những yếu tố bên ngoài có thể gây bệnh gồm: kim loại niken, xi măng, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa mạnh, thuốc sâu, chất bảo quản, kháng sinh Neomycin, thực vật có chất dị ứng,… Bệnh chàm tiếp xúc liên quan đến độ mẫn cảm của hệ miễn dịch tăng và sự tham gia của lympho T. Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tiếp xúc:

*

Hình ảnh chàm da tiếp xúc

Da mẩn đỏ, khô, phồng rộp, có vảy Vị trí tổn thương có dịch chảy ra Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Bệnh chàm tổ đỉa (Dyshidrotic eczema):

Bệnh chàm tổ đỉa gây nên các mụn nước li ti, dày cứng trên ngón tay, lòng bàn tay/bàn chân, phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Mụn nước xuất hiện có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa hoặc đau rát. Mụn nước thường xẹp dần và biến mất sau 3 – 4 tuần. Vùng da bị tổn thương có thể nứt nẻ và bong tróc. Nguyên nhân gây bệnh là do nội tạng có vấn đề, chức năng thần kinh bị rối loạn, di truyền, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh, suy giảm thể chất,… Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa:

Xuất hiện mụn nước nhỏ, sâu, dày cứng, khó vỡ Mụn nước tập trung hoặc rải rác ở bàn tay/bàn chân (ít khi vượt quá cổ tay/cổ chân) Khoảng 3 – 4 tuần mụn nước sẽ tự tiêu, rỉ dịch màu vàng

Bệnh chàm thể địa (Eczema thể địa):

Chàm thể địa – chàm thể tạng là bệnh ngoài da tương đối phức tạp bởi chưa thể xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Một số nguyên nhân được đề đề cập đến đó là cơ địa, di truyền, môi trường, thời tiết, rối loạn chức năng cơ thể,… Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể địa:

*

Thể chàm thể địa còn được gọi là viêm da cơ địa.

Xuất hiện mụn nước, màu đỏ, bên trong có dịch Có cảm giác nóng, ngứa ngáy Khi mụn nước vỡ sẽ có dịch màu vàng, để lại giếng chàm lỗ chỗ Huyết thanh ở mụn nước đóng thành vảy, cứng, dày và bong tróc sau một thời gian

Chàm thể đồng tiền (Eczema Nummular):

Chàm thể đồng tiền có đặc trưng là tổn thương hình oval/tròn. Bệnh không gây tăng kháng thể IgE như bệnh viêm da cơ địa. Chàm đồng tiền thường là do dị ứng với hóa chất, kim loại hoặc kết quả của sự kích hoạt bởi vết cắn của côn trùng. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

*

Thể chàm đồng tiền

Tổn thương hình oval/tròn Da sẩn, màu đỏ, xuất hiện mụn nước và hơi phù nề Sau đó có vảy tiết, khô, bong tróc và dấu hiệu lichen hóa Tổn thương khu trú ở mặt duỗi các chi, trước xương chày, mu bàn tay

Chàm da dầu (Seborrheic dermatitis):

Cơ chế hình thành bệnh chàm da dầu liên quan đến hoạt động của nấm Malassezia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, tuyến bã nhờn bị rối loạn, vệ sinh kém, căng thẳng,… Triệu chứng của chàm da dầu khác hẳn với những bệnh chàm khác, cụ thể:

*

Thể chàm da dầu

Tổn thương da thường ở vùng có hoạt động bài tiết dầu như da đầu, mặt, cổ, sau tai, ngực,… Xuất hiện mảng da cứng, màu nâu nhạt/nâu đậm, khó bong tróc Vị trí phát bệnh khác nhau thì hình thái tổn thương cũng khác nhau Nếu cào/gãi có thể khiến da bị nhiễm trùng

Viêm da ứ đọng (Stasis dermatitis):

Viêm da ứ đọng hay còn gọi là viêm da ứ đọng tĩnh mạch. Bệnh thường xuất hiện ở những người có vấn đề về lưu thông máu ở chân. Tức là, các van đẩy máu lên qua chân về phía tim hoạt động bất thường, chân bị sưng lên và tĩnh mạch giãn. Triệu chứng điển hình như sau:

Da mỏng, xuất hiện chấm/đốm/ban đỏ Vùng da ở cảng chân, mắt cá chân dày lên và thâm sạm Ngứa, cảm giác như bị kim châm hoặc bị đau dai dẳng

Chàm vi khuẩn (Eczema vi khuẩn):

Chàm vi khuẩn không phổ biến như những thể chàm khác. Bệnh khởi phát do tiếp xúc với độc tố của tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm men. Cơ chế miễn dịch thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với độc tố, chất trung gian được phóng thích vào da và bùng phát triệu chứng lâm sàng. Dấu hiệu nhận biết chàm vi khuẩn là:

Vết trợt trên da nông, ranh giới không rõ ràng, rỉ dịch Một số trường hợp xuất hiện đám đỏ, mụn nước, sần sùi cách xa vùng da bị tổn thương chính Cảm giác đau, nóng rát và ngứa ngáy

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

Các bé trong độ tuổi từ 2 tháng tới 2 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn so với các bé khác. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là làn da ửng đỏ, hồng hào. Lâu dầu da bé có thể bị thô ráp, gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé ăn ngủ kém, hay quấy khóc.

Bố mẹ nên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày:

*

Thể chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hạn chế sử dụng quần áo dài tay trong thời tiết nóng. Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, tránh để bé gãi vỡ mụn ngứa. Tắm nhanh cho bé trong vòng 5 đến 10 phút trong nước ấm khoảng 36 ° C. Sử dụng sữa tắm có thành phần tự nhiên, không chứa xà phòng và hóa chất bảo quản, không có hương liệu hóa học. Làm khô da sau khi tắm bằng khăn mềm, tránh làm xước da. Thoa kem dưỡng ẩm dành cho bé bị chàm da lên toàn thân sau khi tắm. Dùng kem hăm tã và nước làm sạch dành riêng cho bé bị chàm da.

Hình ảnh bệnh chàm khô ở trẻ em:

Thể bệnh này xuất hiện do sức đề kháng kém, do di truyền, dị ứng thức ăn hoặc do mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Ở điều kiện thời tiết lạnh khô, bệnh chàm khô ở trẻ em có thể phát triển mạnh do da khô, nứt nẻ.

Bố mẹ nên tắm rửa, giữ vệ sinh và thường xuyên dưỡng ẩm toàn thân cho trẻ để phòng bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cần để ý, cảnh báo trẻ hạn chế tối đa việc trẻ gãi vùng da chàm làm xước, vỡ mụn, khiến cho tình trạng bệnh phát triển và lây lan khó kiểm soát.

*

Trẻ em có tỷ lệ bị bệnh chàm da khá cao

Bệnh chàm da ở người lớn:

Ở người lớn, bệnh thường ít được phát hiện sớm do người bệnh dễ nhầm tưởng với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng thông thường và không để tâm đến.

Chàm da ở người lớn có thể có nhiều thể bệnh. Các thể của bệnh chàm ở người lớn có thể xác định dựa trên mức độ tổn thương da, tiến trình phát triển của bệnh hay dựa vào căn nguyên gây bệnh.

Triệu chứng bệnh chàm Eczema

Vị trí chàm da:

có tính chất bất kỳ ,vùng da nào cũng có thể bị eczema, tuy nhiên tuỳ theo từng thể lâm sàng hay ở vị trí nào (sẽ trình bày ở phần thể lâm sàng).

Tổn th­ương cơ bản của chàm:

Tổn thư­ơng cơ bản trong bệnh eczema là đám mảng đỏ da và mụn nư­ớc, mụn nư­ớc là tổn th­ương điển hình của bệnh eczema, eczema phát triển qua 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn đỏ da:bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa – trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm nh­ư hạt kê (thực chất là những mụn nư­ớc đang từ d­ưới đùn lên) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.

2. Giai đoạn mụn nư­ớc(còn gọi là giai đoạn chảy nư­ớc): mụn n­ước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thư­ơng, mụn n­ước eczema có các đặc tính sau :

Mụn n­ước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm. Nông, tự vỡ. San sát bên nhau kín khắp bề mặt thư­ơng tổn. Đùn từ dư­ới lên hết lớp này đến lớp khác.

Đám tổn thư­ơng bề mặt chi chít các mụn nư­ớc. Mụn n­ước nông, tự vỡ và do ngứa gãi nên đám tổn thư­ơng bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nư­ớc vỡ đi để lại điểm chợt nhỏ như­ châm kim ( còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm chợt liên kết thành đám mảng trợt, đỏ rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết..

3. Giai đoạn lên da non:giai đoạn này đám tổn thư­ơng giảm viêm, giảm xunghuyết, giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng nh­ư vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.

Xem thêm: Tử Vi Tuổi 1959 Năm 2021 – Xem Tử Vi Năm 2021 Tuổi Kỷ Hợi Sinh Năm 1959

4. Giai đoạn liken hoá, hằn cổ trâu:

Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt nh­ư trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá.Ngứa tồn tại dai dẳng.

Giai đoạn đỏ da, mụn n­ước , chảy nư­ớc còn gọi là eczema giai đoạn cấp tính. Giai đoạn đóng vẩy da, nên da non, khô hơn gọi là eczema bán cấp. Giai đoạn lichen hoá , hằn cổ trâu đ­ược gọi là eczema mạn tính.

Chia thành 4 giai đoạn của eczema để dễ hiểu tiến triển cuả một eczema như­ng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt nh­ư vậy mà th­ường xen kẽ nhau, lồng vào nhau . Ví dụ trên đám tổn th­ương có vùng là giai đoạn chảy dịch, có vùng đã bắt đầu lên da non , lúc đó phải đánh giá xem tổn th­ương giai đoạn nào chiếm ­ưu thế mà chẩn đoán giai đoạn cấp, bán cấp, hay mạn lichen hoá. Đã sang giai đoạn sau có khi vì một nguyên nhân nào đó (chà xát, bôi thuốc không phù hợp) lại trở lại giai đoạn trư­ớc.

Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất tồn tại dai dẳng, ngư­ời ta coi bệnh eczema là bệnh da

ng­ứa điển hình. Tiến triển: mạn tính hay tái phát, nhiều đợt vư­ợng bệnh, xen kẽ các giai đoạn tạm đỡ.

Nguyên nhân bị chàm da

Chàm da có nhiều yếu tố chung tạo thành. Trong đó, với mỗi thể bệnh lại đặc trưng bởi nguyên nhân chính khác nhau. Dưới đây là những tác động cơ bản gây ra bệnh chàm:

Nguyên nhân chung:

Các nghiên cứu từ chuyên gia cho biết có đến hơn 2000 yếu tố gây ra bệnh chàm. Nhưng có thể xếp chung vào các vấn đề cơ bản như sau:

Di truyền:Mầm bệnh chàm tồn tại và di truyền vào gen. Vì vậy, người mẹ rất dễ truyền bệnh cho con cái họ sinh ra. Trong đó nhiều người có biểu hiện từ lúc sơ sinh, cũng không ít trường hợp đến khi dậy thì hoặc trưởng thành hẳn mới phát hiện ra. Yếu tố dị nguyên:Việc thường xuyên làm những công việc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc sử dụng thuốc tây, mỹ phẩm độc hại… sẽ khiến cơ thể bị tác động xấu. Nếu hệ miễn tốt thì có thể chỉ gây dị ứng bình thường, nhưng nếu sức đề kháng kém hoặc cơ địa nhạy cảm thì các biểu hiện của chàm sẽ xuất hiện. Nhiễm vi sinh:Người có cơ địa nhạy cảm lại gặp thời tiết nóng ẩm hoặc quá lạnh thì bề mặt da hay sần sùi lên. Từ vị trí đó, vi sinh vật dễ trú ngụ, sinh sản và xâm lấn vào trong da, gây nên bệnh. Thể trạng kém:Hệ miễn dịch giống như lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Khi nó yếu đi thì sức cản bị giới hạn, vi khuẩn cùng các tác nhân khác xâm nhập nhanh hơn và gây ra nhiều bệnh, trong đó có chàm da. Mắc bệnh mãn tính:Những người bị hen phế quản hoặc viêm thận, bệnh xơ gan… dễ dẫn đến biến chứng chàm da. Đối với trường hợp này, việc chữa khỏi bệnh lý nền quyết định phần lớn khả năng khỏi Eczema.

Nguyên nhân từng thể bệnh:

Nếu xét theo thể bệnh thì mỗi dạng chàm da xuất hiện do một vài nhóm yếu tố đặc trưng quy định. Cụ thể như sau:

*

Mỗi thể của bệnh chàm đặc trưng bởi những nguyên nhân khác nhau

Viêm da dị ứng:Xảy ra do cơ thể không đủ khả năng chống lại chất kích ứng ngoài môi trường. Hoặc cũng có khả năng là do gen di truyền quy định. Chàm tiếp xúc:Do thường xuyên dùng và bị nhiễm chất độc hại từ nước rửa bát, sữa tắm, mỹ phẩm hay nhiều sản phẩm khác được sản xuất công nghiệp. Hoặc chịu tác động của ánh mặt trời, những hóa chất không dùng ngoài da. Chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền:Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa cũng giống với viêm da dị ứng, chủ yếu do nhiễm độc tố hóa học. Chàm thể địa:Đây là thể bệnh chịu tác động của gen, đồng thời phát sinh khi chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh. Chàm da đầu:Do rối loạn trong tuyến bã nhờn làm nấm mén xuất hiện. Tác nhân sâu xa có thể do di truyền hoặc sử dụng dầu gội chứa chất kích ứng. Chàm sữa:Do đứa trẻ chứa sẵn một phần gen di truyền có bệnh, đồng thời khi sinh ra sức đề kháng lại yếu.

Nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta còn phải nhắc đến rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến bệnh này. Tuy nhiên, tìm hiểu về lý do bị chàm không phải tất cả vấn đề cần quan tâm. Bạn còn phải nhận thấy dấu hiệu của bệnh chàm từ sớm để biết khi nào cần chữa.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm (Eczema) theo từng giai đoạn

Bệnh chàm được chia thành 3 giai đoạn:Cấp tính – Bán cấp – Mãn tính. Tuy nhiên giai đoạn bán cấp thường có triệu chứng không rõ ràng nên ít khi được đề cập.

Trong 3 giai đoạn chính, bệnh được chia thành 4 giai đoạn nhỏ, bao gồm:

Giai đoạn hồng ban (đỏ da) – thuộc Eczema cấp tính Giai đoạn mụn nước (chảy nước) – thuộc Eczema cấp tính Giai đoạn lên da non – thuộc Eczema bán cấp Giai đoạn liken hóa – thuộc Eczema mãn tính

Ở từng giai đoạn, bệnh gây ra hình thái tổn thương và triệu chứng cơ năng khác nhau. Tuy nhiên ngứa ngáy là triệu chứng xuyên suốt từ giai đoạn cấp tính đến mãn tính. Bệnh lý này tiến triển dai dẳng, hay tái phát, có giai đoạn bùng phát mạnh (giai đoạn vượng) xen lẫn với một số giai đoạn bệnh thuyên giảm.

Bệnh chàm cấp tính:

Chàm cấp tính bao gồm giai đoạn hồng ban (đỏ da) và mụn nước. Bạn có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn này thông qua một số triệu chứng sau:

Giai đoạn hồng ban:

Da bắt đầu xuất hiện các đám hoặc vết đỏ, hơi cộm nhẹ và không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh Quan sát kỹ ở vùng da xung huyết nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất là mụn nước sắp nổi) Ở giai đoạn này, tổn thương da thường gây ngứa dữ dội

Giai đoạn chảy nước (mụn nước):

Mụn nước bắt đầu nổi ở bề mặt vết/ đám đỏ Số lượng mụn nước nhiều, kích thước khoảng 1 – 2mm và mọc san sát nhau Mụn nước nông và có xu hướng tự vỡ Khi mụn nước vỡ, xuất hiện thêm lớp mụn nước khác và có tính chất tuần hoàn Giai đoạn này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần

Giai đoạn chảy nước là thời điểm da bị trợt loét, tiết nhiều dịch, đỏ và dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát (chàm bội nhiễm). Khi có bội nhiễm, tổn thương da đặc trưng bởi tình trạng ngưng mủ, sưng nóng và có vảy tiết.

Chàm bán cấp:

Giai đoạn bán cấp (Giai đoạn lên da non) thường phát sinh triệu chứng không điển hình và chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Một số triệu chứng thường gặp của eczema bán cấp, bao gồm:

Tổn thương có xu hướng giảm viêm, chảy dịch và giảm xung huyết Da đóng vảy và hình thành da non Lớp vảy bong làm xuất hiện vùng da mỏng, nhẵn bóng và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh

Eczema mãn tính:

Eczema mãn tính (Giai đoạn liken hóa/ giai đoạn hằn cổ trâu) đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

Tổn thương da có xu hướng sẫm màu hơn theo thời gian Tăng nhiễm cộm Tổn thương da thô ráp và có dấu hiệu dày sừng Xuất hiện các vết hằn nứt ở vùng da tổn thương Ngứa ngáy dai dẳng

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, các triệu chứng tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu suất công việc và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh có thể gặp phải biến chứng:

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum):Vùng da bị tổn thương xuất hiện mụn nước nhỏ, có dịch bên trong. Mụn nước màu đỏ/đỏ tía/đen, kích thước gần giống nhau và có khả năng lây lan sang vùng da khác. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh có thể gây hỏng giác mạc, suy nội tạng, thậm chí tử vong. Bùng phát bệnh lý khác: Nếu không được điều trị sớm, đúng cách, hệ thống miễn dịch kém đi và người bệnh có thể mắc một số bệnh lý cơ địa khác như bệnh tim mạch, hen suyễn,… Ảnh hưởng đến trí não và thể chất của trẻ: Với những trường hợp bị chàm nặng, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây. Loại thuốc này giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh nhưng lại khiến người bệnh gặp rất nhiều tác dụng không mong muốn. Đối với trẻ em, nếu sử dụng thuốc có chứa Corticoid trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến xương và trí não.

Bệnh chàm da có lây không?

Câu trả lời là không. Tuy nhiên, ở một số gia đình thường có hiện tượng khi vào hè, người mẹ mắc bệnh một thời gian, sau đó con cũng bị bệnh, hoặc các thành viên khác trong gia đình cùng bị bệnh. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng chàm da là bệnh có khả năng truyền nhiễm. Thực ra, di truyền mới là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm da ở nhiều người trong cùng một huyết thống.

Một số nghiên cứu y khoa cho rằng, chàm da phần lớn là bệnh do cơ địa từng người. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, xi măng… cũng dễ mắc bệnh. Chàm da không gây nên bởi vi khuẩn hay virus truyền nhiễm nào.

Tuy bệnh chàm không lây từ người sang người nhưng lại tự lây lan và phát triển mạnh trên cơ thể người bệnh. Vì vậy, khi bị chàm da, nếu không biết cách bảo vệ và chăm sóc đúng cách, vùng da bị chàm rất dễ gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Bội nhiễm khuẩn làm cho bệnh có sức phát triển mạnh hơn nhiều lần, gia tăng sức lây lan sang các vùng da khỏe mạnh. Do đó, người bệnh càng bị phiền toái, mệt mỏi, sa sút tinh thần và dễ cáu giận, nổi nóng, mất kiểm soát.

Những cách chữa bệnh chàm da Eczema phổ biến nhất hiện nay

Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn đều có thể chữa bằng thuốc Tây, thuốc Đông y hay bằng các mẹo vặt dân gian.

Điều trị chàm da bằng bài thuốc Đông y:

Bệnh Eczema và cách điều trị bằng Đông y mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Thuốc Đông y từ lâu đã được xem là rất an toàn, lành tính với những loại thảo dược đến từ thiên nhiên, hiệu quả điều trị bệnh cao nếu sử dụng trong thời gian dài.

Hơn nữa các thành phần có trong thuốc Đông y không chỉ co một tác dụng là chữa bệnh chàm mà còn đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Người bệnh sẽ không bị lạm dụng thuốc hay gặp tác dụng phụ.

Xem thêm: Chăn Nuôi Tiếng Anh Là Gì, Ngành Chăn Nuôi Trong Tiếng Tiếng Anh

Nhưng bên cạnh những ưu điểm thì cũng không thể bỏ qua những nhược điểm. Đó là điều trị bằng Đông sẽ khiến bạn mất thời gian trong công việc sắc thuốc, canh thuốc, uống đều đặn mỗi ngày.

An Bì Thang – Bài thuốc điều trị chàm Eczema TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN: Uống – Bôi – Ngâm rửa – Xịt

Chuyên mục: Hỏi Đáp