Tiểu ra máu (đái máu) là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu. Nhiều trường hợp có thể tự khỏi nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì đến 95% trường hợp đái máu lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Bạn đang xem: đi tiểu ra máu là bệnh gì
Nước tiểu là một chất lỏng do thận tiết ra, thải ra ngoài cơ thể qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống của mỗi người mà màu sắc và liều lượng nước tiểu tiết ra sẽ có sự khác biệt. Sự thay đổi màu sắc của nước tiểu còn phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể (thể hiện mức độ khỏe mạnh của con người). Đái máu là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định.
Đái máu được phân ra làm 2 loại là: Đái máu đại thể và đái máu vi thể.
Đái máu đại thể: Khi nước tiểu có màu đỏ sẫm màu dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thì gọi là đái máu đại thể. Đái máu đại thể ở mức độ ít sẽ có màu hồng nhạt, ở mức độ nhiều sẽ có màu đỏ thẫm kèm theo máu cục. Một số ít trường hợp nước tiểu lại màu nâu sẫm kèm theo lắng cặn nâu.Đái máu vi thể: Nếu nước tiểu có màu bình thường, mắt thường không thấy có máu nhưng khi xét nghiệm tế bào học lại thấy có số lượng hồng cầu >10.000 hồng cầu/ml thì được gọi là đái máu vi thể. Bệnh lý này thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh xét nghiệm nước tiểu thông qua khám định kỳ.
Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp nước tiểu có màu đỏ nhưng phải là đái máu, có thể kể đến những trường hợp sau:
Người được xét nghiệm thường xuyên ăn một số thức ăn có nhuộm phẩm màu hoặc thức ăn tự nhiên gây màu đỏ nước tiểu như củ dền, củ cải đường, dâu đen, quả mâm xôi hay rau chua… đây đều là những tác nhân được đánh giá là vô hại.Sử dụng một số thuốc gây đỏ nước tiểu như kháng sinh Rifampicin, Metronidazol…).Chu kỳ kinh nguyệt: Những phụ nữ đang có kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu.Tiểu ra máu sau quan hệ hay trong khi quan hệ có thể do quan hệ chưa đúng cách khiến tổn thương, xây xát niệu đạo, lúc này máu xuất hiện ở đường âm đạo nữ giới, còn ở nam giới khi xuất tinh bị ra máu dẫn đến đi tiểu sau này có lẫn chút máu chứ không phải đi tiểu ra máu.
Đái máu đại thể khiến màu nước tiểu đỏ sẫm
3. Nguyên nhân đái máu và dấu hiệu nhận biết
Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng đái máu:
Do bệnh lý ở bàng quang: Bệnh lý thường gặp nhất là sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang. Triệu chứng nhận biết là khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, thường phát hiện nhờ siêu âm.Do bệnh lý ở niệu đạo – tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, bệnh lý gây tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết khi thấy khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, són tiểu, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn. Còn đối với phụ nữ đái máu có thể do polyp niệu đạo, bệnh này có thể phát hiện và chẩn đoán dựa trên nội soi niệu đạo.
Xem thêm: Hạch Toán Là Gì – Tìm Hiểu 3 Loại Hạch Toán Cơ Bản
Bệnh lý niệu đạo ở nam giới
Do các bệnh lý về thận: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đái máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến:Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm cho thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.Lao thận: thường ứng với chứng đái máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau khi tiểu xong. Kết quả chụp UIV cho thấy đài thận bị cắt cụt, xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có trực khuẩn lao.Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài – bể thận.Thận đa nang: Người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ ure máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.Viêm thận – bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn. Ngoài ra còn có thể liên quan đến bệnh sán máng gây vỡ thận, bệnh thận IgA hoặc hội chứng Alport.
Sỏi thận có thể gây đái máu
Do chấn thương (chấn thương thận, chấn thương niệu, chấn thương bàng quang, chấn thương vùng chậu hay vùng thắt lưng). Tình trạng tiểu ra máu cũng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh như bơi lội, chạy, đá bóng, đấm bốc… gây chấn thương. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu và dần hồi phục như bình thường từ 24 – 48 giờ.
Xem thêm: Effect Là Gì
4. Cách chẩn đoán chứng đái máu
Để xác định nguyên nhân chứng đái máu thông thường không khó, tuy nhiên có những trường hợp cần phải áp dụng nhiều biện pháp xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cụ thể. Các phương pháp được dùng phổ biến là:
Xét nghiệm nước tiểu: Tìm tế bào ác tính, thực hiện cấy vi khuẩn và định lượng protein niệu 24 giờ.Thăm dò hình ảnh: Các phương pháp siêu âm, chụp bụng không chuẩn bị, chụp thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang (UPR), chụp thận có thuốc (UIV), chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT), chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) đều có dựng hình mạch máu thận giúp tìm kiếm sỏi, khối u bàng quang, dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cấp và mạn tính, lạc nội mạc tử cung, rò ruột – bàng quang, xác định tiểu ra máu từ 1 thận hay 2 thận.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
XEM THÊM
Protein niệu là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh thận tiết niệu?Ý nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng thậnÝ nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinine trong chẩn đoán suy thận
XEM THÊM: Sự khác nhau giữa đái máu vi thể và đái máu đại thể Đái máu Trẻ sơ sinh đi tiểu ra màu hồng là dấu hiệu bệnh gì?
948.2K
Chủ đề: Bệnh đường tiết niệu Đái ra máu Tiểu ra máu Sỏi thận Đi tiểu ra máu
Videos liên quan
Bị sỏi thận dù không có triệu chứng thông thường
Bài viết liên quan
Mang thai 7 tuần đi tiểu ra máu có sao không?
Kính gửi bác sĩ, Vợ em mang thai được 7 tuần, đi siêu âm kết quả bình thường. Nhưng hôm nay vợ em đi tiểu ra máu thì liệu vợ em có bị sao không ạ? Mong bác sĩ tư …
Đọc thêm
Tiểu buốt, tiểu nhiều lần kèm máu nâu quan hệ trong ngày rụng trứng có ảnh hưởng gì không?
Dạ em chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi, em bị tiểu buốt, tiểu nhiều lần nhưng ít. Đau tức bụng đái, khi tiểu có ra máu nâu và sợi, mỗi lần đi tiểu xong thì như bị tê …
Đọc thêm
Đi tiểu ra máu điều trị thế nào?
Chào bác sĩ! Em mới bị gắt tiểu vào buổi chiều. Ngủ đêm sáng dậy thấy tiểu ra máu và mùi nước tiểu nồng. Bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị với ạ. Em cảm ơn bác sĩ!
Đọc thêm
Các phương pháp chụp X quang hệ tiết niệu
Chụp X quang hệ tiết niệu là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh đường tiết niệu. Có nhiều phương pháp chụp X quang hệ tiết niệu, mỗi phương pháp sẽ …
Đọc thêm
Đi tiểu ra máu và đái rắt sau khi mổ nội soi đường tiết niệu phải làm sao?
Chào bác sĩ! Em đã mổ nội soi đường tiết niệu được 15 ngày rồi nhưng đi tiểu vẫn ra nhiều máu và đái rắt. Vậy bác sĩ cho em hỏi đi tiểu ra máu và đái rắt sau khi …
Đọc thêm
Chuyên mục: Hỏi Đáp