Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Bạn đang xem: Thực hiện pháp luật là gì
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
Sử dụng pháp luật :
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Thi hành pháp luật :
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Tuân thủ pháp luật :
Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
Áp dụng pháp luật :
Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức chỉ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước. Đó là những trường hợp:
– Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nếu không có một vănbản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Cơ quan Nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vàoquyết định của cơ quan Nhà nước, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấpthực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
c. Các giai đoạn thực hiên pháp luật
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a.Vi phạm pháp luật
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật :
– Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động:
+ Hành vi đó có thể là hành động: cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật
+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật
– Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe – tâm lý. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý phải là:
+ Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật, người đủ từ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.
Xem thêm: Stalk Là Gì – Nghĩa Của Từ Stalk
+ Người có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình).
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý
=> Kết luận:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b.Trách nhiệm pháp lí
Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, vì thế, nhà nước thông qua pháp luật buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật .
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp luật
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
1. Vi phạm hình sự :
Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án.
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .
2. Vi phạm hành chính :
Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật .
+ Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ;
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Xem thêm: Guid — Có Sự Khác Biệt Nào Giữa Guid Và Uuid Là Gì
3.Vi phạm dân sự :
Là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật
4.Vi phạm kỉ luật:
Là hànhvi phạm pháp luật xâm phạmđến các quan hệlao động và công vụ nhà nước… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách,cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
Chuyên mục: Hỏi Đáp