Từ Amazon đến Anheuser-Busch, từ FPT đến Tân Hiệp Phát, ownership hay owner mindset được coi là giá trị cốt lõi giúp tổ chức phát triển bền vững. Hiểu như thế nào về ownership và làm sao để gây dựng sức mạnh kì diệu này?

*

*

Đây là phần đầu trong loạt bài viết về Ownership. Các bạn có thể tìm link tới phần 2 và phần 3 ở cuối bài viết.

Bạn đang xem: Ownership là gì

1. Ownership — Làm chủ công việc

Ở các công ty phát triển sản phẩm như VinID, vị trí Product Owner thường là điển hình về người thể hiện tính ownership, tất nhiên không phải do vị trí đó có chứa chữ “Owner”. Là người chịu trách nhiệm cao nhất về một sản phẩm, họ sẽ không chỉ hoàn thành chức năng sản phẩm được giao mà còn nghiên cứu để tối ưu UX, hỗ trợ tester, đảm bảo hạ tầng sẵn sàng, trực hệ thống, hỗ trợ vận hành, quan tâm đến an toàn bảo mật v.v… để sản phẩm của mình đến tay khách hàng tốt nhất.

Anh Trần Anh Dũng – sếp cũ của tôi – thường dùng cụm từ “làm cho tới”. Tinh thần “làm tới nơi tới chốn” với tôi chính là một cách hiểu về ownership: không chỉ hoàn thành công việc, mà còn dành tâm huyết để nghĩ về việc làm tốt hơn, để ý tới kết quả dài hạn và có lợi nhất cho công ty.

Rất nhiều công ty coi Ownership như một giá trị văn hoá. Tôi đã tóm tắt lại các định nghĩa về Ownership trong mấy điểm sau đây:

Chủ động với công việc, không chờ đợiĐể tâm tới kết quả, nghĩ về điều có lợi nhất cho tổ chứcLãnh trách nhiệm, không đổ lỗi

Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau, và kể cả khi người ta không dùng từ Ownership, tôi nghĩ các công ty đều muốn diễn đạt thứ tinh thần làm việc tích cực mà họ muốn mọi nhân viên có được. Đó chính là sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết, làm có tâm, không nề hà.

Khi là “owner” — người làm chủ đầu việc, bạn sẽ là đầu mối xử lý mọi tác vụ, trả lời mọi câu hỏi liên quan. Nếu chưa có thông tin, bạn sẽ thu thập. Nếu có lỗi, bạn sẽ tìm người biết cách sửa. Nếu việc bạn chưa biết làm, bạn sẽ đi hỏi, đi nhờ giúp đỡ. Nếu việc liên quan đến phòng ban khác, bạn sẽ tổ chức họp và thúc đẩy tiến độ.

Người lãnh đạo sẽ không nói “Đó chẳng phải việc của tôi” — Amazon

Câu trên nằm trong Nguyên tắc lãnh đạo số 2 của tập đoàn Amazon. Tôi cho rằng mọi thành viên có tinh thần ownership đều sẽ thể hiện như vậy, cho dù có ở vị trí lãnh đạo hay không. Cho dù đấy là việc của người khác, nhóm khác, phòng ban khác, nếu bạn cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm và sự chủ động, đừng ngần ngại “take ownership”.

If not now, when? If not me, who? — Alibaba

Note: Ownership không có nghĩa là việc gì cũng nhảy vào. Đa phần trường hợp bạn có thể góp ý, đề xuất hoặc hỗ trợ cho người hoặc phòng ban đang có trách nhiệm. Chỉ khi họ làm quá tệ bạn mới cần chủ động yêu cầu chuyển giao ownership.

2. Owner mindset — Đây cũng là công ty của tôi

Có thể coi Owner mindset là nghĩa rộng hơn của Ownership, mặc dù 2 từ này hay được dùng với ý giống nhau.

Bản thân tôi rất thích câu chuyện dưới đây, nó nói lên một tinh thần làm chủ không chỉ trên từng công việc cụ thể, mà còn là sự quan tâm sâu sắc hay tình yêu đối với công ty.

… Đó là một buổi sáng thứ bảy nóng bức tại Tasty Catering, một công ty phục vụ suất ăn tại bang Illinois, Mỹ. Khi thấy cậu thực tập sinh xếp nhầm hàng lên xe tải, người quản đốc tên là Steven đã quát mắng thậm tệ: “Đồ ngu. Cậu làm như thế à? Ngu đến thế là cùng.”

Chứng kiến cảnh đó, Hugo — một công nhân trẻ — đã la lên: “Này Steven, điều số hai” và chỉ lên tấm bảng trên tường. Trên tấm bảng là những giá trị cốt lõi của Tasty Catering, và điều số 2 là “Tôn trọng tất cả mọi người”. Steven đã giật mình và phải xin lỗi.

Tom Walter, CEO của Tasty Catering tình cờ có mặt lúc đó đã tới cảm ơn và động viên Hugo. Ông bắt tay, nói lời cảm ơn, và đặt vào tay anh tờ 20 đô. Hugo nhìn tờ giấy, nhìn Tom, đưa trả lại và nói: “Tom, đây cũng là công ty của tôi.”

Sau này dưới tay chèo lái của Tom, Tasty Catering nhận rất nhiều giải thưởng về môi trường làm việc tốt.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sửa Lỗi Font Khi Chuyển Từ Pdf Sang Word

Từ những việc đơn giản như tắt đèn tắt quạt khi ra về, mỉm cười với khách hàng, cho tới việc tiết kiệm chi phí công tác, giữ gìn hình ảnh công ty… có thể được đào tạo, đưa vào nội quy. Nhưng chỉ cần nhân viên quan tâm tới công ty thì họ sẽ tự làm những điều đó.

Đôi khi một nhân viên có tính chuyên nghiệp cao vẫn sẽ thể hiện ownership cho dù họ không gắn bó tình cảm với công ty. Họ vẫn sẽ làm việc tích cực và tạo ra kết quả tốt. Nhưng việc tư duy như một người làm chủ chỉ xuất hiện nếu người đó thật sự quan tâm về công ty như một phần ý nghĩa của cuộc sống. Sự khác biệt này thậm chí được ví như so giữa người trông trẻ với bố mẹ của đứa trẻ. Người tận tâm sẽ luôn hết mình để phát huy các giá trị của công ty, cả trong và ngoài công việc hàng ngày.

*

*

3. Owner mindset — Văn hoá và giá trị cốt lõi

Không cần phải bàn thêm về sức mạnh của một doanh nghiệp nếu các thành viên trong đó cùng làm việc hết mình với trách nhiệm cao vì mục tiêu chung.

Nhưng thật ra tất cả những điều này không có gì mới mẻ. Tôi trải qua nhiều môi trường startup và ở đâu tôi cũng thấy tinh thần làm việc như vậy, như một điều hiển nhiên. Tôi nghĩ nhiều người khi đọc bài viết này cũng sẽ nghĩ như vậy. “Ồ có gì mới lạ đâu?”. Tuy nhiên tôi nghĩ mọi giá trị kể cả hiển nhiên mức nào cũng cần được hệ thống hoá để duy trì.

Nhất là khi công ty càng đông người, càng nhiều phòng ban thì khí thế sống chết vì công việc cũng sẽ giảm dần.

Nếu bạn đã từng phải trải qua những môi trường có tính ownership thấp, nơi có không khí làm việc qua loa hời hợt, thụ động, kém trách nhiệm, hay đổ lỗi… thì bạn đã quá hiểu điều đó tệ đến mức nào.

Nếu bạn đi cùng doanh nghiệp của mình từ ngày đầu hừng hực khí thế, đến khi nhận thấy sự quan liêu xuất hiện, tính ownership trong công ty giảm dần, mọi người mất nhuệ khí và động lực chiến đấu, đó cũng là điều vô cùng đau đớn.

Owner mindset là thứ văn hoá phải được nuôi dưỡng và gìn giữ trở thành giá trị cốt lõi của tổ chức.

Vậy điều gì khiến người nhân viên phát huy owner mindset? Làm thế nào để bắt người nhân viên không sở hữu công ty lại nghĩ như một ông chủ được? Có phải đó chỉ là hô khẩu hiệu,

Xin dành nội dung này cho những bài viết tiếp theo. Tôi nghĩ rằng dù ở góc nhìn người lãnh đạo hay góc nhìn người nhân viên, đều còn khá nhiều điều hay có thể nói về Ownership.

Phần 2: Ownership – Gieo mầm và nuôi dưỡng sẽ nói về cách để một doanh nghiệp xây dựng văn hóa Ownership.

Xem thêm: Con Giáp Thứ 13 Là Gì, : Tin Tức Các Vụ đánh Ghen Mới Nhất

Các bạn không ở vị trí lãnh đạo có thể sẽ quan tâm đến phần 3: Ownership thực hành.

Chuyên mục: Hỏi Đáp