Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định làm người giám hộ.Điều kiện trở thành người giám hộ:Đối với cá nhân: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích.Đối với pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp, có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Bạn đang xem: Người giám hộ là gì

Nhu cầu tiêu dùng là nhu cầu thiết yếu có từ khi một người sinh ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự thực hiện công việc đó được. Những người chưa thành niên, người bị hạn chế nhận thức,… thì nhiều công việc họ không tự thực hiện được mà phải có người thay mặt họ thực hiện. Người thay mặt đó có thể là người giám hộ, người đại diện hợp pháp của họ. Sau đây, dựa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Luật Quang Huy xin giải đáp vấn đề người giám hộ là gì như sau:

Nội dung bài viết

4 Các trường hợp giám hộ4.1 Giám hộ đương nhiên4.2 Giám hộ được cử

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Người giám hộ là gì?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, tại Điều 46 có quy định về công việc giám hộ, từ đó ta cũng có thể hiểu khái quát được người giám hộ là gì. Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ) theo luật định, hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định làm người giám hộ.

Một người chỉ có thể được một người giám hộ. Nhưng theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, nếu thuộc trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu thì có thể có nhiều người giám hộ. Trên thực tế, khi xác định giám hộ cho người được giám hộ thì sẽ có hai hình thức là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. Và chỉ có giám hộ đương nhiên thì mới có trường hợp nhiều người cùng giám hộ cho một người.

*

Người giám hộ

Điều kiện để làm người giám hộ

Người giám hộ là cá nhân. Theo quy định tại Điều 49 BLDS thì cá nhân mà có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:

năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, 23 và 24 của BLDS.Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. Tuy nhiên, nếu người đó đã được xóa án tích về các tội trên thì vẫn có khả năng trở thành người giám hộ.Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Có bản án, quyết định Tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Người giám hộ là pháp nhân. Theo quy định tại Điều 50 BLDS thì cá nhân mà có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:

năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ. Nếu Điều lệ, nội quy hoặc mục đích thành lập khi đăng ký với cơ quan nhà nước của pháp nhân đó có quy định nhiệm vụ, chức năng giám hộ thì pháp nhân đó mới có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc giám hộ theo quy định tại Điều 86 BLDS.Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Tuy pháp luật không quy định cụ thể điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, nhưng ta có thể hiểu điều kiện này là các điều kiện về tài chính, vật chất và nhân lực để chăm sóc, giáo dục người được giám hộ. Khi cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì có thể trở thành người giám hộ đương nhiên hoặc được Tòa án xem xét chỉ định làm người giám hộ. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Các trường hợp giám hộ

Giám hộ đương nhiên

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 73 có quy định cha, mẹ là người đại diện hợp pháp theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi không còn cha mẹ, hoặc cả cha, mẹ đều không có đủ điều kiện làm người đại diện thì khi này mới xác định các giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử của con.

Người được giám hộ là người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 52 BLDS, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:

Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.Người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của BLDS:

2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

*

Người giám hộ

Theo đó, nếu trước khi bị mất năng lực hành vi dân sự mà người đó đã tự chọn người giám hộ rồi thì người được lựa chọn sẽ là người giám hộ. Chỉ khi người được chọn không đồng ý hoặc việc lựa chọn chưa lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì mới áp dụng quy định tại Điều 53 BLDS. Khi này, người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sửa Lỗi Bàn Phím Laptop Không Gõ được

Giám hộ được cử

Giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. Khi có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Việc cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. Và khi đó, Ủy ban nhân dân phải lập dưới dạng văn bản cử người giám hộ, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Nếu không đồng ý, Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án phải xem xét cử người giám hộ khác.

Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Nếu người đó trước khi cần giám hộ đã lựa chọn người giám hộ và người được chọn cũng đồng ý thì người được lựa chọn là người giám hộ cho họ. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ. Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không có giám hộ đương nhiên mà chỉ xác định người giám hộ theo quyết định của Tòa án. Từ Quyết định của Tòa án sẽ có quy định rõ ai là người giám hộ, người giám hộ phải thực hiện những quyền, nghĩa vụ gì.

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

Người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lý tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám hộ. Yêu cầu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ. Cụ thể:

Thực hiện việc chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.Quản lý tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Các giao dịch về mua bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho tài sản của người được giám hộ sẽ không được phép giao dịch. Ngoài ra, các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: Đại diện cho người được giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ. Ngoài các giao dịch mà người được giám hộ được tự mình thưc hiện theo pháp luật, người giám hộ là đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tố tụng.

Quyền của người giám hộ được quy định tại Điều 57 BLDS, ngoài ra có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử người giám hộ hoặc từ quyết định của Tòa án. Theo đó, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ, được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi mà người được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ sẽ thay mặt người được giám hộ thực hiện các hành vi pháp lý trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.

Bên cạnh đó, nếu người giám hộ không còn đủ điều kiện để thực hiện việc giám hộ ( có thể đã chết, mất tích, pháp nhân chấm dứt tồn tại,…) thì người giám hộ có thể bị thay đổi. Hoặc người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được pháp luật quy định là người giám hộ đương nhiên khác tuần tự thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì cử người giám hộ như theo quy định giám hộ được cử.

Xem thêm: Jav Là Gì – Bí ẩn Về Jav Không Phải Ai Cũng Biết

Trên đây là những phân tích pháp luật quy định vấn đề người giám hộ là gì. Nếu có thắc mắc hay mong muốn trợ giúp, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp