1. Trình bày được các định nghĩa về ecgônômi, nguyên tắc cơ bản, vai trò và nhiệm vụ của ecgônômi2. Trình bày được các tổn thương thường gặp liên quan đến ecgônômi3. Trình bày được các biện pháp dự phòng tác hại của ecgônômi

Bạn đang xem: Ecgonomi là gì

*

EcgônômiMục tiêu Sau khi học bài này, sinh viên có khả năng1. Trình bày được các định nghĩa về ecgônômi, nguyên tắc cơ bản, vai trò và nhiệm vụ củaecgônômi2. Trình bày được các tổn thương thường gặp liên quan đến ecgônômi3. Trình bày được các biện pháp dự phòng tác hại của ecgônômiNội dung1. Đại cương Ecgônômi là gì? ecgônômi phụ thuộc vào công việc mà bạn đang thực hiện. Một ngườibán thực phẩm đã thiết kế vỉ cát-tông đựng vừa khít các quả trứng để tránh dập, vỡ, nhưng đốivới con người thì không giống với quả trứng, con người luôn luôn vận động, di chuyển. Theo Tổ chức lao động của Mỹ mô tả ecgônômi là nghiên cứu về công việc nhằm làmtăng hiệu quả của lao động, nhưng thực tế có rất nhiều vấn đề phức tạp và gây ra rất nhiều rủiro cho những người lao động khi họ đang sử dụng dụng những phương tiện lao động gây ranhững tổn thương cho họ ở vị trí làm việc. Hay nói cách khác ecgônômi là làm tăng năng xuất lao động. Thực tế là phấn đấu để tăngnăng suất thường đẩy những người lao động đến bị tai nạn thương tích trong quá trình lao động,bởi vì muốn tăng năng suất lao động thì người lao động phải tăng tốc độ, công việc phải lặp đilặp lại nhiều lần trong ca lao động, tăng gánh nặng lao động tĩnh, bị stress do các yếu tố nguy cơlàm việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động. Nếu bạn nằm trong một vị trí nào đó của dâychuyền công việc, bạn sẽ không thể phá vỡ được dây chuyền đó, bạn phải theo dây chuyền đó,tư thế làm việc của bạn sẽ không tốt hoặc do tay nghề của bạn còn non kém, bạn sẽ có nguy cơbị tai nạn thương tích do quá trình lao động gây ra. Ecgônômi là từ ghép, có nguồn gốc từ chữ Hy-lạp “Ergon” có nghĩa là “làm việc” và“nomos” có nghĩa là “luật” tự nhiên hoặc hệ thống tự nhiên, “sự phù hợp giữa nhiệm vụ với conngười”. Theo Etienne Grandjean, mục đích chính của ecgônômi là đánh giá lạc quan về chứcnăng của một hệ thống bằng sự điều chỉnh điều kiện phương tiện làm việc phù hợp với khảnăng và nhu cầu của con người. “Sự phù hợp của người lao động đối với công việc chứ không phải sự phù hợp công việcđối với người lao động” – Sự phù hợp công việc đối với người lao động thông qua việc thiết kế nhiệm vụ và quitrình làm việc – Sự phù hợp của người lao động đối với công việc thông qua việc sử dụng các qui trìnhsắp xếp việc làm thích hợp và đào tạo. – Ecgônômi là bộ môn khoa học liên ngành (vệ sinh và an toàn lao động, nhân trắc học,sinh lý học, tâm lý học, thẩm mỹ học) nghiên cứu sự thích nghi của con người với điều kiện vàphương tiện làm việc, nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, lao động có hiệu quả và an toàn. – Ecgônômi là một môn khoa học thiết môi trường và sản xuất để giúp cho người laođộng sử dụng. – Theo Webster’s New World Dictionary định nghĩa ecgônômi là nghiên cứu các vấn đềcủa con người thích hợp với môi trường của họ; đặc biệt các nhà khoa học nghiên cứu người laođộng thích nghi với công việc hoặc các điều kiện lao động phải phù hợp với người lao động. Nói một cách khác ecgônômi như là một công cụ thiết kế các ơhương tiện, vị trí laođộng… phù hợp với con người hơn là làm cho con người thích hợp với phương tiện, vị trí laođộng ấy. Hiểu lầm về ecgônômi sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho người lao động. Cókiến thức cơ bản về ecgônômi giúp bạn phòng được những tác hại đến sức khỏe và phòng tainạn thương tích. Khi có kiến thức về ecgônômi sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm việc và cảm giácdễ chịu hơn là ngồi đợi cho đến khi thảm hoạ xảy ra.2. Nguyên tắc cơ bản của ecgônômi Tất cả mọi hoạt động trong quá trình lao động phải thoải mái, an toàn và đảm bảo sứckhỏe cho người lao động. Nếu mọi hoạt động trong quá trình lao động không thoải mái, gò bó,gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dễ gây ra tai nạn lao động.3. Vai trò của ecgônômi Khi có kiến thức về ecgônômi sẽ giúp: 1) Sức khỏe tốt hơn 2) Cải thiện được tư thế cơ thể 3) Giảm nghỉ không có lý do chính đáng 4) Giúp giảm: – Stress – Mệt mỏi – Căng thẳng mắt – Đau đầu – Nhìn mờ – Đau lưng – Đau cổ 5) Tổ chức việc làm giúp tăng năng xuất 6) Giúp phòng tổn thương căng thẳng do công việc lặp đi lặp lại hoặc hội chứng đườnghầm xương cổ tay 7) Luôn luôn tìm giải pháp để thực hiện công việc lặp đi lặp lại và thực hiện các nhiệmvụ đòi hỏi dùng sức lực.4. Nhiệm vụ của ecgônômi4.1. Phòng tai nạn lao động Thiết kế môi trường lao động thoải mái, hợp lý, có các bộ phận che chắn an toàn, dụngcụ lao động phù hợp với người lao động, dụng cụ đơn giản, không sử dụng máy móc, công cụlao động quá cồng kềnh, để tránh tai nạn lao động, hỏng hóc.4.2. Phòng mệt mỏi Thiết kế phạm vi lao động phù hợp với tầm nhìn, xây dựng chế độ lao động, nghỉ ngơihợp lý, tránh gây căng thẳng thần kinh tâm lý và gây mệt mỏi thị giác.4.3. Phòng tổn thương cơ xương khớp Lực cơ học tác động lên cơ, xương, khớp ở vùng thắt lưng, khi thiết kế công việc mangvác phải đảm bảo các lực này không ảnh hưởng và gây tổn thương lên cơ xương khớp vùng thắtlưng. Loại trừ tư thế lao động bất tiện như vặn xoắn người, với quá xa, cúi thấp nhặt dụngcụ… Loại trừ các công việc làm bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động.5. Các tổn thương liên quan đến ecgônômi5.1. Những tổn thương ở tay và cổ tay5.1.1. Hội chứng đường hầm xương cổ tay (carpal tunnel syndrome – CTS) Hội chứng đường hầm xương cổ tay là do sự chèn ép lên dây thần kinh giữa ở cổ tay. Đường hầm xương cổ tay là ống xương bàn tay nằm ở phía bên ngoài của cổ tay có dâythần kinh giữa đi qua. Sự chèn ép lên dây thần kinh này do dây chằng ngang cổ tay khi chuyển động dẫn đếnđau cổ tay, tê cóng và cảm giác nhoi nhói ở bàn tay, buổi tối có cảm giác đau dai dẳng như ki ếnbò, nắm không chặt và có cảm giác không phối hợp được. Hội chứng này thường gặp ở cả nam và nữ nhưng tỷ lệ nữ so với nam là 3/1; lứa tuổihay gặp là từ 30 đến 50 tuổi. Hội chứng này thường hay gặp ở những người làm việc bằng taylặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động, như ở những người thu tiền bằng máy thu tiền, lắpráp, đóng gói thịt, đánh máy chữ, kế toán… Điều trị hội chứng đường hầm xương cổ tay tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh. ở giai đoạnsớm, hôi chứng này có thể điều trị khỏi và người lao động phải thay đổi công việc, loại bỏ cácgắng sức ở cổ tay, ding thuốc chống viêm. ở giai đoạn vừa phải, đặc biệt khi có cảm giác têcóng và đau liên tục ở cổ ty và bàn tay phải tiêm cortisone vào đường hầm xương cổ tay đểgiảm đau. Phẫu thuật hội chứng đường hầm xương cổ tay chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa bịthất bại. Những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, đặc biệt ở những bệnh nhân quá yếu hoặc bị teocơ thì phải điều trị ngoại khoa sớm. Hội chứng đường hầm xương cổ tay không thể điệu trịkhỏi hoàn toàn bởi vì nó là nguyên nhân gây ra tổn thương thần kinh tiềm tàng.5.1.2. Tổn thương sụn gân tam đầu Sụn gân tam đầu giống như sụn ở đầu gối, nó hay bị rách và có rất ít máu cung cấp chonó. Lý do gây ra tổn thương thường là do bị vỡ tổ chức bị gãy đi gãy lại nhiều lần và kích thíchkhớp. Đối với tổn thương này có 3 cách điều trị: không cần phải điều trị gì, điều trị bảo tồn vàphẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm cố định khớp không cho vận động hoặc tiêm cortisone vàovùng tổn thương. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và vật lý trị liệu thường không có hiệuquả. Mặc dù bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn nhưng vẫn đau dai dẳng thì phải phẫu thuậtnội soi khớp để cắt bỏ những mô hoại tử ở chỗ bị rách và làm cho chỗ rách phẳng nhẵn lại,thường cho kết quả rất khả quan. Phẩu thuật nội so thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ ở nhữngbệnh nhân ngoại trú bị tổn thương hai hoặc ba vị trí nhỏ ở khớp cổ tay. Đôi khi, sụn khớp có thểtự lành.5.1.3. Viêm khớp ngón tay cái Đây là tổn thương tại chỗ hay gặp nhất trong tổn số bệnh nhân bị tổn thương ở bàn taydo nghề nghiệp hàng năm.

Xem thêm: Bond Là Gì – Nghĩa Của Từ Bond

Xem thêm: Giá Căn Hộ Vinhome Central Park, Bán Căn Hộ Vinhomes Central Park

Đối với viêm khớp này không có biện pháp điều điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có 3 cáchđể điều trị: không cần phải điều trị gì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Phẫu thuật: là phương sách cuối cùng khi điều trị bảo tồn bị thất bại, bao gồm thay khớpở những bệnh nhân có tổ chức cơ thể bình thường và những bệnh nhân bị viêm xương khớp kíchthích, thay thế khớp bằng lấy dây chằng khớp cuộn tròn lại thành quả cầu, có tác dụng như mộtmiếng đệm và một phần của nó được sử dụng làm dây chằng. Đồng thời lấy một số mô tổnthương nhỏ ở khớp ngón cái và ở cổ tay để cấy mô. Sau khi phẫu thuật xong phải cố định tayđến nách và đặt nẹp cố định trong 2 tuần, sau đó băng chéo ngón tay cái 2 tuần và phải giữ nẹptrong 2 tháng với mục đích tháng đầu trả lại vận động của ngón cái, tháng thứ hai trả lại sứcmạnh cho ngón cái, Như vậy điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật cần 3 tháng. Tỷ lệbệnh nhân thành công sau phẫu thuật rất cao.5.1.4. Bệnh Dupuytren Bệnh Dupuytren là bệnh có tính chất di truyền khởi đầu bao gồm tổn thương gân bàn tayvà phần kéo dài của gân bàn tay đến đầu ngón tay. Thay đổi về giải phẫu bệnh lý đầu tiên của bệnh này là tổ chức bề mặt của lòng bàn taydày lên, có các dải giống như băng co rút lại, và thậm chí gây co cứng các khớp ngón tay.. Đôikhi, bệnh này có sự kết hợp với các bệnh khác như đái tháo đường, động kinh, nghiện rượu. Một số yếu tố góp phần quan trọng làm bệnh tăng lên: tiền sử gia đình là một trongnguyên nhân làm bệnh sớm phát triển, và sự hiện diện mắc thêm một bệnh khác như ở vùng bànchân. Những yếu tố này góp phần làm bệnh tăng lên và chắc chắn là phải phẫu thuật ở tuổi còntrẻ. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và tuổi mắc bệnh này thường ở tuổi từ 40 đến 60tuổi. 65% người mắc bệnh Dupuytren có các bệnh khác song song kèm theo ở vùng chân, vùngmắt ngoài của bàn tay, và các tổ chức xơ khác. Bệnh tiến triển chậm có những giai đoạn bệnhngừng tiến triển tạm thời, hoặc thậm chí có giai đoạn bệnh tiến triển rất nhanh. Sau đó xuấthiện các u nhỏ, và có xu hướng kết thành từng nhóm nhỏ dính vào dây chằng, dẫn đến sự cocứng các khớp ở ngón tay và khớp cổ tay. Da vùng tổn thương bị tổ chức này xâm nhập. Điều trị ban đầu không cần phải phẫu thuật. Điều trị bao gồm xem xét sự tiến triển củabệnh. Khi bệnh chưa có biểu hiện đau, không cần phải cắt các u nhỏ hoặc các bó sợi, chỉ phẫuthuật cắt u hoặc bó sợi khi có sự co cứng cố định khớp. Nếu co cứng gây ra khó chịu hoặc các uhạt nhỏ gây đau hoặc co cứng khớp cổ tay quá 300 hoặc có bất kỳ co cứng khớp ngón tay nào,chúng ta phải phẩu thuật loại bỏ bó xơ này. Phẫu thuật này bao gồm cắt bỏ cân cơ lòng bàn tay,ngón tay rồi ghép mô ngón tay. Về lâu dài thường cho kết quả điều trị tốt.5.1.5. Bệnh De Quervain Bệnh De Quervain là bệnh gây sưng tấy bao gân mà dây thần kinh ngoại biên đi qua cổtay. Bao gân này đi qua đường hầm bót chặt gân xuống xương và bị sưng tấy lên chèn ép vàothần kinh ngoại biên đi qua đường hầm này và dẫn đến đau. Bệnh này có 3 hướng điều trị:không cần điều trị, điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Khi điều trị bảo tồn bị thất bại, phẩu thuật làm giảm bớt sự chèn ép gây bằng cách mởrộng bằng những vết rạch nhỏ dưới sự gây tê tại chỗ. Tỷ lệ thành công rất cao. Điều trị bảo tồn bao gồm giảm bớt sự vận động, sử dụng băng ngón tay cái và chườm đávà sau đó nếu có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Mặc dù đã sử dụng cách điều trị trênnhưng bệnh nhân vẫn còn đau thì chúng ta có thể dùng cortisone để tiêm. Chú ý là không đượctiêm cortisone quá 3 đợt trong một năm ở cùng một vị trí tổn thương.5.1.6. Chấn thương vỡ xương lòng bàn tay Đây là chấn thương dây chằng làm bật xương ra khỏi dây chằng. Chấn thương hay gặplà một mẩu xương ở đốt ngón tay giữa bị bật ra ngoài khỏi xương lòng bàn tay và gây rách dâychằng và sau khi khỏi tạo thành sẹo dân đến sưng tấy mãn tính ở một bên khớp. Không được cử động bàn tay bị chấn thương trong một vài ngày và đặc biệt khi lao độngkhông được tác động lên khớp này. Khớp giữa của ngón tay hay bị cứng lại do vậy tập vận độngsớm khớp này là rất quan trọng tránh dính khớp, cứng khớp.5.2. Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại5.2.1. Thế nào là chấn thương căng thẳng lập đi lặp lại Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại là một chấn thương xảy ra ở nhiều bộ phận nhưbàn tay, cổ tay, cánh tay, cổ, thắt lưng và vai. Các bác sĩ về y học lao động gọi đây là “chấnthương nghề nghiệp lâu dài” hoặc “chấn thương cộng dồn” do lao động bằng tay lặp đi lặp lạinhiều lần trong ca lao động. Triêu chứng của chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại (repetitive strain injury) bao gồmtê cóng ngón tay, cảm giác châm kim, không chịu đựng nổi, rùng mình, vụng về, mất cảm giác,cảm giác nặng nề và đau. Đây là những dấu hiệu báo động có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào ởbàn tay, tay, vai và cổ. Các cơ, dây chằng và dây thần kinh cũng có thể bị tổn thương. Chấn thương chung nhấtbao gồm hội chứng đường hầm xương cổ tay, hội chứng đường hầm xương trụ, viêm lồi cầu,bệnh De Quervain, ngón tay cò song, viêm gân nhị đầu, viêm gân cơ quay, hôi chứng thoát vị lồngngực , bệnh Raynaud và các bệnh khác.5.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại 1) Không biết các dấu hiệu hoặc các yếu tố nguy cơ chấn thương 2) Sử dụng máy tính trên 2 giờ hoặc làm các công việc bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lầntrong ngày 3) Làm việc miệt mài trên máy tính (chơi game, thời hạn phải hoàn thành công việc, viếtbáo cáo) 4) Không nghỉ giải lao thường xuyên 5) Làm việc với sức ép cao (stress) 6) Thiếu sự kiểm soát về tốc độ hoặc gánh nặng công việc (làm việc cao điểm, thời gianphải hoàn thành công việc, chỉ tiêu) 7) Buồn chán, cáu giận hoặc thiếu quyết đoán 8) Tư thế làm việc xấu 9) Ngồi làm việc trong thời gian dài 10) Lao động tĩnh (giữa một vật trong một thời gian dài, giữ chute máy tính trong luc khởiđộng màn hình…) 11) Gấp khớp khuỷu trong một thời gian dài 12) Kỹ thuật tồi (vặn xoắn cổ tay hoặc cổ tay không cử động, cẳng tay hoặc khớp khuỷukhi sử dụng bàn phím hoặc sử dụng chuột máy tính không đúng kỹ thuật) 13) Vị trí làm không tốt (như bàn tính để quá cao hoặc quá thấp…) 14) Ghế ngồi làm việc không đạt tiêu chuẩn (ghế quá cao, hoặc quá thấp, không có chỗđể tựa lưng…) 15) Nơi làm việc nguy hiểm 16) Móng tay quá dài 17) Hút thuốc 18) Bðo phì 19) Khớp uốn quá mức 20) Mỏi, đau cơ 21) Thiếu rèn luyện thường xuyên 22) Bàn tay bị lạnh 23) Kính đeo không đúng số hoặc không được chẩn đoán xác định các vấn đề của mắt 24) Viêm khớp, đái thoát đường, bệnh tuyến giáp, có thai, mãn kinh và các bệnh khác 25) Tay cử động quá mức như chơi đàn, làm vườn, thợ mộc, nghề thêu ren, chơi bâu-ling,chơi bóng chày và chơi game.5.2.3. Các dấu hiệu chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại 1) Yếu 2) Mệt mỏi 3) Thiếu tính nhẫn nại 4) Cảm giác ngứa ran, tê cóng, hoặc mất cảm giác 5) Cảm giác nặng nề 6) Vụng về 7) Khó nắm hoặc xoè bàn tay 8) Khó làm 9) Sử dụng bàn tay khó khăn (lật trang giấy, xoay quả đấm cửa…) 10) Lắc bàn tay khó 11) Cầm, nắm, mang các đồ vật khó 12) Bàn tay không muốn cử động 13) Mất ngủ do đau khớp cổ tay hoặc tê cóng bàn tay, đặc biệt vào buổi sáng 14) Không điều khiển bàn tay hoặc phối hợp hoạt động 15) Bàn tay lạnh 16) Thường phải tự xoa bóp bàn tay 17) Cài cúc áo khó khăn hoặc đeo đồ trang sức khó khăn 18) Cơn rùng mình 19) Không dám chơi thể thao sau khi đã chơi một lần 20) Đau hoặc nhức nhối cổ tay6. Biện pháp dự phòng6.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh – Loại trừ các lực tác động lên cơ, xương khớp ở vùng thắt lưng như giảm cân nặng củavật nâng, nhấc; giảm chiều cao của điểm bốc xếp trên các kệ; giảm tần suất nâng vật nặngtrong ca lao động – Cơ giới hoá hoặc tự động hoá việc nâng các kiện hàng, xếp dỡ – Chiều cao của dụng cụ, thiết bị, vật liệu phải để cách sàn nhà tối thiểu 70cm để hạnchế cúi thấp. – Để vật liệu, sắp xếp các bộ phận điều khiển ở vùng phía trước mặt, nằm trong vùngdễ tiếp cận vận động và hạn chế với tối đa về phía trước.6.2. Biện pháp cá nhân – Nghỉ giải lao thường xuyên, trong lúc giải lao phải đi bộ hoặc xem phim; đối vớinhững người làm việc máy tính không được chơi trò chơi điện tử khi trong thời gian giải laohoặc vào các trang web. Khi làm việc ở trong những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn thương thìthời gian làm việc trên máy tính không được quá 2 giờ/ngày. – Điều chỉ vị ngồi làm việc thuận tiên cho bản thân. Khi làm việc máy tính, màn hình máyvi tính phải ở phía trước mặt, cạnh trên của màn hình phải ngang với mắt. Bàn phím và chuột ởvị trí thích hợp làm sao cho hai vai ở tư thế thả lỏng. – Ngồi tư thế thẳng lưng, ghế ngồi làm việc phải có tựa lưng giúp cho lưng chúng ta ngồiluôn luôn ở tư thế thẳng đứng – Khi làm việc phải thực hiện theo đúng qui trình kỹ thuật, không bao giờ để cổ tay trênmặt bàn khi không làm việc – Thời gian nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính: làm việc 20 phút nghỉ giải lao từ 5đến 10 phút và hạn chế thời gian làm việc trên máy tính. – Thường xuyên rèn luyện thân thể nhất là đối với hệ tim mạch – Tập các bài tập thể dục về nâng cao sức mạnh và dẻo dai đối với nửa trên của cơ thểvà các bài tập thư giãn. – Thường xuyên phải thư giãn, giải lao trong khi làm việc trên máy tính hoặc trong dâychuyền sản xuất bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động. – Không được phép làm việc trên máy tính, trên các dây chuyền sản xuất làm việc bằngtay lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc các hoạt động đòi hỏi sử dùng quá sức đối với bàn tay nếu nhưbạn đang bị đau tay, mỏi tay hoặc tay bị đau nhức nhối. – Tránh sử dụng chuột hoặc con lăn của chuột máy tính, nên sử dụng bấm bàn phím khicó các dấu hiệu đau cổ tay, mỏi tay và nhức tay.

Chuyên mục: Hỏi Đáp