Đầu tư vào Tài sản tài chính – Investment in Financial assetsĐầu tư vào Tài sản tài chính – Investment in Financial assets

Khi một công ty mua chứng khoán (cổ phiếu / trái phiếu) của một công ty khác, cách ghi nhận kế toán cho những khoản đầu tư này phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng, kiểm soát của công ty đi đầu tư với công ty nhận đầu tư. Khi công ty đi đầu tư không có ảnh hướng gì (thường là khi khoản đầu tư tương ứng với Đầu tư vào tài sản tài chính (Investment in Financial assets) – khác với các loại đầu tư như đầu tư vào công ty liên kết (investment in associate), hợp tác kinh doanh (joint venture), công ty phục vụ mục đích đặc biệt (special purpose vehicle – SPE).

Bạn đang xem: Amortized cost là gì

*

Vì vậy, bất kỳ khoản đầu tư vào trái phiếu của một công ty khác mà không trao nhận quyền sở hữu, và khoản đầu tư nhỏ (không có tầm ảnh hưởng) vào cổ phiếu của một công ty khác, đều được coi là Đầu tư vào Tài sản tài chính.

Có 4 cách phân loại cho những khoản Đầu tư vào Tài sản tài chính:

Nắm giữ đến ngày đáo hạn (held-to-maturity)Nắm giữ để kinh doanh (held-for-trading)Sẵn sàng để bán (available-for-sale)Ghi nhận ở giá trị hợp lý (designated-at-fair-value / fair-value-through-profit-and-loss)

Mỗi cách phân loại đều có cách ghi nhận riêng về giá trị (reported value), thu nhập (income), lãi/lỗ đã thực hiện (realized gain/loss), và lãi/lỗ chưa thực hiện (unrealized gain/loss):

1. Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn (Held-to-Maturity):

Đây là trái phiếu mà nhà đầu tư có ý định, và có khả năng nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trên thực tế, nếu một công ty ghi nhận khoản đầu tư trái phiếu là nắm giữ đến ngày đáo hạn, rồi sau đó bán phần lớn khoản đầu tư này đi trước khi nó đáo hạn, họ có thể sẽ bị cấm sử dụng loại hình đầu tư này trong nhiều năm. Lưu ý là điều này áp dụng kể cả khi trái phiếu đó được tích hợp với quyền chọn bán (put option) hay quyền chọn chuyển đổi (conversion option), và những quyền chọn này được thực hiện trước khi đáo hạn.

Trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận trên Balance sheet bằng giá trị lịch sử (historical cost), và tất cả phần chiết khấu (discount) hay thặng dư (premium) bị khấu hao xuyên suốt qua thời gian sử dụng còn lại của trái phiếu. Giá trị này gọi là giá trị sau khấu hao (amortized cost). Vì trái phiếu loại này không được ghi nhận ở giá trị hợp lý, nên sẽ không có bất kỳ khoản lãi/lỗ chưa thực hiện nào. Thu nhập từ lãi (coupon payment + amortized discount – amortized premium) được ghi nhận trong income statement. Lãi/lỗ đã thực hiện chỉ xảy ra khi trái phiếu được bán trước ngày đáo hạn (rủi ro bị cấm/phạt cao), và được ghi nhận trong Income statement.

Công thức để tính lãi/lỗ đã thực hiện:

Realized gain/loss = Sale price (net of selling costs) – Amortized cost

hay

Lãi/lỗ đã thực hiện = Giá bán (đã trừ chi phí bán hàng) – Giá trị sau khấu hao

Vì phần chiết khấu (discount) hay thặng dư (premium) đã hoàn toàn bị khấu hao hết tại thời điểm đáo hạn, sẽ không có bất kỳ khoản lãi/lỗ đã thực hiện (realized gain/loss) nào nếu trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn.

2.Chứng khoán nắm giữ để kinh doanh (Held-for-Trading Securities):

Chứng khoán nắm giữ để kinh doanh hay còn gọi là chứng khoán kinh doanh, là những khoản đầu tư vào trái phiếu / cổ phiếu với mục đích kinh doanh ngắn hạn, thường là trong vòng 3 tháng kể từ ngày mua. Những khoản này được ghi nhận trên balance sheet ở giá trị hợp lý (fair market value), do đó sẽ nhiều khả năng có lãi/lỗ chưa thực hiện (unrealized gain/loss) do việc thực hiện đánh giá lại vào ngày lập báo cáo.

Xem thêm: Reroll Là Gì – Rerolling Là Gì, Nghĩa Của Từ Rerolling

Tất cả những chênh lệch về giá trị có thể của loại chứng khoán này đều được ghi hết vào Income statement:

Lãi/lỗ chưa thực hiện được ghi nhận vào income statement. Thu nhập từ lãi (coupon) hoặc cổ tức (dividend) cũng ghi trong income statementVà khi chứng khoán này bị bán đi, phần lãi/lỗ đã thực hiện cũng được ghi ở income statement luôn.

Công thức cho lãi/lỗ đã thực hiện:

Realized gain/loss = Sale price (net of selling costs) – Carrying value

hay

Lãi/lỗ đã thực hiện = Giá bán (đã trừ chi phí bán hàng) – Giá trị còn lại trên sổ sách

Công thức tính lãi/lỗ chưa thực hiện:

Unrealized gain/loss = Fair market value – Carrying value

hay

Lãi/lỗ chưa thực hiện = Giá trị hợp lý – Giá trị còn lại trên sổ sách

Giá trị còn lại trên sổ sách (carrying value) bằng giá mua trong quá khứ điều chỉnh cho khấu hao (amortization).

3.Chứng khoán sẵn sàng để bán (Available-for-Sale Securities):

Chứng khoán sẵn sàng để bán là trái phiếu / cổ phiếu mà công ty có ý định nắm giữ lâu dài (mặc dù họ có thể bán bất cứ lúc nào). Loại này được ghi nhận trên balance sheet ở giá trị hợp lý (fair market value), nên nhiều khả năng sẽ có Lãi/lỗ chưa thực hiện (unrealized gain/loss) do việc đánh giá lại tại ngày lập báo cáo:

Công thức tính lãi/lỗ chưa thực hiện:

Unrealized gain/loss = Fair market value – Carrying value

hay

Lãi/lỗ chưa thực hiện = Giá trị hợp lý – Giá trị còn lại trên sổ sách

Khác với Chứng khoán kinh doanh, khoản Lãi/lỗ chưa thực hiện của Chứng khoán sẵn sàng để bán sẽ KHÔNG được ghi nhận trên income statement, mà sẽ đi thẳng vào Vốn chủ sở hữu (Equity) (sau khi trừ thuế) như một phần của Other comprehensive income – OCI. Thu nhập từ lãi hoặc cổ tức vẫn được ghi ở income statement. Lãi/lỗ đã thực hiện (realized gain/loss) khi chứng khoán được bán đi cũng ghi vào income statement.

Lưu ý, vì lãi/lỗ chưa thực hiện không đi qua Income statement mà đi thẳng vào Vốn chủ sở hữu trong balance sheet; khi bán những khoản này phải được đảo ngược lại (reversed) bằng cách loại nó ra khỏi OCI, và điều chỉnh ở trong Income statement. Do đó, công thức cho lãi/lỗ đã thực hiện là:

Realized gain/loss = Sale price (net of selling costs) – Adjusted purchase price

hay 

Lãi/lỗ đã thực hiện = Giá bán (đã trừ chi phí bán hàng) – Giá mua sau khi điều chỉnh

(Giá mua sau khi điều chỉnh bằng giá mua trong quá khứ điều chỉnh cho bất kể khoản lãi/lỗ đã thực hiện nào (vd: khấu hao) được ghi nhận kể từ ngày mua).

Xem thêm: Ajax — Sự Khác Biệt Giữa Axios Và Fetch Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Axios Và Fetch Là Gì

4.Chứng khoán ghi nhận tại giá trị hợp lý (Designated-at-Fair-Value / Fair-Value-through-Profit-and-Loss):

US GAAP gọi loại này là designated-at-fair-value còn IFRS thì gọi là fair-value-through-profit-and-loss. May mắn thay, cách ghi nhận của chúng giống nhau, và giống với chứng khoán kinh doanh: balance sheet ghi nhận giá trị hợp lý, còn thu nhập từ lãi hay cổ tức, lãi/lỗ đã thực hiện lãi/lỗ chưa thực hiện đều ghi nhận ở Income statement.

Tóm lại, các bạn chỉ cần nhớ cái Bảng tổng hợp này:

Cách ghi nhận Kế toán
Phân loạiChứng khoánGiá trị trên Balance SheetIncomeRealized Gain/ LossUnrealized Gain / Loss
Held-to-MaturityBondAmortized costIncome statementIncome statementN/A
Held-for-TradingStock / BondFair market valueIncome statementIncome statementIncome statement
Available-for-SaleStock / BondFair market valueIncome statementIncome statementEquity (OCI)
Designated-at-Fair-Value/Fair-Value-through-Profit-and-LossStock / BondFair market valueIncome statementIncome statementIncome statement

(Bài viết được tham khảo từ bài viết gốc tại đây)

Chuyên mục: Hỏi Đáp