ISO 9001 là tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ được áp dụng trong mọi nghành nghề, ở mọi quy mô. Việc doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 9001 có nghĩa là họ đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả và đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng trong việc mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Bạn đang xem: Iso 9001 là gì làm thế nào để anh/chị áp dụng tiêu chuẩn iso 9001 cho công việc của anh chị
Chứng nhận ISO 9001 mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và doanh nghiệp như:
– Năng suất lao động tăng. Hiệu quả công việc được cải thiện. Giá thành giảm do tiết kiệm được các khoản chi phát sinh không đáng có.
Những lợi ích to lớn không thể phủ nhận trên đây giải thích cho việc vì sao các doanh nghiệp đều muốn có được “tấm vé ISO”.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 9001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Việc thực hiện ISO trên thực tế không đòi hỏi quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự trình độ cao mà mục đích chính là nhằm tạo ra một hệ thống cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ổn định và phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng thành công và đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận ISO.
Vì sao việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn?
Dưới đây là 3 nguyên nhân cơ bản khiến việc áp dụng ISO 9001 tại các doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm: Trip Là Gì
Tâm lý “ngại” thay đổi để thích nghi với cái mới
Trước cơ hội áp dụng một tiêu chuẩn hoàn toàn mới mẻ, doanh nghiệp sợ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu. Chính “sức ì” tâm lý quá lớn đã ăn sâu vào tiềm thức khiến doanh nghiệp “ngại” thay đổi và bằng lòng với những gì mình đang có.
Giải pháp: Điều này hoàn toàn có thể được khắc phục ngay-và-luôn bằng cách tham gia vào các khóa học về quản lý chất lượng hoặc thuê các công ty tư vấn ISO 9001 chuyên nghiệp.
Trong thực tế, việc xây dựng thói quen thực hiện công việc một cách có kế hoạch, tuân thủ các quy định mà tiêu chuẩn ISO yêu cầu và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian.
Đối với doanh nghiệp, việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp và không hề đơn giản. Điều này khiến việc so sánh và đánh giá giữa thực trạng hệ thống của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn ISO 9001 trở nên thiếu khách quan.
Vai trò của người lãnh đạo chưa được chú trọng
Quá trình áp dụng ISO 9001 mang đến cơ hội để Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận và hệ thống lại công tác quản lý của mình trong suốt thời gian qua. Đối với những công việc đã hoàn thành tốt thì sẽ tiêu chuẩn hóa bằng những quy trình, quy định và hướng dẫn cụ thể. Còn với những công việc chưa hiệu quả hoặc có vấn đề thì Ban lãnh đạo sẽ cùng các bộ phận có liên quan ngồi lại với nhau để xem xét và cùng nhau tìm ra giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Do đó, để làm được những công việc này thì đòi hỏi Ban lãnh đạo mỗi doanh nghiệp cần đầu tư công sức và thời gian để phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp giữa các bộ phận, thay vì uỷ thác cho một nhân viên hoặc bộ phận nào đó.
Lời kết
Trên đây chỉ là 3 trong số những nguyên nhân rất tiêu biểu nói lên thực trạng khó khăn của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 tại Việt Nam.
Xem thêm: Json.stringify là gì
Để khắc phục những yếu điểm này, doanh nghiệp cần phải được tư vấn ISO để có được những hiểu biết đầy đủ, chính xác và khách quan phù hợp với đơn vị của mình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp