BÀI 10: GIẢM PHÂN

Giảm phân là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân.

Diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của giảm phân I.

Bạn đang xem: Giảm phân là gì

Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: đầu, giữa, sau và cuối.

I. Lý thuyết

1. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I

*

Diễn biến của các kì trong giảm phân I

Các kì

Hình ảnh

Diễn biến

Kì trung gian I

*

– NST ở dạng sợi mảnh

– NST tự nhân đôi dính với nhau ở tâm động

Kì đầu I

*

– Các NST kép xoắn và co ngắn

– Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo

Kì giữa I

*

– Các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra

– Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo

Kì sau I

*

Các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào

Kì cuối I

*

– Hình thành 2 tế bào con có bộ NST là nkép

2. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II

*

Diễn biến của các kì trong giảm phân II

Các kì

Hình ảnh

Diễn biến

Kì đầu II

*

Các NST kép đơn bội co ngắn lại

Kì giữa II

*

Các NST kép đơn bội xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

Kì sau II

*

Các NST đơn trong cặp NST kép đơn bội phân li về 2 cực của tế bào

Kì cuối II

*

Các NST đơn nằm ngọn trong nhân mới được tạo thành

3. Kết quả

– Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ).

– 1 tế bào mẹ (2n) (rightarrow)4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

– Ví dụ: tế bào mẹ 2n = 4 kí hiệu AaBb giảm phân tạo 4 giao tử: AB và ab hoặc Ab và aB

*

4. So sánh nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín

Gồm 1 lần phân bào

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp

Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ ban đầu

Từ một tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1:Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân ?

Hướng dẫn trả lời :

– Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ.

– Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì cửa giảm phân: giảm phân gồm hai lẩn phân bào liên tiếp.

+ Giảm phân I gồm:

Kì đầu: có sự tiếp hợp cùa các NST kép tương đồng.

Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào.

Xem thêm: Still Là Gì

Kì cuối 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

+ Giảm phân II:

Kìđầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.

Kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phảng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.

Câu 2: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tê bào con được tạo thành qua giảm phân?

Hướng dẫn trả lời :

Do sự phân li độc lậpvà tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tổhợp NST là tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng: (AA, BB), (aa,bb) hoặc(AA, bb), (aa, BB)

Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB và ab. Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đổng thì số loại giao tử được tạo ra là 2n.

Câu 3:Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân ?

Hướng dẫn trả lời :

– Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào.

+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

– Khác nhau

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín

Gồm 1 lần phân bào

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp

Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ ban đầu

Từ một tế bào mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu

Câu 4:Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn tưong các trường hợp sau đây?

a) 2 ; b) 4 ; c) 8 ; d) 16.

Xem thêm: 5 Ví Dụ Về Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu Là Gì

Hướng dẫn trả lời :

Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Số NST trong tế bào đó bằng 8 NST đơn => Chọn câu C

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1:Nêu bản chất và ý nghĩa của quá trình giảm phân?

Câu 2: Ở một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Xác định số lượng NST trong tế bào qua các kì của quá trình giảm phân.

Chuyên mục: Hỏi Đáp