L xmlns:v=”urn:schemas-microsoft-com:vml” xmlns:o=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” xmlns=”http://www.w3.org/TR/REC-html40″>

DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

*

Mục lục| Lời nói đầu | Phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | chương 1 2 3 4 5 6 7 8 | phụ lục 1 2 | STK

Phần 4

THÁI CỰC LUẬN

Chương 1. Đại cương

Sau khi đã bàn giải Vô Cực ta có thể đề cập đến Thái Cực một cách dễ dàng hơn.

Bạn đang xem: Thái cực là gì

Muốn học Dịch phải hiểu Thái Cực vì Thái Cực chính là gốc Dịch, là tâm Dịch. Học Dịch mà không hiểu Thái Cực, cũng y như đứng bên ngoài hàng rào, ngắm vào tòa lâu đài, làm sao biết được trân châu, bảo vật bên trong!

Thái Cực chẳng những là căn nguyên Kinh Dịch, mà còn là căn nguyên vũ trụ, Vạn Hữu.

Dịch Kinh viết về vũ trụ khởi nguyên bằng những lời lẽ hết sức vắn tắt như sau:

Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng nghi: Lưỡng nghi sinh Tứ tượng: Tứ tượng sinh Bát quái v.v…

Nói nôm na là: Thái Cực sinh tinh thần, vật chất, vũ trụ, vạn vật

A. THÁI CỰC VỚI TỐNG NHO

Tống Nho đã bàn cãi rất nhiều về Thái Cực. Dưới đây xin tóm tắt sơ lược ý kiến của ít nhiều Triết gia như:

Chu Liêm Khê (1017 – 1073)

Thiệu Khang Tiết (1011 – 1077)

Trình Di (Y Xuyên) (1033 – 1107)

Chu Hi (1130 – 1200)

Lục Tượng Sơn (1139 – 1192)

Chu Liêm Khê (1017 – 1073) là vị Tống Nho có công làm sống động lại quan niệm Thái Cực của Dịch Kinh. Liêm Khê tin rằng: trong vũ trụ có một rất huyền diệu, uyên thâm, bất trắc, biến hóa vô phương, tuy vô hình, vô trạng, vô xú, vô thanh, nhưng chính là căn bản của vạn vật: Đó là Thái Cực

Thái Cực hay Lý là khu nữu, là trục cốt vạn vật, Vạn Hữu. Chu Liêm Khê gọi: Thái Cực là Vô Cực ; ngụ ý rằng Thái Cực vô hình thể, là một hoạt lực, một huyền năng vượt tầm tri giác của ngũ quan

Chu Liêm Khê viết thiên Thái Cực đồ thuyết luận về Thái Cực và sự khởi nguyên của Vạn Hữu. Thiên này bắt đầu bằng một câu bất hủ: Vô Cực nhi Thái Cực.

Thiệu khang Tiết (1011 – 1077) gọi căn nguyên vũ trụ là Nhất. Nhất ấy chính là Thái Cực. Đối với Thiệu tử, Thái Cực cũng là Đạo, là Hoàng Cực, là Tâm. Tất cả những danh từ đó đều là nhân tạo, để chỉ định Nguyên Thể vũ trụ

Ông còn cho rằng Thái Cực chẳng ở đâu xa, Thái Cực ở ngay trong tâm hồn con người, là Tâm con người. Ông viết: Tâm là Thái Cực, Đạo là Thái Cực Thái Cực khi chưa sinh vạn vật thì gọi là Tiên Thiên. Khi Thái Cực đã bắt đầu hoạt động, phân hóa để tạo dựng quần sinh thì gọi là Hậu Thiên

Thiệu khang Tiết còn lập ra Tiên Thiên đồ, lấy các con số để vẽ lại sự sinh hóa của vũ trụ. Ông dùng số 1 tượng trưng cho Thái Cực. Tiên Thiên đồ của Thiệu Tử tựu trung cũng giống như Thái Cực đồ bản của Chu Liêm Khê, tuy một bên thời dùng số, một bên thời dùng tượng, để mô tả Thái Cực và công cuộc sinh hóa quần sinh Vạn Hữu.

Đối với Trình Di (1033 – 1107) thì Thái cực, hay Đạo, hay Lý, hay Khí Chân Nguyên cũng là một.

Chu Hi (1130 – 1200) đàm luận rất nhiều về Thái Cực. Đại khái, Chu Hi gọi Thái Cực là Lý có trước trời đất, đã sinh ra trời đất vạn vật, và hằng lồng trong trời đất vạn vật. Chu Hi cho rằng Vô Cực hay Thái Cực vẫn chỉ là một thực thể vô thanh, vô xú, làm khu hữu cho trời đất, muôn loài.

Gọi là Thái Cực, vì là tuyệt đối, không bến bờ, vô cùng, không thể có thêm gì hơn được nữa. Lồng trong vạn vật để làm cùng đích cho vạn vật. Vạn vật không có Thái Cực, tức là không có gốc gác chủ tể, không thể nào tồn tại được. Vạn vật là phản ảnh của Thái Cực, đều có Thái Cực lồng ở bên trong. Thái Cực lồng trong vạn vật như ánh trăng lồng đáy nước: muôn vạn ao hồ, muôn ngàn hình ảnh, cũng không làm cho trăng suy suyển, pha phôi. Vô Cực hay Thái Cực là Đạo, là Lý, thuộc hình nhi thượng, siêu xuất không gian, thời gian.

Âm Dương khí chất có tình, có trạng, là Khí thuộc hình nhi hạ tức là lệ thuộc không gian, thời gian Theo Chu tử, ta có thể nhìn vũ trụ trên 2 hình diện:

Nếu nhìn vũ trụ trên bình diện hình tướng, phiến diện, ta sẽ thấy tùy nơi, tùy thời động tĩnh luân phiên, Âm Dương dịch vị, biến hóa đa đoan.

Nhưng nếu nhìn vũ trụ trên bình diện tế vi, trên bình diện Bản Thể Thái Cực, ta sẽ thấy vắng lặng im lìm, mặc dầu là vạn lý đã hàm ngụ ở trong.

Thái Cực không phương sở, không hình thể, không địa vị Tuy nhiên Thái Cực chính là khuôn thiêng muôn loài muôn vật.

Chu Hi viết: Thái Cực là Lý của trời đất, muôn vật Phùng hữu Lan cho rằng chữ Lý ấy đối chiếu với từ ngữ Triết học Hi lạp tức là Hình thức (Form). Đối với Lục Tượng Sơn, thì Thái Cực, Trung

hay Lý cũng như nhau Nhưng ông cho rằng nguyên quan niệm Thái Cực đã đủ, không cần gì phải thêm quan niệm Vô Cực nữa. Đối với ông Vô Cực là một quan niệm đã được vay mượn của Lão giáo, không hề thấy có nơi Tiên Nho. Ông cho rằng chữ Vô Cực không phải là lời lẽ của Chu tử Ông tranh luận rất nhiều với Chu Hi về quan điểm này.

Ông biện luận với Chu Hi như sau: Tôn huynh ngày trước gửi thư cho Thoa sơn có nói rằng: Không nói Vô Cực thì Thái Cực đồng ở một vật, không đủ làm cội gốc cho vạn hóa. Không nói Thái Cực, thì Vô Cực chìm ở nơi không tịch, không thể làm cội gốc cho vạn hóa…

Đại truyện trong Kinh Dịch nói rằng: Dịch có Thái Cực. Thánh nhân nói hữu, nay lại nói Vô là tại sao? Lúc Thánh nhân soạn Đại truyện không nói đến Vô Cực, hẳn Thái Cực đã từng đồng ở một vật mà chẳng đủ làm cội gốc cho vạn hóa ru?… Hai chữ Vô Cực xuất ở chương Tri kỳ hùng của Lão tử, chứ sách của Thánh nhân ta chưa từng nói đến. Chương đầu sách Lão Tử nói rằng: không danh là mối đầu của trời đất, có danh là mẹ của vạn vật, chính là theo cái ý ấy.

Tóm lại đối với Nho gia, Thái Cực là:

Nguyên lý của vũ trụ

Căn bản quần sinh

Huyền cơ biến hóa

Vô thanh xú, vô thủy chung v.v..

B. THÁI CỰC VÀ HUYỀN

Thái Cực trong Kinh Dịch cũng tương đương với Huyền trong Thái Huyền của Dương Hùng

Dương Hùng chủ trương: Huyền vô thủy vô chung Huyền là Bản Thể vũ trụ Huyền sinh xuất vũ trụ, cai quản vạn tượng, Vạn Hữu

Huyền sinh xuất Nhật Nguyệt tinh cầu, tứ thời tuần tiết Huyền là chủ chốt nhân luân. Thuận theo Huyền, đó là quân tử, nghịch với Huyền đó là tiểu nhân Tất cả những chủ trương trên đều tương đương với chủ trương của Tống Nho về Thái Cực, về Thiên lý.

C. THÁI CỰC ĐỐI VỚI PHẬT GIA

Nếu ta chuyển sang từ ngữ Phật giáo, Thái Cực sẽ trở thành Chân Như bản tính.

Qui Nguyên Trực Chỉ viết: Chân Như bản tính là Bản Thể chân thực, là Bản Lai Diện Mục sẵn có từ khi cha mẹ chưa sinh ra mình, Thiền tông gọi đó là «Chánh Pháp Nhãn Tạng». Liên tông gọi là Bổn tánh Di đà. Khổng tử gọi là Thiên lý. Lão tử gọi là Cốc Thần. Dịch gọi là: Thái Cực. Tên tuy khác nhau, nhưng kỳ thực cũng chỉ là một Chân Như bản tính Thái Cực hay Chân Như bản tính ấy chính là Bản tính con người. Bản tính ấy dẫu ở nơi người thánh hay người phàm cũng không hề tăng giảm. Suy rộng ra, vạn vật, Vạn Hữu cũng đều hàm tàng Thái Cực

Phật gia còn gọi đó là Pháp. Kinh Kim Cương viết: Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp. Pháp là bản tính. Bản tính cũng ví như kim cương, kiên cố vững bền không thể hư hoại được.

Tổng thiền sư chùa Đông Lâm chủ trương đại khái như sau: Thái Cực là Chí lý, là Thể, là Chân, là căn nguyên vũ trụ y thức như, theo từ ngữ Phật giáo, Không là căn nguyên vũ trụ

D. THÁI CỰC VỚI ĐẠO GIA

Đối với Đạo gia, Thái Cực cũng vẫn là căn bản của vũ trụ. Đại Đỗng Chân Kinh viết: Căn bản do lai Thái Cực tầm Muốn tìm gốc gác phải tìm nơi Thái Cực. Trong Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết, ta thấy có bài Thái Cực Đồ Lộng Viên ca. Đại ý như sau:

Ta nay vốn có một vòng

Trắng đen hòa hợp, mơ mòng, tịch liêu

Tuy là hai ngả, hai chiều;

Nhưng mà kỳ thực chắt chiu một vành

To thời vô tận, mông mênh,

Nhỏ thời nhỏ síu, phá phanh nhẽ nào.

Thủy chung chẳng rõ tiêu hao,

Chẳng phân tả hữu, thấp cao gót đầu

Cửu trù, Bát quái trước sau,

Dọc ngang tạo tác, cơ mầu ai hay.

Cổ kim trước mắt phơi bày,

Đất trời rành rẽ, hiện ngay trước tòa

Thuấn, Nghiêu, Chu, Khổng một nhà

Giữa đoàn Hiền Thánh, có ta chủ trì,

Sắt cầm thánh thót vân vi,

Nhạc trời dìu dặt, thỏa thuê vui vầy.

Khổng rằng: Thái Cực là đây

Hai chiều, hai mặt phơi bày Âm Dương

Cát hung, phân định đường hoàng

Rồi ra đại nghiệp có đường phát sinh.

Hình thời khoác lốt Ngũ Hành,

Thần thời hiển lộ mối manh Ngũ Thường

Trăm chiều sau trước vuông tròn,

Làm cho Mạnh tử mỏi mòn chắt chiu

Dẫu rằng vất vả đến điều,

Lòng Trời cố giữ, chẳng siêu, chẳng rời

Hạo Nhiên, Thái Cực chẳng hai,

Mênh mông, cao đại chẳng phai, chẳng mòn.

Đất trời bao quát sớm hôm

Hi, Hoàng âu cũng nhờ ơn dắt dìu

Bài ca trên cho thấy Thái Cực vừa là cực tiểu, vừa là cực đại; vô thủy vô chung; bao quát Âm Dương, trời đất, không gian, thời gian; biến hóa vô cùng; sáng soi cho các bậc Thánh Hiền muôn thủa. Thái Cực còn có thể gọi là Hạo Nhiên, theo từ ngữ Mạnh tử.

Xướng đạo Chân Ngôn có một đoạn bình về Thái Cực đại khái như sau:

1/. Khó mà phân biệt được Vô Cực và Thái Cực

2/. Thái Cực linh minh biến hóa

3/. Thái Cực lớn thì trùm trời đất, mà nhỏ thì lọt trong hạt cải tế vi

4/. Thái Cực sinh vạn vật, nhưng không vì sinh vạn vật mà bị phân hóa

5/. Thái Cực sinh vạn vật, vạn vật lại quay trở về Thái Cực, đó là lẽ Nhất biến Vạn, Vạn qui Nhất của Dịch.

6/. Trung Dung viết: Ngứ đại, thiên hạ mạc năng tải. Xướng đạo Chân Ngôn bình: Đó là Thái Cực bao trùm trời đất.

7/. Trung Dung viết: Ngứ tiểu thiên hạ mạc năng phá. Xướng đạo Chân ngôn bình: Đó là Thái Cực lồng trong vạn vật

9/. Tìm ra Thái Cực trong lòng con người, tức là tìm ra được Kim Đơn

10/. Thái Cực là Vô Cực, là Kim Đơn , là Thần , là Không , là Nhất Chân, Nhất Nguyên, danh hiệu tuy khác nhau nhưng chung qui vẫn là một thực thể.

Sách Liêu Dương Điện Vấn Đáp chủ trương: Thái Cực tiềm ẩn trong lòng con người. Đó là Thiên tâm, là Viên Giác, là Kim Đơn, tùy theo từ ngữ mỗi đạo giáo Thái Cực vừa là thời hậu (Instant), sinh ra thời gian, vừa là chủng tử (germe), sinh ra mọi cơ cấu trong hoàn võ

Đông Hoa Đế Quân gọi Thái Cực là Huỳnh Đình, là Chúng Diệu Chi Môn, Huyền Tẫn Chi Môn, Đạo Nghĩa Chi Môn, Bất Nhị Pháp Môn, là Hư Vô, là Chân Không, là Trung Thần v.v..Và hình dung Huỳnh Đình Thái Cực bằng một hình vẽ như sau:

*

1- Thái Cực, 2- Đạo nghĩa chi môn, 3- Chân Không,

4- Bất nhị pháp môn, 5- Trung Thần, 6- Chúng diệu chi môn,

7- Hư Vô, 8- Nguyên tẫn chi môn, 9- Huỳnh Đình.

Những lời của Đông Hoa Đế Quân bàn về Huỳnh Đình tức là những lời bàn về Thái Cực.

Đông Hoa Đế Quân viết: Huỳnh Đình sinh xuất từ Tiên Thiên, tàng ẩn ở Hậu Thiên. Vốn không hình tượng, không danh tự, nên tạm hình dung bằng vòng tròn 〇, tạm gọi là Huỳnh Đình

Vì là sinh cơ man mác, nên gọi là Huỳnh Đình, vì biến hóa không lường nên gọi là Thần. Huỳnh Đình là thể, Thần là dụng, hai đằng là một. Nho gọi là Đạo Đức Chi Môn, Thích gọi là Bất Nhị Pháp Môn, Lão gọi là Chúng Diệu Chi Môn, hay Huyền Tẫn Chi Môn! Vì không hình tượng, nên người xưa lấy Thần các cảnh mà hình dung Thần Huỳnh Đình để mọi người nhân Thần của cảnh, mà suy ra Thần Không cảnh của Huỳnh Đình.

Sách Tính Mệnh Khuê Chỉ đã cho ta thấy tầm quan trọng của Thái Cực, khi vẽ hình Lão tử, trong tay có cầm một đồ bản Thái Cực (TMKC Nguyên-trang 1b). Đối với Đạo gia, Thái Cực chính là Huyền Quan Khiếu. Khiếu này chẳng có đầu đuôi; chẳng biến đổi; không phải có, mà cũng chẳng phải không; không tròn, không vuông; chẳng thiếu, chẳng thừa; chẳng tăng, chẳng giảm; chẳng đi, chẳng lại; chẳng sinh, chẳng diệt; không trong, không ngoài; không mầu, không sắc; không tiếng, không hơi; như có, như không; như còn, như mất, dùng thời vận hành, thu thời tàng ẩn; vào ra bất trắc, chẳng ai biết được quê hương Từ xưa tới nay, độc lập trường tồn giữa đất trời, làm trung tâm điểm cho Vạn Hữu, làm căn bản cho cuộc sinh hóa. Trời, đất, người, vật tất cả đều phải dựa nương nhờ cậy để sinh thành

Quan niệm về Tuyệt Đối Thể không đầu đuôi, không hình dung, lưng mặt, làm ta liên tưởng đến quan niệm Hóa công không tai mắt, tay chân của Platon và của Empédocle.

Sau khi đã khảo sát quan niệm Thái Cực của tiền nhân để tìm ra ý tứ hàm ngụ bên trong, ta có thể tổng kết lại và đoán định như sau:

1. Thái Cực vô hình tượng, hư linh bất muội, vô thủy vô chung

2. Thái Cực là Bản Thể của vũ trụ và cũng là Bản Thể của Vạn Hữu và của con người

3. Thái Cực sinh xuất Vạn Hữu, nhưng sau trước vẫn nguyên tuyền, chẳng có hao hớt, chia phôi

4. Thái Cực lồng trong vạn vật để làm chủ chốt mọi biến hóa và làm cùng đích muôn loài

5. Thái Cực vừa là cực đại, vừa là cực tiểu. Cực đại nên bao trùm vũ trụ muôn phương, cực tiểu nên lồng trong vi trần, trong giới tử. Dù nhìn bao quát cả vũ trụ cũng chỉ có một Thái Cực, nhưng nếu nhìn tán phân từng vật, ta lại thấy mỗi vật đều gồm đủ cả Thái Cực . Thái Cực tuy sinh xuất Vạn Hữu, sau trước vẫn là duy nhất bất khả phân.

6. Thái Cực chính là Trung, là Đạo, là Trời, là Chân Tâm, là Bản Thể của vũ trụ. Thái Cực chính là Thượng Đế .Thái Cực là Nhất , là Tuyệt Đối

Robert Lasserre toát yếu quan niệm Thái Cực như sau: Thái Cực đã cấu tạo nên vũ trụ, Vạn Hữu.

Từ Vân hán, Ngân hà đến Nhật Nguyệt, tinh thần, quần sinh, vạn vật, tất cả đều có một Bản Thể duy nhất như nhau, ấy là Thái Cực, nhưng hình tướng công dụng bên ngoài khác nhau

Khi Thái Cực đã phân Âm Dương, động tĩnh, tức là khi Thái Cực đã hiển dương, ta mới biết được hành tung Thái Cực.

Còn khi Thái Cực chưa có phân Âm Dương, động tĩnh, thì hoàn toàn vô thanh, vô xú, vô trẫm triệu. Lúc ấy chỉ có thể trực giác được Thái Cực mà thôi.

CHÚ THÍCH

Le premier écrivain de la tendance nouvelle…fut Tcheou Tounn I (1017 – 1073)(Chu đôn Di) maÛtre Tcheou, qui établit que le système des Anciens manquait de tête: il fallait quelque chose, par delà le binôme ciel terre, par delà la roue du yinn yang et des cinq éléments. Il adopta pour être ce quelque chose le Tai ki de Lao tzeu et de Tch’enn T’oan (Trần Đoàn)… Tout son mérite consiste à avoir mis l’Unité en tête du dualisme. — Cf. HCROPC – page 658.

Trích trong Tống Nho Bửu Cầm – trang 49.

La norme s’appelle aussi T’ai ki (Thái Cực), le grand axe, parce qu’elle meut tout dans l’univers. Maìtre Tcheou lui a encore ajouté l’épithète de Où Ki (Vô Cực), pour exprimer sa nature incorporelle. C’est l’impalpable moteur qui ne tombe pas sous les sens. — Cf. Léon Wieger – Textes Philosophiques Tome I – page 180.

Thiệu tử sở vị Nhất, tức Thái Cực dã… 邵 子 所 謂 一 即 太 極 也

– Đồ giai tòng trung khởi. Vạn tượng sinh ư tâm… 圖 皆 從 中 起 萬 象 生 於 心

– Hựu viết: Tâm vi Thái Cực; hựu viết: Đạo vi Thái Cực. 又 曰 心 為 太 極 又 曰 道 為 太 極 — Tạ Vô Lượng﹐ Trung Quốc Triết Học Sử, Đệ tam thiên thượng, trang 14 – 15.

L’être premier duquel est issu tout ce qui est, c’est la Principe, c’est le Pôle Auguste, c’est l’Apogée. Noms d’emprunt, car l’être primordial est indéfinissable, innomable, ineffable. — HCROPC – page 65.

Đồ giai tòng trung khởi, vạn tượng sinh ư tâm… 圖 皆 從 中 起 萬 象 生 於 心

– Hựu viết Tâm vi Thái Cực. 又 曰 心 為 太 極

– Hựu viết: Đạo vi Thái Cực. 又 曰 道 為 太 極

Tạ Vô Lượng, Trung Quốc Triết Học Sử, Đệ tam thiên thượng – trang 14 -15

… Le ciel n’a jamais parlé,

– Il ne loge pas dans l’azur.

– Il n’est pas haut, il n’est pas loin,

– L’homme l’imagine dans son coeur.

Cf. Léon Wieger – HCROPC page 602.

Hà vị Tiên Thiên. Tịch nhiên bất động, ảo ảo, minh minh, Thái Cực vị phán chi thời dã. Hà vị Hậu Thiên, cảm nhi toại thông, hoảng hoảng, hốt hốt, Thái Cực dĩ phán chi thời dã. 何 謂 先 天. 寂 然 不 動, 窈 窈, 冥 冥, 太 極 未 判 之 時 也. 何 謂 後 天. 感 而 遂 通 恍 恍 惚 惚, 太 極 已 判 之 時 也. — TMKC – Lợi – trang 2b.

Xem thêm: Credit Card Là Gì – Phân Biệt Thẻ Tín Dụng Và Thẻ Ghi Nợ

Chu tử chi Thái Cực đồ, Thiệu tử chi Tiên Thiên đồ tịnh vân truyền tự phương ngoại, hữu vị đồng xuất ư Trần Đoàn…Thiệu Tử dĩ Thái Cực sinh vũ trụ Vạn Hữu, lược dữ Chu tử đồng. 周 子 之 太 極 圖, 邵 子 之 先 天 圖 並 云 傳 自 方 外, 有 謂 同 出 於 陳 摶… 邵 子 以 太 極 生 宇 宙 萬 有, 略 與 周 子 同.— Tạ Vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 14.

Chữ Đạo, Y Xuyên dùng đó có cái ý nghĩa như hai chữ Thái Cực ở Dịch Kinh, điều mà Y xuyên sẽ mệnh danh cho nó là sau này…

– Chân nguyên tức là Lý, còn sự co duỗi, tới lui tức là Khí.

Cf. Tống Nho Bửu Cầm, trang 88, 99

Thái Cực chỉ thị nhất cá Lý tự. Nhược vô Thái Cực, tiện bất phiên liễu thiên địa. 太 極 只 是 一 個 理 字. 若 無 太 極, 便 不 翻 了 天 地. — Stanislas le Gall, Le Philosophe Tchou Hi, p. 97.

…Thái Cực phi thị biệt vi nhất vật. Tức Âm Dương, nhi tại Âm Dương; tức Ngũ Hành nhi tại Ngũ hành; tức Vạn vật nhi tại Vạn vật. 太 極 非是 別 為 一 物. 即 陰 陽 而 在 陰 陽, 即 五 行 而 在 五 行, 即 萬 物 而 在 萬 物.— Ib. 99.

Thù vấn Cực chi vi ngôn. Cứu cánh chí cực, bất khả hữu gia chi vị, dĩ tráng thử lý chi danh nghĩa tắc cử thiên hạ vô dĩ gia thử chi xưng dã cố thường tại vật chi trung, vi vật chi đích. Vật vô chi, tắc vô dĩ vi căn chủ, nhi bất năng dĩ hữu lập. 殊 問 極 之 為 言. 究 竟 至 極, 不 可 有 加 之 謂, 以 壯 此 理 之 名 義 則 舉 天 下 無 以 加 此 之 稱 也 故 常 在 物 之 中, 為 物 之 的. 物 無 之 則 無 以 為 根 主 而 不 能 以 有 立. — Stanislas le Gall, S. J. Tchou Hi, Sa Doctrine, Son Influence – page 116.

Léon Wieger, Textes Philosophiques, Tome I – p. 180

– Cf. Tạ Vô Lượng, Trung Quốc Triết Học Sử, trang 59.

Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử, trang 896.

Thái Cực hình nhi thượng chi Đạo dã. Âm Dương hình nhi hạ chi khí dã. Thị dĩ tự kỳ trứ giả nhi quan chi, tắc động tĩnh bất đồng thời, Âm Dương bất đồng vị, nhi Thái Cực vô bất tại yên. Tự kỳ vi giả nhi quan chi, tắc xung mục vô trẫm, nhi động tĩnh Âm Dương chi lý, dĩ tất cụ ư kỳ trung hỹ. Tự kỳ trứ giả nhi quan chi, tức tại cụ thể sự vật trung quan chi. Tự kỳ vi giả nhi quan chi, tức tựu Thái Cực chi Bản Thể quan chi dã. Thái Cực vô hình tượng, nhi kỳ trung vạn lý tất cụ. 太 極 形 而 上 之 道 也. 陰 陽 形 而 下 之 氣 也. 是 以 自 其 著 者 而 觀 之, 則 不 動 靜 不 同 時, 陰 陽 不 同 位 而 太 極 無 不 在焉. 自 其 微 者 而 觀 之, 則 沖 目 無 朕 而 動 靜 陰 陽 之 理, 已 畢 具 於 其 中 矣. 自 其 著 者 而 觀 之, 即 在 具 體 事 物 中 觀 之. 自 其 微 者 而 觀 之, 即 就 太 極 之 本 體 觀 之 也. 太 極 無 形 象, 其 中 萬 理 畢 具.— (Thái Cực đồ thuyết chú) Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử – trang 900.

Thái Cực vô phương sở, vô hình thể, vô địa vị khả đốn phóng (Ngữ lục). 太 極 無 方 所 無 形 體 無地 位 可 頓 放.— Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử – trang 901.

Thái Cực chỉ thị thiên địa vạn vật chi lý. 太 極 只 是 天 地 萬 物 之 理 .— Ib. trang 905.

Lý tức như Hi Lạp Triết học trung sở thuyết chi hình thức (Form). 理 即 如 希 臘 哲 學 中 所 說 之 形 式.—Ib. 903

Tống Nguyên Học Án Quyển 12 trang 5.

Tượng Sơn dĩ Vô Cực phi Chu tử ngữ. 象 山 以 無 極 非 周 子 語.— Tạ Vô Lượng TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 72.

Tượng Sơn dĩ Vô Cực phi Chu tử ngữ. — Tạ Vô Lượng TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 72.

Giữa Chu học và Lục học, tuy có rất nhiều điểm dị đồng, song chỉ có cuộc tranh luận về hai chữ Vô Cực là kịch liệt nhất… — Cf. Bửu Cầm, Tống Nho, trang 175.

Cf. Bửu Cầm, Tống Nho, trang 174 – 175. Thiệu tử dĩ Thái Cực sinh vũ trụ Vạn Hữu. 邵 子 以 太 極 生 宇 宙 萬 有. — Tạ Vô Lượng TQTHS, Đệ tam thiên thượng – trang 14.

Phẩm vựng chi căn để dã. 品 彙 之 根 底 也. — Ib. trang 6.

Viết Vô Cực, nhi Thái Cực, Tạo hóa lưu hành chi thể, vô thời hưu tức. 曰 無 極, 而 太 極, 造 化 流 行之 體, 無 時 休 息. — Ib. trang 9.

Ib. trang 6. Tạ Vô Lượng, TQTHS, Đệ nhị thiên thượng trang 28. Ib. trang 28. Ib. trang 28. Ib. trang 28. Ib. trang 28. Ib. trang 28. Chân Như bản tính giả, phụ mẫu vị sinh tiền, nhất chân vô vọng chi thể vị chi bản lai diện mục. Thiền tông tắc viết: Chánh pháp Nhãn Tạng, Liên tông tắc viết: Bản tính Di Đà. Khổng tử tắc viết: Thiên lý. Lão tử tắc viết: Cốc thần. Dịch đạo tắc viết:Thái Cực. Danh tuy hữu dị, kỳ thực đồng nhất Chân Như Bản Thể dã. 真 如 本 性 者, 父 母 未 生 前, 一 真 無 妄 之 體 謂 之 本 來 面 目. 禪 宗 則 曰 正 法 眼 藏. 蓮 宗 則 曰 本 性 彌 陀. 孔子則 曰 天 理. 老 子 則 曰 谷 神. 易 道 則 曰 太 極. 名 雖 有 異 其 實 同 一 真 如 本 體 也.— Qui Nguyên Trực Chỉ II – trang 369.

Tâm Kinh vân: Bất tăng bất giảm. Thử tính tại Thánh bất tăng, tại phàm bất giảm, cố viết: bất tăng, bất giảm dã. Khởi bất kiến Nhu vân: Nhất thiết hàm linh các cụ nhất Thái Cực, diệc thử lý dã. 心 經 云: 不 增 不 減. 此 性 在 聖 不 增, 在 凡 不 減, 故 曰 不 增 不 減 也. 豈 不 見 儒 云: 一切 含 靈, 各 具 一 太 極, 亦 此 理 也.— Qui Nguyên Trực Chỉ II trang 373.

Qui Nguyên Trực Chỉ Quyển II – trang 371 – 372. Qui Nguyên Trực Chỉ Quyển Hạ (Đỗ thiếu Lăng phiên dịch) trang 604. Căn bản do lai Thái Cực tầm. 根 本 由 來 太 極 尋. — Đại đỗng Chân Kinh, Quyển thượng – trang 5.

Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết, trang 84. Ib. trang 84. Ib. trang 84. Ib. trang 33. Xướng Đạo Chân Ngôn II – trang 8a. Thái Cực khả dĩ biến hóa. Nhất biến nhi vi Vạn, Vạn cụ nhất Thái Cực; Vạn hóa nhi vi Nhất, Nhất nhưng nhất Thái Cực dã. 太 極 可 以 變 化. 一 變 為 萬, 萬 具 一 太 極; 萬 化 而 為 一. 一 仍 一 太 極 也 . — Ib. trang 8a.

Thái Cực dã, đại tắc bao thiên địa, tiểu tắc nhập giới tử. 太 極 也 大 則 包 天 地, 小 則 入 芥 子.— Ib. 8a.

Ib. trang 8b. Ib. trang 8a. Trung Dung viết: Ngứ đại, thiên hạ mạc năng tải. Thái Cực bao hồ thiên địa chi ngoại dã. 中 庸 曰: 語 大, 天 下 莫 能 載. 太 極 包 乎 天 地 之 外 也.— Ib. trang 8b.

Ib. trang 8b. Ib. trang 8b. Ib. trang 8a.

Ib. trang 9a. Ib. trang 9a. Ib. trang 9b. Liêu Dương Điện Vấn Đáp Thiên I, trang 2b. Ib. trang 2b.

Trích trong Huỳnh Đình Kinh giải (Thê Vân Sơn Ngộ Nguyên tử Lưu Nhất Minh) trang 3.

Huỳnh Đình xuất ư Tiên Thiên, tàng ư Hậu Thiên, bản vô hình tượng, diệc vô danh tự cưỡng nhi đồ chi giá cá 〇 nhi dĩ. Cưỡng nhi danh chi Huỳnh Đình thị dã. 黃 庭 出 於 先 天, 藏 於 後 天, 本 無 形 象, 亦 無 名 字, 強 而 圖 之 這 個 〇 而 已. 強 而 名 之 黃 庭 是 也. — Huỳnh Đình Kinh giải trang 3.

Nhân kỳ hồn nhiên sinh cơ, cố danh Huỳnh Đình. Nhân kỳ biến hóa bất trắc, cố vị chi Thần. Huỳnh Đình thể dã, Thần kỳ dụng dã. Nhất vật nhi nhị danh. Nhu tu chi vi Đạo Nghĩa Chi Môn, Thích tu chi vi Bất Nhị Pháp Môn; Đạo tu chi vi Chúng Diệu Chi Môn, hựu vi Huyền Tẫn Chi Môn. Nhân kỳ vô hình vô tượng, cố Đạo Tổ dĩ chư cảnh chi thần hình dung kỳ Huỳnh Đình chi thần sử nhân ư chư cảnh chi thần, truy cứu kỳ Huỳnh Đình vô cảnh chi thần nhĩ. 因 其 渾 然 生 機, 故 名 黃 庭 . 因 其 變 化 不 測, 故 謂 之 神. 黃 庭 體 也. 神 其 用 也. 一 物 而 二 名. 儒 修 之 為 道 義 之 門. 釋 修 之 為 不 二 法 門. 道 修 之 為 眾 妙 之 門. 又 為 玄 牝 之 門. 因 其 無 形 無 象 故 道 祖 以 諸 景 之 神 形 容 其 黃 庭 之 神 使人 於 諸 景 之 神, 追 究 其 黃 庭 無 景 之 神 耳. — Huỳnh Đình Kinh Giải – trang 3.

Phương vi chính Huyền Quan. Nhân kỳ vô thủ vô vĩ. Bất biến bất canh, phi vô phi hữu, phi viên, phi phương, vô dư vô khiếm, bất giảm bất tăng, vô lai vô khứ, bất diệt bất sinh, vô nội vô ngoại. Bất hoàng bất xích, vô tương vô nghinh, bất bạch bất thanh, vô thanh vô xú, tự hữu tự vô, nhược vong nhược tồn. Dụng chi tắc hành, quyển chi tắc tàng; xuất nhập vô thời, mạc tri kỳ hương. 方 為 正 玄 關. 因 其 無 首 無 尾. 不 變 不 更, 非 無 非 有, 非 圓 非 方, 無 餘 無 欠, 不 減 不 增, 無 來 無 去, 不 滅 不 生, 無 內 無 外, 不 黃 不 赤, 無 將 無 迎, 不 白 不 青, 無 聲 無 臭, 自 有 自 無, 若 亡 若 存. 用 之 則 行, 卷 之 則 藏; 出 入 無 時, 莫 知 其鄉.— TMPQ, Quyển 7 – trang 5,6.

TMPQ, Quyển 7 – trang 6. L’architecte arrondit et polit toute la surface extérieure de la sphère du monde et cela pour plusieurs raisons. Il n’avait en effet besoin ni d’yeux, puisqu’il ne restait rien de visible en dehors de lui, ni d’oreille puisqu’il n’y avait non plus rien à entendre. Il n’y avait pas non plus d’air environnant qui exigeât une respiration. Il n’avait pas non plus besoin d’organes soit pour recevoir en lui la nourriture, soit pour la rejeter après en avoir absorbé le suc. Car rien ne sortait et rien n’y entrait de nulle patt puisqu’il n’y a rien en dehors de lui. Quant aux mains, qui ne lui serviraient ni pour saisir, ni pour repousser quoi que ce soit, il jugea qu’il était inutile de lui en ajouter, pas plus que des pieds ou tout autre organe de locomotion (Timée p.p. 464,465)

…(On trouve la même description du Dieu sans yeux, ni oreilles, ni mains, ni pieds dans Empédocle)

Anthologie de la Poésie Grecque, Trad: Brasillach, Stock 1950

La Voie Rationnelle de la Médecine Chinoise, pages 236 237, Texte et note 1. Thái Cực Đồ Lộng Viên Ca. Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết, trang 84. Tử Đồng, Tạ Vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 59. Vũ trụ gian vạn vật mạc bất tòng Thái Cực sinh hỹ. 宇 宙 間 萬 物 莫 不 從 太 極 生 矣.— Ib. 59. Cố viết: Thái Cực chỉ thị nhất cá Lý tự. Hựu viết: Thái Cực phi thị biệt vi nhất vật; tức Âm Dương nhi tại Âm Dương; tức ngũ hành nhi tại ngũ hành; tức vạn vật nhi tại vạn vật; Chỉ thị nhất cá lý nhi dĩ. Nhân kỳ cực chí, Cố danh viết: Thái Cực, nhiên tắc Thái Cực tức Lý, Lý tức Thái Cực khả tri. 故 曰 太 極 只 是 一 個 理 字. 又 曰 太 極 非是 別 為 一 物. 即 陰 陽 而 在 陰 陽, 即 五 行 而 在 五 行, 即 萬 物 而 在 萬 物. 只 是 一 個 理 而 已. 因 其 極 至 故 名 曰 太 極 然 則 太 極 即 理, 理 即 太 極 可 知.

…Thái Cực tất duy nhất, tất tuyệt đối, vị chi viết Lý. Thái Cực dữ lý đồng thể nhi dị danh, thị vũ trụ chi sơ yên. Cố viết: Vị hữu thiên địa chi tiên tất cảnh chỉ thị lý, hữu thử lý tiện hữu thử thiên địa, nhược vô thử lý, tiện diệc vô thiên địa, vô nhân, vô vật..太 極 必 惟 一 必 絕 對 謂 之 曰 理. 太 極 與 理 同 體 而 異 名, 是宇 宙 之 初 焉. 故 曰 未 有 天 地 之 先 畢 景 只 是 理 有 此 理 便 有 天 地, 若 無 此 理, 便 亦 無 天 地 無 人, 無 物. — (Chu Hối Am) TQTHS, trang 58.

Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8b. Tạ Vô Lượng TQTHS – Thiên III thượng – trang 59

Xướng Đạo Chân Ngôn – Ib. 8b. Dịch Kinh Đại Toàn, Chu Hi đồ thuyết – trang 14. Thiên III Thượng trang 15. Thái Cực tất duy nhất, tất Tuyệt đối. 太 極 必 惟 一 必 絕 . (Chu hối Am), Cf. Tạ Vô Lượng, TQTHS, Thiên III thượng trang 58. Ce qui produit et compose l’univers est Taikyoku (Indou: Cunya, Chinois T’ai Ki: l’univers, éther non – différencié ou la nature intime).

Commentaire: Depuis les lointaines nébuleuses jusqu’à notre planète, en passant par le soleil et les astres de tous les autres systèmes dont l’univers est composé, absolument tout, les êtres et les choses, l’eau, le feu, l’air, la terre… est composé dans sa nature intime d’une seule et même substance qui se manifeste sous différents aspects. — Robert Lasserre, Etranges Pouvoirs – page 29.

Xem thêm: Lite Là Gì – Nghĩa Của Từ Lite

«Taikyoku se polarise: un pôle se charge d’activité Yo, l’autre d’activité In»

Commentaire: Cette polarisation nous permet de saisir les manifestations de Taikyoku par ses activités positives ou négatives. Taikyoku lui même avant sa polarisation ne peut se saisir que par intuition: «Ce n’est pas l’obscurité, c’est ce qui la produit; aucun mot ne peut la traduire.» — Robert Lasserre, Etranges Pouvoirs – page 29.

Mục lục| Lời nói đầu | Phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | chương 1 2 3 4 5 6 7 8 | phụ lục 1 2 | STK

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}