Những cuộc tranh luận vẫn thường xuyên diễn ra trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Nhiều người xem việc bảo vệ quan điểm cá nhân là điều mang tính tích cực, thể hiện chính kiến bản thân hay lập trường tư tưởng ổn định, tuy nhiên, hãy cẩn thận với “cái bẫy” của… tính cố chấp.

Bạn đang xem: Cố chấp là gì

Bảo vệ quan điểm cá nhân không phải là điều xấu, khi bạn thể hiện quan điểm bảo vệ sự thật, lẽ phải, những giá trị đạo đức, hoặc thể hiện sự tôn nghiêm của bản thân, không khiếp nhược trước áp lực của hoàn cảnh hay con người, không chấp nhận thỏa hiệp điều xấu hay nhượng bộ những gì sai trái, thì việc “cố chấp” ấy lại mang một ý nghĩa hoàn toàn chân chính.

Tuy nhiên, người cố chấp có thể biểu hiện ra là người quá nhạy cảm, dễ tự ái, không chịu xem xét lại bản thân để tự sửa lỗi, cũng không muốn lắng nghe người khác, bảo thú ý kiến của mình và bài xích những ai bất đồng quan điểm… Do đó, họ rất khó tiến bộ và trưởng thành.

Nếu cố chấp vào lý do bề mặt, chúng ta sẽ không thấy được gốc rễ của vấn đề

Trong giao tiếp, có lẽ đôi lúc chúng ta sẽ trải nghiệm việc đối phương không chịu lắng nghe, biểu hiện rất cố chấp, ngay cả khi chúng ta cố gắng phân tích vấn đề và đề xuất ý kiến một cách thiện chí và tích cực. 

Một ví dụ như là có một cô gái rơi vào “bẫy tình” của một anh chàng, và dường như cô đã “mê mờ” trong ấy. Người ngoài cuộc có thể thấy ngay anh chàng kia đang lừa dối cô. Tuy nhiên, mặc kệ người ngoài khuyên giải ra sao, cô gái vẫn cố chấp cho rằng anh ta yêu cô thực sự và nhất quyết không thay đổi chủ ý, thậm chí còn nghi ngờ rằng người khác cố ý phá hoại tình yêu của cô.

Trong trường hợp trên, cô gái có thể cho rằng đã yêu thì phải tin tưởng lẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ kỹ một chút, thì những lời khuyên can không phải “tự nhiên mà có”. Từ một góc độ nào đó, cô gái nên nhìn nhận lại bản thân, có phải vì mình sợ phải chịu đựng đau khổ trong tình cảm, có phải mình đã đặt hy vọng quá nhiều ở anh chàng kia, có phải vì sợ mất mặt, sợ cô đơn… Nếu không sáng suốt xem xét lại các vấn đề và chính mình, cô chỉ đơn giản là đang tự lừa dối mình. 

*

Từ một góc độ nào đó, cô gái nên nhìn nhận lại bản thân… Nếu không sáng suốt xem xét lại các vấn đề và chính mình, cô chỉ đơn giản là đang tự lừa dối mình. (Ảnh: Shutterstock)

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chúng ta khổ công khuyên một người em, cháu trong độ tuổi thanh thiếu niên rằng: khi còn trẻ hãy học tập nhiều hơn, cố gắng bồi dưỡng kiến thức sẽ giúp ích cho sự nghiệp và cuộc đời của mình sau này. Nhưng phản hồi mà chúng ta nhận được lại là những điều tiêu cực, khi người được khuyên cho rằng văn hóa hay tri thức đều không có giá trị lớn, chỉ cần có tiền bạc, hay mối quan hệ tốt là được rồi.

Thế là, tất cả những kiến nghị của chúng ta có thể không mang lại tác dụng gì, đơn giản vì người ta vẫn cố chấp tìm lý do trên bề mặt, mà không nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Đương nhiên, sau những cuộc tranh luận “vô ích” như thế, nhiều người sẽ có cảm giác thất vọng, thậm chí lo lắng rằng người kia sẽ có kết cuộc không được tốt đẹp nếu họ không chịu mở lòng, hay mở mang tư tưởng để đón nhận những đạo lý đúng đắn. 

Có phải chúng ta đã tự giới hạn ‘năng lực nhận thức’ của mình?

Có nhiều người cho rằng cố chấp không phải là điều xấu, mà là biểu hiện của sự kiên trì, của tính kiên định. Thật ra, họ đã nhầm lẫn giữa sự cố chấp với tính kiên trì nguyên tắc.

Khi trình độ nhận thức của một người càng thấp, người đó sẽ biểu hiện ra càng cố chấp. Do thiếu khả năng phán đoán, họ cho rằng nếu không cố chấp nữa thì dường như sẽ trở thành loại người “ba phải”, không có chính kiến cá nhân. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ sai lầm, vì tính cố chấp chỉ là một loại tính cách bảo thủ, đó không phải là nhân cách chân chính của con người. 

Ngoài ra, từ một góc độ khác mà xét, những người ưu tú “có hàm dưỡng” nội tâm sẽ giữ được cá tính riêng của mình, họ nhận thức được cố chấp không phải là cá tính mà là một khiếm khuyết nhân cách.

Tính cách này sẽ luôn khiến bạn có thiên hướng quá khích, thiếu sự khoan dung, trì hoãn khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức của chúng ta. Vì thế, tâm lý “cực đoan” này cần được “mài nhẵn” đi, khiến bản thân chúng ta trở nên hòa ái, bao dung hơn, từ đó mới có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách tốt đẹp của con người.

*

Tính cách này sẽ luôn khiến bạn có thiên hướng quá khích, thiếu sự khoan dung, trì hoãn khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức của chúng ta. (Ảnh: Shutterstock)

Hãy mở rộng thế giới quan của bản thân thay vì ‘khép mình’ vào lối tư duy cũ

Nhà tâm lý học người Mỹ George Kelly đã từng đưa ra quan điểm “Lý thuyết cấu trúc tư duy cá nhân” (Personal construct theory), ông cho rằng: “Cấu trúc tư duy cá nhân là quan niệm hình thành từ những kiến thức, kỳ vọng, đánh giá và tư duy trong quá khứ”.

Khi gặp phải hoàn cảnh tương tự, trong não của chúng ta sẽ hiện ra kinh nghiệm quá khứ để phán đoán, đánh giá vấn đề. Nếu năng lực nhận thức rất thấp, thì cấu trúc tư duy của cá nhân đó sẽ có xu hướng thiếu tính linh hoạt. 

Do đó, khi gặp vấn đề, người đó sẽ đưa ra phương thức xử lý rất hạn hẹp, nhưng lại cho rằng đó là tất cả, vì điều này đã là toàn bộ tư duy của họ đối với vấn đề trên. Thế nên, họ không thể tìm ra các khả năng giải quyết khác và tự “khép mình” vào “đối sách tốt nhất” của họ.

Ngược lại, khi chúng ta có năng lực nhận thức cao, kiến thức, trải nghiệm nhiều, có khả năng tư duy độc lập, tiếp thụ các nguyên tắc đạo đức cao thượng, thì tri thức và kinh nghiệm của chúng ta sẽ phong phú hơn, cấu trúc tư duy cá nhân cũng sẽ đa dạng hơn.

Xem thêm: Rds Là Gì – Giới Thiệu Về Rds

Vì thế, trước một vấn đề, bạn sẽ không “nắm chặt” vào một đáp án, mà luôn nhận ra vài đáp án khác có khả năng xảy ra, hoặc có thể chấp nhận ý kiến, quan điểm của người khác theo cách cởi mở, bao dung nhất.

Người có trí tuệ sẽ không biểu hiện cố chấp

Nếu dùng khái niệm tập hợp trong toán học để biểu thị cấu trúc tư duy, thì ta có như sau: 

Người có tri thức thấp là A.  Người có tri thức cao là B, và B bao gồm A. 

Ngoài A ra, B còn có các tập hợp khác như C, D, E…

Ví dụ: người cố chấp thường cho rằng đọc sách, học đại học không mang lại tác dụng gì to tát. Nhiều sinh viên đại học ra trường kiếm tiền còn ít hơn một số người chỉ học hết tiểu học. Tiêu chuẩn đánh giá của họ chỉ dừng lại ở tiền bạc.

Còn người có trình độ tri thức cao thì tiêu chuẩn đánh giá của họ mở rộng hơn, ngoài tiền bạc ra chúng ta còn có các cơ hội khác như cơ hội làm việc, phát triển tiềm năng bản thân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, học tập tri thức đa dạng…

*

Người cố chấp thường cho rằng đọc sách, học đại học không mang lại tác dụng gì to tát. Tiêu chuẩn đánh giá của họ chỉ dừng lại ở tiền bạc. (Ảnh: Shutterstock)

Xin đừng để tư duy bản thân ‘dậm chân tại chỗ’ 

Có một sự thật là những người có trình độ nhận thức tương đương, khi giao tiếp sẽ rất dễ dàng, tự nhiên. Còn đối với những người có chênh lệch lớn về trình độ nhận thức thì trong giao tiếp không thể tránh khỏi cảm giác khó khăn, chán chường, và cảm thấy như thể: “Sao mà thời gian trôi đi chậm như thế!”

Chúng ta không nên cho rằng tính cố chấp là đặc điểm trong tính cách bản thân, và việc thay đổi nó là không thể. Chỉ cần chúng ta biết mình đang nghĩ gì, xem xét liệu cách nghĩ của mình phát sinh từ nguyên nhân gì và nó sẽ phát triển ra sao, chúng ta sẽ dần tìm ra cách nâng cao bản thân để cải thiện vấn đề.

Sau một quá trình không ngừng học hỏi, những quan niệm mà chúng ta cố chấp vào sẽ liên tiếp bị “lật đổ”, bởi vì bạn sẽ phát hiện ra tri thức của mình quá nhỏ bé. Đó cũng là lúc chúng ta cần liên tục nâng cao nhận thức, năng lực phán xét, quan niệm đạo đức của mình.

Khi có thể học hỏi được nhiều điều từ những người có trình độ, nhân cách tốt, tính cách chúng ta sẽ trở nên hài hòa hơn, có thể đứng tại các góc độ khác nhau để suy nghĩ vấn đề, do đó, tính cố chấp sẽ được chúng ta chủ động và kịp thời phát giác, từ đó bắt đầu thay đổi bản thân mình.

Để trở nên thật sự xuất sắc, trước tiên hãy là người khiêm tốn

Triết gia vĩ đại Socrates đã nói: “Thứ duy nhất mà tôi biết chính là tôi không biết gì cả”.

Tại sao một triết gia có năng lực nhận thức cao như Socrates lại cho rằng mình không biết gì cả. Chính là vì ông đã khiêm nhường đặt bản thân ở vị trí thấp nhất, từ đó nỗ lực mở mang trí tuệ, tư duy. Đó là lý do tại sao một người hiểu biết càng nhiều thì càng thấy rõ mình “không biết gì cả”. 

Khi trình độ nhận thức của bạn càng cao, nhân sinh quan của bạn sẽ rộng mở hơn, từ đó ta càng hiểu rõ sự to lớn của thế giới bên ngoài, hiểu rằng tri thức là bất tận. Và thay vì cố chấp, ta biết rằng mình cần phải khiêm tốn để đi trên con đường học hỏi và lĩnh ngộ.

Đồng thời, để tránh lặp lại vòng tuần hoàn “ác tính” của tư duy “cố chấp”, việc chúng ta cần làm là sau một khoảng thời gian, nên xem xét lại quan điểm, suy nghĩ của mình đối với những việc đã làm trước đây, từ đó bổ sung những khả năng mới. Đó cũng là cách giúp chúng ta tiến bộ, không “dừng bước” trên con đường hoàn thiện bản thân.

Tác giả Austen từng nhận xét: “Cách thức của một người cũng có thể tốt như người khác, nhưng tất cả chúng ta đều thích cách của chính mình nhất”.

Đây cũng là một khía cạnh khác của tính cố chấp, có thể nói rằng đó là vì sự kiêu hãnh của bản thân mà cố chấp như vậy. Do đó, nếu bạn nhận thức được tích cách “tiêu cực” này của mình, nhưng không biết làm thế nào để thay đổi, thì ngoài việc nghiêm khắc nhắc nhở, xem xét bản thân, chúng ta cần phát triển tính khiêm nhường.

Xem thêm: Cấn Trừ Là Gì – Nghĩa Của Từ Cấn Trừ

Đằng sau sự khiêm tốn thật sự không có một mục đích nào cả, mà thường gắn liền với một ý thức rõ ràng về thực tại. Khi nhận thức, chấp nhận bản thân mình và người khác với sự quan tâm, tử tế nhất, tính cố chấp sẽ không còn chỗ “trú ẩn” nữa, thay vào đó sẽ là lòng vị tha, bao dung và độ lượng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp