Địa chỉ thường trú thông tin cơ bản mỗi công dân đều cần phải đăng ký. Vậy địa chỉ thường trú là gì lại cần thiết đến vậy hãy theo dõi bài viết này nhé!

Khi đi làm bất kì một thủ tục hay giấy tờ gì quan trọng bạn đều được hỏi đến địa chỉ thường trú. Đặc biệt làm những giấy tờ thủ tục liên quan đến cá nhân như chứng minh thư, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, visa,… địa chỉ thường trú luôn được yêu cầu điền đầy đủ. Vậy địa chỉ thường trú là gì lại quan trọng đến vậy?

Bạn đang xem: Nơi thường trú là gì

NỘI DUNG BÀI VIẾT

So sánh sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú

Địa chỉ thường trú là gì?

Để có thể hiểu rõ được khái niệm này các bạn cần phải hiểu được vậy thế nào là thường trú? Thường trú là tình trạng của một cá nhân ở một quốc gia, vùng lãnh thổ cư trú. Thời gian cư trú không xác định nên sẽ không có sự quy định lâu hay dài.

*

Địa chỉ thường trú là gì?

Vậy từ đó có thể suy ra địa chỉ thường trú chính là địa điểm mà bạn đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền sở tại khi cư trú tại đó. Đó có thể là địa điểm nơi bạn sinh sống hoặc là nơi bạn làm việc, đăng ký kinh doanh… Địa chỉ này cũng là thông tin bạn cần điền vào bảng CV khi đi xin việc của mình.

Địa chỉ thường trú là thông tin liên lạc để những người có nhu cầu như nhà tuyển dụng, cơ quan quản lý sở tại, có thể liên lạc với bạn khi có việc cần. Vì vậy, bạn cần nêu chi tiết, đầy đủ thông tin để tránh việc gây khó khăn trong cách thức liên lạc khi có việc cần.

Cách xác định địa chỉ thường trú

Đối với những cá nhân từ nhỏ đã sinh sống cố định tại một địa điểm thì địa chỉ thường trú chính là nơi họ sống. Địa chỉ này được pháp luật công nhận, hợp pháp và thời gian cư trú ổn định.

*

Xác định địa chỉ thường trú

Còn đối với những người thường xuyên phải di chuyển, sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau thì địa chỉ thường trú sẽ được xác định ra sao? Với những cá nhân đó thì bạn phải hiểu rằng thường trú là nơi bạn cư trú ổn định, đã đăng ký cư trú với cơ quan có thẩm quyền. Mỗi người chỉ được đăng ký một địa chỉ thường trú.

Vì vậy, trong trường hợp này địa chỉ thường trú của những người thường xuyên di chuyển, thay đổi nơi sinh sống sẽ chính là nơi họ đăng ký thường trú. Khi được hỏi về địa chỉ thường trú họ cần đưa ra thông tin về nơi họ hiện vẫn đăng ký thường trú.

► Tìm hiểu những kiến thức các nghề nghiệp hữu ích hiện nay để áp dụng thật tốt trong công việc.

So sánh sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú

Nhiều người vẫn băn khoăn sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú là gì.

Xem thêm: Scss Là Gì – Sử Dụng Sass / Scss

Xem thêm: Endometriosis Là Gì – Bệnh Học Lạc Nội Mạc Tử Cung

Mặc dù đó đều là những thông tin họ cần phải khai báo. Thậm chí còn có người nhầm lẫn giữa thường trú và tạm trú.

*

So sánh thường trú và tạm trú

Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật cư trú năm 2006 như sau:“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Như vậy, có thể hiểu rằng thường trú là nơi mà công dân sinh sống ổn định, thường xuyên trong thời gian lâu dài. Còn tạm trú là chỉ địa điểm mà công dân cần đăng ký khi chuyển đến sống tại địa phương đó. Tất cả mọi công dân khi chuyển đến sống ở bất kì một địa phương nào cũng cần phải đăng ký tạm trú với cơ quan công an sở tại.

Để có thấy nhìn thấy sự khác biệt rõ hơn chúng ta có thể phân tích, so sánh khái niệm địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú như sau:

Địa chỉ thường trú

Để đăng ký địa chỉ thường trú bạn cần làm việc với các cơ quan có thẩm quyền. Thời gian sinh sống và đăng kí tạm trú của bạn tại địa phương phải ổn định ít nhất từ 1 năm trở lên. Hoặc nếu thời gian đăng kí tạm trú chưa đủ 1 năm thì cần có người có hộ khẩu tại đó đồng ý nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.

*

Sổ hộ khẩu thường trú

Còn đối với những người thuộc diện người ngoại quốc sinh sống tại Việt Nam, thì họ cần được cấp thẻ tạm trú, được cho phép cư trú ở Việt Nam vô thời hạn. Khi đó họ mới đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại đây.

Địa chỉ tạm trú

Còn đối với địa chỉ tạm trú là địa điểm bạn đang sinh sống. Thời gian đăng ký tạm trú thường sẽ bị giới hạn. Khi chuyển đến sống ở một địa phương mới bạn bắt buộc phải đăng ký tạm trú với công an địa phương theo quy định.

*

Sổ tạm trú

Trong trường hợp bạn là sinh viên, người lao động thuê nhà để ở thì khi đi đăng ký tạm trú tại khu vực cần có ý kiến đồng ý của chủ nhà cho thuê. Hoặc chính chủ nhà cho thuê sẽ giúp bạn đi khai báo tạm trú tại khu vực bạn sinh sống.

► Khám phá những tin tức tìm việc mới nhất hiện nay để có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Chuyên mục: Hỏi Đáp