Nội Dung
Tính cách thương hiệu có vai trò thế nào trong chiến lược thương hiệu?Làm thế nào để xác định tính cách cho thương hiệu?
Brand Personality – tính cách thương hiệu là gì? Nó có vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu? Liệu tính cách thương hiệu có thật sự cần thiết? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital.
Thương hiệu giống như con người. Nếu như tính cách là điểm tạo nên sự khác biệt và nhận diện một người thì thương hiệu cũng vậy.
Bạn đang xem: Brand personality là gì
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là gì?
Tính cách thương hiệu là các tính từ cụ thể mà khách hàng gán cho thương hiệu sau quá trình đồng hành. Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng.
Tính cách thương hiệu không phức tạp như con người nhưng nó cũng bao gồm một số tính từ tương tự như: uy tín, năng động, chân thành, thân thiện… .
Tính cách thương hiệu có vai trò thế nào trong chiến lược thương hiệu?
Tính cách thương hiệu là sự tác động hai chiều: từ khách hàng đến doanh nghiệp và ngược lại.
Đối với khách hàng
Ở thời đại gen Z, khách hàng không còn hứng thú quá nhiều tới vật chất nữa mà họ mong muốn được đáp ứng nhu cầu cảm xúc nhiều hơn. Cho nên, tính cách thương hiệu xây dựng nên để nhân hoá thương hiệu như một người bạn gần gũi với khách hàng. Khi cảm nhận được giá trị từ tính cách thương hiệu, khách hàng dễ dàng gắn kết và đồng hành cùng thương hiệu lâu dài.
Đối với doanh nghiệp
Xây dựng tính cách thương hiệu cũng là bước đi quan trọng trong chiến lược thương hiệu: định vị thương hiệu, tạo nên điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và cộng đồng người yêu mến thương hiệu ngày càng vững mạnh.
Không những thế, tính cách rõ ràng giống như tấm lá chắn giúp thương hiệu vượt qua được những tác động ngoại tố như: khủng hoảng tài chính, tin đồn thất thiệt, dịch bệnh… . Doanh nghiệp tránh được tình trạng “sớm nở tối tàn” đang ngày càng khốc liệt trên thị trường
Điều tối kỵ nhất khi xây dựng tính cách thương hiệu chính là làm trái với những gì bạn đã cam kết, theo đuổi. Vì thế, tất cả hoạt động truyền thông, phát ngôn, hành động của thương hiệu bắt buộc phải nhất quán và thể hiện tính cách thương hiệu một cách rõ ràng.
Tóm lại, xây dựng tính cách thương hiệu như một bước “chạy đường dài” cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể, nó sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để định vị tính cách trong tiềm thức người tiêu dùng như thương hiệu mong muốn. Nhưng kết quả nó đem lại vô cùng đáng giá, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của thương hiệu.
Tính cách thương hiệu được thể hiện qua các yếu tố nào?
Tính cách thương hiệu là những gì khách hàng cảm nhận nhưng không có nghĩa bạn không có quyền tác động vào nó. Để khách hàng cảm nhận chính xác như bạn mong muốn, tất cả các tín hiệu nhận diện (logo, sản phẩm, slogan…) đều phải thể hiện được những đặc tính đó.
Ví dụ như Google, chúng ta dễ dàng gán cụm từ “thông thái” cho trang tìm kiếm thông tin khổng lồ này. Từ cách trình bày thông tin cho đến nắm bắt sự kiện nóng nhanh nhạy…, Google ngày càng định vị thương hiệu rõ hơn về sự thông minh, hiểu biết trên thị trường.
Hay với Walt Disney, tính cách của thương hiệu phim hoạt hình đình đám thế giới này là gì? Hình ảnh chuột Mickey, các nàng công chúa và slogan “The happiest place on Earth”, tất cả khiến chúng ta liên kết Walt Disney với tính cách “hài hước”, vui vẻ… .
Đối với các nhãn hiệu thời trang, tính cách thương hiệu lại thường gắn với “đẳng cấp, sang trọng”. Một dẫn chứng rõ ràng nhất đến từ Dior – thương hiệu thời trang của Pháp. Dòng thiết kế giới hạn, phụ kiện thời trang, trang sức, nước hoa, Mỹ phẩm…, các sản phẩm của Dior đều khiến tất cả người tiêu dùng đồng tình về độ đẳng cấp khác biệt. Đó là lý do vì sao Dior luôn làm chao đảo các tín đồ thời trang mỗi khi ra mắt sản phẩm mới.
Tính cách thương hiệu như kim chỉ nam cho các hoạt động truyền thông có định hướng rõ ràng, giúp chiến lược thương hiệu tiến gần với thành công hơn.
Làm thế nào để xác định tính cách cho thương hiệu?
1. Liệt kê các tính từ liên quan đến thương hiệu
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi “Bạn muốn người khác nói về thương hiệu của bạn như thế nào?”. Nếu bạn làm trong ngành du lịch, đó có thể là các tính từ: phiêu lưu, năng động, mạnh mẽ… . Liệt kê thật nhiều các tính từ liên quan sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về bản sắc, cá tính thương hiệu.
Xem thêm: Ke Là Gì – Những Thông Tin Cần Biết Về Ketamin
2. Nghiên cứu thị trường
Tính cách có thể giống nhau nhưng chắc chắn không được gây nhầm lẫn. Có thể có rất nhiều thương hiệu chọn “tinh tế” là tính cách nổi trội nhất nhưng Apple lại là cái tên đầu tiên chúng ta nghĩ đến.
Nghiên cứu thị trường ngành, quan sát đối thủ sẽ khiến bạn có cái nhìn tổng quát, từ đó chọn lọc giá trị khác biệt cần phát huy của thương hiệu.
3. Lựa chọn 5 tính từ phù hợp
Quá trình tổng hợp chắc chắn sẽ có rất nhiều đáp án khác nhau từ nhiều cá nhân trong tập thể. Và bạn sẽ đưa ra quyết định đâu là tính từ phù hợp nhất để phát triển cùng chiến lược thương hiệu trong tương lai.
Xem thêm: Compounding Là Gì – Nghĩa Của Từ Compounding Trong Tiếng Việt
4. Triển khai các hoạt động truyền thông
Sau khi đã có danh sách tổng hợp, bạn sẽ lên kế hoạch dài hạn để thể hiện tính cách thương hiệu rõ ràng nhất.
Làm sao để khách hàng có thể mường tượng được tính cách thương hiệu khi lần đầu bắt gặp? Làm sao để khách hàng hứng thú lâu dài? Làm sao để tính cách thương hiệu trở nên thú vị, cuốn hút hơn? Đó là các vấn đề bạn cần giải quyết để có thể cho ra các hoạt động phù hợp.
Kết
Tóm lại, tính cách thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Cách khách hàng nhìn nhận như thế nào, khách hàng có quyết định trung thành với thương hiệu hay không, tất cả phụ thuộc vào tính cách thương hiệu của bạn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp