Nếu như các nước phương Tây có ngày Valentine nổi tiếng trên khắp thế giới. Thì với những người phương Đông, họ cũng có ngày Valentine của riêng mình với tên gọi là ngày Thất Tịch hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ. hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thể có thêm nhiều thông tin về ngày lễ đặc biệt này nhé!
Ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày nào?
“Gió thu hiu hiu thổi, Ngân hà một dải chia đôi, mối tình thiên thượng nhân gian, câu chuyện Thất tịch truyền ngàn năm qua. Tấm lòng son sắt bao la, Thất tịch tình ấy đã qua bao đời… “
Ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày nào?
Có lẽ đây là câu nói hay nhất nói về ngày Valentine đặc biệt của người phương Đông. Qua câu nói trên, ta cũng có thể thấy ngày Ngư Lang Chức Nữ rơi vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Vào ngày này trời thường có mưa Ngâu để báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ.
Bạn đang xem: Ngưu lang chức nữ là gì
Để có thể tra cứu thêm ngày Ngưu lang Chức Nữ là ngày nào dương lịch, bạn có thể truy cập vào trang lịch vạn niêncủa chúng tôi để tra cứu và có thêm nhiều điều hữu ích.
Tại sao ngày 7/7 hằng năm lại được coi là ngày Ngưu Lang Chức Nữ?
Ngày lễ này có rất nhiều tên gọi khác nhau như Ngày Thất Tịch, Khất Xảo Tiết, Thất Tỷ Đán, Xảo Tịch. Việt Nam ta còn có một cái tên rất hay cho ngày lễ này nữa là ngày ông Ngâu, bà Ngâu. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc xa xưa được người Hoa đem theo đến Việt Nam trong quá trình di dân của mình. Xung quanh ngày lễ này có rất nhiều câu chuyện hay nói về lễ tình yêu đặc biệt này.
Ngưu Lang, Chức Nữ hai người xa cách hai nơi, chỉ biết nhìn nhau mà nước mắt hoen mi
Câu chuyện thứ nhất
Câu chuyện kể về một chàng chăn trâu nghèo hiền lành tốt bụng tên là Ngưu Lang và một cô tiên xinh đẹp chính là con gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu tên là Chức Nữ. Vì quá si mê nhan sắc nàng mà anh chàng chăn trâu đã lấy bộ xiêm y của Chúc Nữ khiến cô không thể về trời được. Cảm mến trước tình cảm của chàng và đồng ý kết duyên, ở lại cùng anh mong kết duyên trăm năm. Họ sống vài nhau rất hạnh phúc và có 2 người con. Nhưng hạnh phúc của họ cũng không được kéo dài, khi Tây Vương Mẫu biết được sự tình nên đã nổi giận sai thiên binh thiên tướng bắt nàng về trời.
Ngưu Lang vì quá yêu thương vợ, đã cùng với hai người con theo vợ lên trời. Khi họ gần chạm được vào nhau thì Tây Vương Mẫu lấy cây trâm của mình vạch giữ họ một đường thẳng,rồi biến thành dòng sông ngăn cách họ. hai người ngày ngày ngồi ở hai bên bờ sông ngóng trông nhau, hi vọng có thể được về với nhau.
Tình cảm của hai người sau nhiều sóng gió cuối cùng đã cảm động được Tây Vương Mẫu, bà liền sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh cho hai người 7 ngày có thể gặp nhau 1 lần. Nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nói nhầm thành một năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7. Và như thế, vào ngày này họ được gặp nhau trên cầu Ô Thước, nước mắt vui mừng khi được gặp nhau của họ rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa lất phất, gọi là mưa Ngâu.
Câu chuyện thứ 2
Câu chuyện kể về người con gái của Ngọc hoàng tên là Chức Nữ – là một cô gái xinh đẹp. đoan trang, cô ở phía Đông của dòng Ngân Hà . Và đặc biệt, cô có tài nghệ dệt vải rất tuyệt vời. Hàng năm cô đều chăm chỉ bên khung cửi, dệt thành những bộ thiên y mỹ miều, trông rất đẹp mắt. Ngọc Hoàng thương con gái một mình cô độc, bèn hứa gả cho chàng trai chăn trâu tên là Ngưu Lang ở phía Tây sông Ngân Hà.
Sau khi đã thành gia thất, Chức Nữ suốt ngày chìm đắm trong tình vương vấn, vì yêu thương bó buộc mà không còn tâm trí tiếp tục dệt vải. Không còn là nàng Chức Nữ cần mẫn khi xưa chăm chỉ dệt nên những bộ xiêm y hoa lệ trên cung đình. Nàng chẳng khác chi Tiên nữ trên thiên thượng bị rớt xuống cõi nhân gian. Vậy nên Ngọc Hoàng phẫn nộ, trách mắng và lệnh cho nàng phải quay về phía Đông dòng sông Thiên Hà. Ngài ra lệnh chỉ cho phép hai người được gặp nhau mỗi năm một lần. Họ gặp nhau vào ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm, ở cầu Ô Thước.
Cầu Ô Thước
Ở hai câu chuyện ở trên ta đều thấy có sự xuất hiện của cầu Ô Thước – cây cầu mà chàng Ngưu Lang gặp nàng Chức Nữ. Cũng giống như truyện về ngày 7/7, chiếc cầu này cũng có rất nhiều giai thoại.
Có một giai thoại kể rằng: chiếc cầu này được Ngọc Hoàng nhờ những người thợ mộc ở dưới trần gian làm. Nhưng do trong lúc làm, những người thợ mộc không chú tâm vào làm, chỉ suốt ngày lo cãi nhau. Điều đó khiến cho tiến trình làm cây cầu chậm hơn so với thời gian quy định. Ngọc Hoàng đã tức giận và biến những người thợ mộc ấy thành những con quạ và phải xếp thành cầu cho Chàng Ngưu và Nàng Chức đi sang gặp nhau.
Những con quạ ấy vẫn đánh nhau chí chóe, khiến cho hai vợ chồng chàng Ngưu không đến được với nhau. Ngọc Hoàng ra lệnh nhổ hết lông ở trên đầu của chúng. Vì thế mà đến tận bây giờ vào đầu tháng bảy âm lịch chúng ta có thể thấy rất nhiều con quạ bay trên bầu trời và trên đầu của chúng mùa này đều rụng hết lông.
Cũng có câu chuyện khác nói cầu Ô Thước là do con chim Ô Thước ở trên thiên đình do Ngọc Hoàng sai biến thành cầu để vợ chồng Ngưu lang có thể gặp nhau.
Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ là một câu chuyện hết sức nổi tiếng ở các nước Phương Đông khi nhắc đến các câu chuyện tình yêu. Họ là đại diện cho tình yêu xa cách nhưng vĩnh cửu. Có người nói mưa ngâu trong ngày Thất Tịch là những giọt nước mắt hạnh phúc đoàn tụ, có người nói đó là những giọt nước mắt của trời vì thương cảm họ.Ngày lễ này còn được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo từng quốc gia: Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi. Nhật Bản có Tanabata. Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc. Còn khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch. Hoặc nó cũng có một vài cái tên khác nữa như “Ngày của những số 7” , “Lễ hội của những cô con gái”, “Ngày sinh nhật của nàng tiên thứ 7”, “Ngày của những kĩ năng” hoặc “lễ hội Chim Ô Thước”.Cũng giống với các nước Phương Tây thì ngày này cũng được dành cho các cặp đôi yêu nhau. Nhưng ở Phương Đông thì ngày lễ này mang xu hướng hướng về tâm linh nhiều hơn.Vào ngày này, các cặp đôi yêu nhau sẽ cùng nhau đến chùa làm lễ với ước nguyện tình yêu của mình mãi mãi, thủy chung, son sắt.Và vào ngày Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ rất sáng. Và những người yêu nhau cùng nhau ngắm sao được tin rằng sẽ bên nhau mãi mãi.Và do Chức Nữ là một cô gái rất khéo tay nên vào ngày này cũng có rất nhiều cô gái chưa lấy chồng cầu nguyện cho Chức Nữ. Các cô gái mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải.
Xem thêm: Principle Là Gì – Principle Trong Tiếng Tiếng Việt
Làm gì vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ ?
Đây được coi là ngày lễ tình nhân của phương Đông nên thật đặc biệt khi bạn cùng người ấy của mình có thể bên nhau. Hai bạn có thể đi dạo chơi trên các con phố, cùng nhau vào chùa làm lễ hay ngồi ngắm sao. Thật lãng mạn!
Tặng quà ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Lễ Thất Tịch còn là ngày lễ dành cho những cặp “yêu xa”, những người yêu nhau nhưng chưa thể đến bên nhau. Vào ngày này họ sẽ dành ngày này để tặng quà, để gửi thiệp, lời chúc hoặc dành tặng cho nhau những bất ngờ nho nhỏ, để ủ ấm và nuôi dưỡng tình yêu của mình.
Vào ngày này, các cô gái thường tự tay mình làm những món đồ để tặng cho chàng trai mà mình yêu thương.
Hoặc các cặp đôi cũng có thể tìm đến những nơi mà sao sáng nhất để cùng nhau ngồi ngắm sao. Tặng nhau những món đồ như chocolate, hoa hồng giông các nước phương Tây.
Những việc không nên làm ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Theo tâm linh, trong ngày Thất Tịch, mọi người không nên làm hai việc sau đó là hôn nhân và làm nhà.
Hôn nhân là chuyện quan trọng của cả một đời người. Người xưa kiêng cưới vào ngày 7/7 và cũng không có gặp nhau nói chuyện về cưới xin. Mọi người quan niệm, dù Ngưu Lang và Chức Nữ rất yêu nhau nhưng họ vẫn không thể trở thành một đôi vợ chồng hạnh phúc. Bởi vì một năm họ chỉ có thể gặp nhau một lần trong ngày Thất Tịch duy nhất của năm.
Cũng một lí do nữa là, trong thời gian này thời tiết thường xuất hiện mưa Ngâu nên cũng bất tiện cho cả gia đình hai bên. Trời mưa khiến cho không khí trở nên ảm đạm, thiếu sự vui vẻ và cũng làm cho việc phục vụ trở nên khó khăn.
Còn về làm nhà, do mọi người quan niệm, trong tháng bảy âm đó còn có ngày Rằm tháng 7 – xá tội vong nhân. Các vong nhân sẽ đi khắp nơi, làm nhà sẽ gây ảnh hướng đến phần âm trạch của gia đình đó. Và cũng một phần do thời tiết, thời tiết mưa nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến trình thi công.
Trên đây chỉ là một số tập hợp về những việc không nên làm trong ngày này. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tâm linh và khoa học. Mọi người cũng không nên nặng nề quá về vấn đề này.
Mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Có nguồn gốc và cũng là phong tục, tập quán của Trung Quốc. Nên ở một số nơi tại Việt Nam, mọi người cũng rất nô nức chờ ngày lễ này nhưng cũng có các cách thể hiện khác nhau tùy vào bản sắc dân tộc ở mỗi nơi.
Mâm cỗ ngày Ngư Lang Chức Nữ
Mọi người quan niệm, Chức Nữ là một nàng tiên khéo tay, Ngư Lang là một người chăn trâu lương thiện nên mọi người đặt mâm cỗ cúng vào buổi tối. Vì Ngưu Lang, Chức Nữ là những vị thần được nhân cách hóa từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên của người xưa, trong trường hợp này chính là tín ngưỡng thờ sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ. Mà muốn thấy được các vì sao thì thời điểm thích hợp nhất chính là vào buổi tối.
Họ đặt mâm cỗ dâng lên cúng để hi vọng Chức Nữ ban phát sự khéo tay của mình đến các cô gái, còn Ngưu Lang sẽ tặng cho các chàng trai sự khỏe mạnh của mình. Và cũng nhân đó cầu mong cho chuyện tình duyên của các cô gái chàng trai được suôn sẻ cũng như những người còn độc thân mau chóng tìm được một nửa của đời mình.
Mâm lễ gồm những gì?
Trong mâm cỗ, mọi người nên chuẩn bị hoa tươi và quả tươi.
Xem thêm: Promise Javascript Là Gì – Tìm Hiểu Cách Sử Dụng Promise Trong Javascript
Bên cạnh những hoa quả đó, còn có một số đồ đặc trưng cho ngày này như:
Lá mạ non: đây là lễ vật đặc sắc trong ngày này. Những bó mạ xanh sẽ được bày bán ở nhiều các chợ, bọc xung quanh là các giấy đỏ. Theo quan niệm dân gian, bó lá mạ non này sau ngày cúng sẽ được đem đi phơi khô để dành. Khi trẻ em trong gia đình không được khỏe sẽ dùng nó để nấu nước cho bé uống để cầu mong cho bé mau mạnh khỏe. Nhưng điều kiện y tế hiện nay đã rất phát triển nên hầu như không ai còn tin vào điều này nữa.
Bánh Phục Linh- loài bánh đặc trưng của ngày Ngưu Lang Chức Nữ
Còn có một số loại bánh đặc trưng cho ngày này như bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, đậu phộng rang nguyên vỏ, hay củ ấu.
Chuyên mục: Hỏi Đáp