Chính trị Quốc hội và Cử tri Hội đồng nhân dân Vấn đề hôm nay Kinh tế – Xã hội Tài chính – Bất động sản Trên đường phát triển Pháp luật và đời sống Khoa học – Môi trường Văn hóa, Văn nghệ Việt Nam và Thế giới
Xem với cỡ chữ

*

Kỷ cương là cái gốc của giáo dục. Không phải ngẫu nhiên mà học trò xưa khắc cốt ghi tâm: Tiên học lễ, hậu học văn. Làm người lấy đức làm trọng, học cao mấy mà không biết lễ nghĩa, khó thành người hữu dụng.

Giáo dục bao năm cứ bền bỉ trong dòng chảy một dân tộc hiếu học, hết lòng vì sự học mà dựng nên những tượng đài. Cha mẹ giao phó con cái cho thầy dạy vì tin và hiểu thầy sẽ hết lòng, dốc sức. Thầy nghiêm khắc, trò nên người. Thầy nhân ái, bao dung, trò cũng không dám nhờn mà vượt qua khuôn phép. Người có chữ nghĩa là tinh hoa dân tộc, vì tri thức đi liền với đức hạnh. Lớp học trường làng có khi chỉ vài học trò với một thầy cặm cụi mà thấm đẫm đạo lý sâu xa, tầm nhìn quốc gia xã tắc không hề bó hẹp. Người ta không quên chuyện quan chánh chủ khảo Cao Bá Quát nổi tiếng tài hoa bị đánh đòn, giáng chức vì tự ý chữa bài phạm húy, nâng đỡ một sĩ tử có tài. Ấy là vào thời nhà Nguyễn, khi xã hội đã suy vi, sự bán mua đã len vào nhiều ngả. Lề luật phong kiến lắm lúc hà khắc, trói buộc con ngườinhưngkỷ cương chốn khoa cử lại đáng để chúng ta suy nghĩ!

Nhìn lại lịch sử, càng thấy vượng khí của sự học làm con người lớn lên. Không chỉ là tri thức mà tấm gương người thầy ngời ngời bên cạnh, nâng đỡ suốt cuộc đời. Thầy có tâm đức, trò sẽ tiến xa. Cái không học trong sách vở thì học ở trường đời. Nhưng nguyên lý và đạo lý thì đã có sẵn trong những bài học ban đầu thầy giảng. Hạnh phúc là bài học ấy luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, trong cái nhìn sâu xa về nhân tình thế thái, trong tâm thế một dân tộc biết trọng đạo lý và luôn mang khát vọng vươn lên.

Bạn đang xem: Kỷ cương là gì

Giáo dục bây giờ hiện đại hơn, cả xã hội vẫn quan tâm dốc sức. Nhưng sự tụt hậu về mọi nhẽ thì vẫn đang diễn ra, điềm nhiên, khó cưỡng. Chỉ nhìn số lượng học sinh đổ xô ra nước ngoài du học tự túc, chi phí cả tỷ đô la Mỹ mỗi năm, đủ thấy nhiều người đã thất vọng thế nào với nền giáo dục trong nước. Không thất vọng sao được khi phương pháp giảng dạy cũ mòn, kiến thức lạc hậu, chương trình nặng nề quá tải, thi cử đánh đố học trò. Chưa kể những tiêu cực, bê bối cứ thấp thoáng đâu đó làm học trò nản lòng. Bộ trưởng Bộ GD – ĐT thừa nhận tại Hội nghị toàn ngành: Bộ Giáo dục và Đào tạo giống “Bộ thi”. Nghĩa là lúc nào cũng xoay quanh thi cử, mọi đổi mới cải tiến đều lấy thi cử làm trung tâm. Thế mà thi cử cứ rối lên như mớ bòng bong. Chỉ nói riêng chuyện học trò phải mang giấy chứng nhận kết quả nộp vào rút ra như chơi chứng khoán tuyển sinh đủ thấy giáo dục bất an như thế nào. Và sau bất an là tiêu cực. Người ta có thể ấn phiếu dự tuyển vào phút chót khi thấy còn trống chỗ. Học trò giỏi có thể trượt, học trò kém hơn có thể đỗ. Con voi vẫn điềm nhiên chui lọt lỗ kim trong vòng quay cải tiến không rõ mục tiêu cuối cùng của ngành giáo dục.

Gần 200 nghìn cử nhân ra trường không có việc làm là điển hình sự lãng phí nguồn lực đất nước. Xót xa là sự lãng phí này lại đổ đầu lên phần nhiều những gia đình nghèo, con em nông dân khi đầu tư cho con cái học hành mà sản phẩm đầu ra lại không được thị trường lao động chấp nhận. Gánh nặng xã hội ấy, ai là người chịu trách nhiệm?

Đáng thất vọng trong những phát biểu vang lên tại hội nghị ngành giáo dục tại Đà Nẵng vừa qua, rất nhiều ý kiến lại chỉ tập trung kêu ca thiếu kinh phí, rằng ở Mỹ thu mấy chục nghìn đô la cho một sinh viên, còn ở ta mới có 500 “đô” thì làm sao chất lượng? Có vị “chơi chữ” theo kiểu 200 nghìn sinh viên tốt nghiệp chỉ là chưa có việc chứ không phải thất nghiệp. Lại có ý kiến băn khoăn về tỷ lệ giảng viên ĐH có trình độ tiến sĩ còn quá ít, chỉ 17% thì làm sao làm nên nền giáo dục ĐH đúng nghĩa?

Thật ra, mọi nguyên nhân ấy đều có lý. Nhưng cái bản chất, gốc rễ là gì, phải giải đáp ra sao lại thiếu vắng câu trả lời.

Những chương trình đào tạo nhiều tiền đã triển khai có làm nên chất lượng? Nếu phân bổ lại kinh phí hay nói cách khác là chia lại tiền thì giáo dục đâu có tắc nghẽn vì thiếu tiền? Bao nhiêu nghìn tỷ đổ vào làm lại các chương trình từ ĐH đến phổ thông đã đem lại hiệu quả? Các dự án thiết bị dạy học với kinh phí nhiều nghìn tỷ đầu tư trong khi phòng ốc chưa có hoặc có mà chưa phù hợp có là vung tay quá trán? Học xong ĐH mà không kiếm nổi việc làm, hay nói cách khác là không thể làm được việc là nỗi đau của cả người dạy và người học, còn gọi “thất nghiệp” hay “chưa có việc” cũng chỉ là đánh tráo câu chữ mà thôi.

Xem thêm: Calibre Là Gì – Sự Thật Về Bộ Máy đồng Hồ In

ĐH thiếu tiến sĩ ư? Bao nhiêu trường sắp xếp cho tiến sĩ làm văn phòng, thậm chí làm văn thư hay chuyên trách công tác đoàn thể? Có vị có trách nhiệm bảo: Tiến sĩ nhưng không dạy được, xếp làm hành chính là may! Vậy thì cái thiếu không phải là tiến sĩ mà chính ở cơ chế và chiến lược lựa chọn, đào tạo đội ngũ giảng viên kế cận. Một ông hiệu trưởng giỏi phải là người dụng công đào tạo được đội ngũ giảng viên xứng tầm, lớp trước kế lớp sau, dày dạn, tâm huyết. Hiệu trưởng phải vừa là nhà quản lý, vừa là người thầy đúng nghĩa. Giáo dục ĐH Việt Nam đã từng có những hiệu trưởng như thế. Tên tuổi, uy danh của thầy quá lớn, khiến đồng nghiệp, học trò luôn răm rắp tuân theo với một niềm tin sâu thẳm và không hề nhầm chỗ. Còn bây giờ? Phải nói thẳng là không ít cơ sở giáo dục vận hành theo lối tư duy nhiệm kỳ, đầu óc tư lợi lấn át sáng tạo. Các dịch vụ trong nhà trường đều được đấu thầu theo đúng cách kinh doanh vì lợi nhuận.

Khi lãnh đạo nhà trường quá nặng tư duy thương mại thì trường học sẽ biến thành cái chợ bán mua. Mua điểm, mua bằng cấp, mua chỗ đứng, chỗ ngồi. Và cái quyền của hiệu trưởng cũng chỉ có nhiệm kỳ, thế nên phải tận dụng. Không ít vị tranh thủ vài tháng còn tại vị vội ký hợp đồng tuyển dụng ồ ạt, phá rào theo đủ cách rồi hạ cánh an toàn.

Các trường ĐH có uy danh là nhờ những tên tuổi lớn, những “cây đa, cây đề” tầm vóc bao trùm bao thế hệ. Bây giờ, những tên tuổi ấy dần thưa vắng. Tre đã già mà măng không kịp mọc là chuyện phổ biến ở các cơ sở đào tạo. Chiến lược con người đáng buồn thay lại là điểm yếu dễ thấy ở nhiều cơ sở trồng người!

Chuyện vơ bèo, vạt tép không chỉ có ở ĐH mà tràn xuống cả bậc phổ thông. Trường chuyên thâm nghiêm xưa chỉ có trò giỏi, giờ mở rộng cửa cho quan hệ, đối tác có nhu cầu. Tệ hại hơn, không hiếm giáo viên trình độ làng nhàng nhưng cũng chạy vào làm giáo viên các trường danh giá. Thế nên bài toán luân chuyển được rất nhiều lãnh đạo ngành giáo dục địa phương ưa dùng. Người đang đứng lớp ổn định, học trò khen, phụ huynh yêu mến thì đùng đùng có quyết định chuyển đi xa. Người dạy nhàn nhạt, đuối tầm thì đưa về dạy lớp chọn. Cứ vị tình thân như thế, lấy đâu thầy giỏi, trò hay?

Vì kỷ cương quá lỏng lẻo. Vì cái gốc con người chưa được coi trọng đúng mức. Đừng nói chuyện đuổi kịp các nền giáo dục tiên tiến, chỉ riêng chữ “lễ” bao giờ cho đến ngày xưa đã là bài toán chưa có lời giải.

Xem thêm: Network Location Là Gì – Adding A Network Location In Windows

Kỷ cương là chìa khóa cho đổi mới giáo dục. Từ kỷ cương sẽ chọn được người liêm chính, có tâm, có tài đứng mũi chịu sào từ bộ đến các trường. Từ kỷ cương sẽ chọn được thầy giỏi, trò hay, đưa giáo dục vượt lên. Kỷ cương sẽ làm xã hội an lòng, các nguồn lực được tập trung, mỗi ngành nghề, mỗi cơ sở đào tạo sẽ tự biết cách phát huy thế mạnh của mình để có chỗ đứng trong xã hội. Nhà trường có kỷ cương sẽ góp phần cho xã hội thêm nền nếp, thế hệ tương lai có niềm tin và biết mình phải làm gì cho xứng với kỳ vọng cha anh.

Kỷ cương sẽ làm nên chất lượng. Thực học, thực dạy, thực nghề, không còn cảnh đổ xô mở ngành mới khi chưa đủ điều kiện, không còn tư duy vơ bèo vạt tép lấy cho thật đông học trò để thu lợi kiểu bóc ngắn, cắn dài. Kỷ cương sẽ tôn vinh sự học đúng nghĩa, thầy giỏi được ghi nhận, trò giỏi có chỗ đứng vì các nhà tuyển dụng có niềm tin vào cơ sở đào tạo.

Kỷ cương phải bắt đầu từ trên xuống. Từ bộ trưởng, các thứ trưởng nêu gương, các giám đốc sở, hiệu trưởng chuẩn mực, giáo dục sẽ không chệch hướng. Ngược lại nếu chỉ hô hào, rồi bỏ đó, những căn bệnh của giáo dục sẽ ngày càng trầm trọng hơn, đến lúc không còn thuốc chữa.

Năm mới, xin gửi niềm tin vào những đổi thay của giáo dục. Trong những đổi thay ấy, xin đặt hàng đầu hai chữ: KỶ CƯƠNG!

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}